Khắc phục hậu quả sau mưa lũ
Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng cho biết, ngày 11.8 lượng mưa trên địa bàn tỉnh giảm hẳn trên diện rộng, nước lũ đã rút tại hầu hết địa phương trong tỉnh.
Người dân ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) dọn dẹp lại nhà cửa sau khi nước rút . Ảnh: Trùng Dương
Người dân đang tập trung khắc phục hậu quả do lũ lụt; hầu hết hộ di dời tránh lũđều quay về nhà dọn dẹp bùn đất ngổn ngang, thu dọn những vật dụng còn sót lại để ổn định cuộc sống. Chủ các trang trại nông nghiệp công nghệ cao huy động nhân lực khắc phục hậu quả.
Mưa lớn kéo dài từ ngày 6 – 9.8, đã gây ngập lụt tại nhiều địa phương tỉnh Lâm Đồng, thống kê sơ bộ có 1 người chết, 4 người bị thương; hơn 2.430 căn nhà bị ngập (trong đó 31 căn bị hư hỏng, 548 hộ dân được di dời); hơn 2.580 ha cây trồng bị ngập; hàng chục héc ta nhà kính bị thiệt hại; hơn 56 ha ao hồ nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng. Có trên 310 tấn cá tầm bị lũ cuốn trôi. Các tuyến đường giao thông như QL20, đường tỉnh 725, đường Trường Sơn Đông và nhiều tuyến đường khác bị sạt lở, chia cắt. Có 7 cầu, cống bị cuốn trôi…
Đèo Bảo Lộc sau 2 ngày bị ách tắc giao thông do mưa lũ gây sạt lở đất, đến hôm qua 11.8, đã được khắc phục nên xe cộ lưu thông qua đèo đã thông suốt 2 chiều.
Ngoài ra, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông cho biết đợt mưa lũ kéo dài 5 ngày qua trên địa bàn tỉnh này gây thiệt hại ước tính gần 135 tỉ đồng. Cụ thể, 150 nhà dân bị ngập; gần 1.500 ha cây trồng bị ngập úng, ngã đổ; hơn 20 km đường giao thông, 14 cây cầu nông thôn, 3 công trình thủy điện bị hư hỏng… Đáng lưu ý, thủy điện Đắk Kar bị kẹt van xả, suýt gây vỡ đập.
* Cùng ngày 11.8, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Nai cho biết tại H.Tân Phú (Đồng Nai) vừa có một người chết do bị điện giật trong lúc dọn dẹp nhà cửa sau cơn lũ. Nạn nhân là anh Nguyễn Đức Ngọc Tiến (37 tuổi, ngụ xã Nam Cát Tiên, H.Tân Phú).
Cũng trong ngày 11.8, các lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đã tìm thấy xác ông Phạm Văn Lâm (58 tuổi, quê Bến Tre, lên H.Tân Phú làm thuê). Trước đó, tối 8.8, ông Lâm bị nước lũ sông Đồng Nai cuốn trôi khi đang trên bè cá.
Như Thanh Niên đã thông tin, vào tối 8.8 do mưa lớn ở thượng nguồn, cộng với việc thủy điện Đồng Nai 5 xả lũ và sự cố thủy điện Đắk Kar, nước sông Đồng Nai đoạn qua hai huyện Tân Phú và Định Quán dâng cao, gây ngập nặng gần 3.000 ha đất nông nghiệp, hơn 850 hộ dân phải di dời đến nơi an toàn. Nước lũ đã cuốn trôi nhiều bè cá và làm chết hàng tấn cá bè của người dân nuôi trên sông, thiệt hại ước tính hàng trăm tỉ đồng.
Theo Thanhnien
2 người thiệt mạng, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng sau lũ lịch sử ở Đồng Nai
Lũ lịch sử ở Đồng Nai khiến 2 người thiệt mạng, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Video: Dân Đồng Nai đau đớn nhìn hơn 600 trăm tấn cá chết trắng sau lũ
Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Nai cho biết đến trưa 11/8, mưa lớn cùng với Thủy điện Đồng Nai 5 xả lũ đã làm 2 người thiệt mạng, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Trưa cùng ngày, 415 hộ dân trong tổng số 869 hộ dân di dời tránh lũ trong các ngày 8 và 9/8 trở về nơi ở để dọn dẹp nhà cửa. Những hộ còn lại vẫn tiếp tục ở lại nơi lưu trú an toàn và đang chờ nước rút.
Trận lũ lịch sử ở Đồng Nai.
Sau nhiều ngày tìm kiếm, trưa 11/8, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đã tìm thấy thi thể ông Phạm Văn Lâm (sinh năm 1961, quê tỉnh Bến Tre) bị nước lũ cuốn trôi khi đang cố chằng giữ bè nuôi cá trên sông đoạn thuộc khu vực xã Phú Thịnh, huyện Tân Phú vào ngày 8/8. Lực lượng chức năng đã bàn giao thi thể ông Lâm cho gia đình lo hậu sự.
Trưa 11/8, tại xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, anh Nguyễn Đức Ngọc Tiến (37 tuổi) sửa chữa hệ thống điện do nước lũ làm ngập, bị điện giật thiệt mạng.
Hiện chính quyền các huyện Tân Phú và Định Quán đang hỗ trợ người người dân khắc phục hậu quả lũ lụt; thống kê thiệt hại; vận động, thăm hỏi người dân bị thiệt hại về người và tài sản.
Theo thống kê, huyện Định Quán có 4 xã ảnh hưởng do mưa lũ bao gồm: xã Phú Vinh, Phú Tân, Thanh Sơn và xã Ngọc Định.
Thiệt hại nặng nề nhất là xã Thanh Sơn. Xã này có 14 bè cá của người dân nuôi trên sông bị lũ cuốn trôi, 224 lồng nuôi cá bị ảnh hưởng, khiến gần 3.600 tấn cá bị chết và thoát ra ngoài tự nhiên; 430 bao cám bị hư và trôi xuống sông. Thiệt hại về tài sản tại xã Thanh Sơn khoảng 140 tỷ đồng.
Huyện Tân Phú có gần 600 tấn cá bị chết, 58 dèo nuôi cá của 14 hộ dân bị trôi; lật 1 phà chở cám, làm trôi 200 bao cám. Ước tính thiệt hại khoảng 55 tỷ đồng.
QUANG ANH
Theo VTC
Mở van xả thành công, mực nước hồ thủy điện Đăk Kar dần ổn định Công ty Cổ phần thủy điện Đắk Kar đã mở được van xả của thủy điện thành công, giúp cho mực nước của lòng hồ tiếp tục giảm mạnh về ngưỡng an toàn Khoảng 15h chiều 10/8, Công ty Cổ phần thủy điện Đắk Kar đã mở được van xả của thủy điện thành công, giúp cho mực nước của lòng hồ tiếp...