Khắc phục đường 250 tỷ nứt toác: Không thể chắp vá
Đoạn đường tránh Chư Sê nứt toác như động đất là do cốt nền nên không thể xử lý chắp vá mà cần phải làm lại từ đầu.
Ngày 19/11/2020, Ban Quản lý Dự án 6 đã có phương án kỹ thuật thi công khôi phục đoạn xảy ra nứt toác tại tuyến đường tránh Chư Sê (Gia Lai) gửi Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông – Bộ GTVT.
Do có nhiều phương án được tính toán, đề xuất nên các đơn vị đang cân nhắc, lựa chọn phương án tốt nhất mới phê duyệt và cho triển khai khắc phục.
Sau khi được phê duyệt phương án thi công, kinh phí khắc phục sẽ do bảo hiểm công trình chi trả. Nếu vượt khoản bảo hiểm này, đơn vị thi công là Công ty cổ phần 471 (Nghệ An) phải bỏ tiền ra vì dự án chưa nghiệm thu.
Bàn về việc khắc phục tuyến đường tránh Chư Sê nứt toác, PGS.TS Nguyễn Đình Thám – Đại học Xây dựng cho rằng, dù với phương án nào thì cũng phải gia cố lại phần cốt nền nằm sâu dưới lòng đất tại vị trí sụt lún.
Đoạn đường tránh Chư Sê chưa sử dụng đã nứt toác như động đất.
Theo ông Thám, nguyên nhân đoạn đường tránh Chư Sê bị nứt toác được xác định là do đoạn đường đi qua túi bùn bên dưới lòng đất, xung quanh là khu vực ao hồ nhưng lại không được đơn vị khảo sát, tư vấn thi công đúng kỹ thuật, dẫn tới đơn vị thi công cũng làm sai cách.
“Nếu cốt nền không được xử lý thì dù bề mặt có xử lý như thế nào thì chỉ trong một thời gian ngắn, sau cũng sẽ bị hư hỏng trở lại. Cách tốt nhất là phá toàn bộ đoạn đường cũ, làm mới lại đoạn đường này từ khâu đầu tiên là gia cố cốt nền” – ông Thám cho hay.
Video đang HOT
Theo vị chuyên gia này, đối với khu vực đường qua cốt nền yếu, thông thường sẽ được gia cố bằng cách dùng kết cấu tĩnh định hoặc phân cắt các bộ phận của công trình bằng các khe lún để khử ứng suất phụ phát sinh trong kết cấu khi xảy ra lún lệch hoặc lún không đều.
Làm tăng khả năng chịu lực cho kết cấu công trình để đủ sức chịu các ứng lực sinh ra do lún lệch và lún không đều bằng các đai bê tông cốt thép để tăng khả năng chịu ứng suất kéo khi chịu uốn, đồng thời có thể gia cố tại các vị trí dự đoán xuất hiện ứng suất cục bộ lớn.
Đồng thời, đắp kè 2 bên đường để hạn chế khả năng sạt lở của cốt nền.
Một điểm đáng lưu ý là việc gia cố, xử lý đoạn đường nứt toác có thể gây ảnh hưởng tới khu vực đường liền cạnh đó. Chính vì thế, cần có sự nghiên cứu khảo sát cụ thể không chỉ ở vị trí sụt lún mà còn ở cả khu vực xung quanh nơi tuyến đường đi qua để có phương án giảm tải cốt nền một cách phù hợp nhất.
Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Trần Chủng – nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cũng cho rằng, dự án giao thông đường bộ được xây dựng trên quãng đường dài và đi qua nhiều khu vực địa chất khác nhau nên phải được thực hiện khảo sát, đánh giá rất kỹ ngay từ khâu đầu thực hiện dự án.
“Về nguyên tắc, việc thực hiện khảo sát được tiến hành tới 3 lần. Lần thứ nhất là đơn vị khảo sát sẽ thực hiện bước thăm dò, khảo sát cơ bản, theo đó cứ 500m sẽ lấy mẫu để khảo sát và có đánh giá bước đầu.
Tiếp đến là đơn vị thiết kế sẽ tiến hành khảo sát và có đánh giá lại để thiết kế, điều chỉnh chi tiết về mặt kỹ thuật.
Cuối cùng, đến khi thiết kế bản vẽ thi công là phía nhà thầu tư vấn sẽ phải xem xét, đánh giá lại, kể cả phải khảo sát lại để đánh giá bổ sung.
Ở đây có tình trạng thực hiện khảo sát một cách máy móc, chưa linh hoạt, chưa chủ động. Chính vì quy định 500m lấy mẫu bổ sung mà nhiều đơn vị đã không phát hiện được cấu tạo khác nhau của các nền địa chất” – ông Chủng cho hay.
Từ những phân tích trên, vị chuyên gia nói rõ, đối với những dự án giao thông đi qua các khu vực có địa hình miền núi phức tạp như dự án nói trên thì không thể xử lý theo kiểu chắp vá mà phải làm rốt ráo, triệt để.
“Với dự án này phải tiến hành khảo sát lại địa chất, thiết kế lại từ đầu, sau đó sẽ có điều chỉnh trong thiết kế kỹ thuật, phương án thi công nền móng cho thích hợp.
Ở đây có thể phải đào bóc lớp đất yếu hoặc cũng có thể phải thay đổi thiết kế từ làm cầu sang làm hầm…. Phải khảo sát, đánh giá lại từ đầu mới có thể có phương án xử lý phù hợp”, vị chuyên gia nói.
Nỗ lực bàn giao mặt bằng "sạch" thi công dự án cao tốc Bắc - Nam
Ngày 30/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã bấm nút phát lệnh khởi công xây dựng 3 dự án thành phần của đường cao tốc Bắc - Nam gồm đoạn Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây bằng vốn đầu tư công.
Sự kiện này thể hiện nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, Bộ GTVT và các địa phương cho dự án đặc biệt quan trọng này.
Mặt bằng "sạch": Nhiệm vụ khó khăn
Được biết, 2 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam sử dụng nguồn vốn đầu tư công khởi công những gói thầu đầu tiên vào cuối tháng 9/2020 là Mai Sơn - QL45 và Phan Thiết - Dầu Giây được Ban QLDA Thăng Long quyết liệt phối hợp với chính quyền địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) để có công địa thi công khi dự án lựa chọn xong các nhà thầu. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các địa phương vẫn còn một số hộ dân chưa bàn giao vì nhiều lý do.Theo báo cáo của Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT), khó khăn lớn nhất trong GPMB các dự án hiện nay là công tác xây dựng khu tái định cư, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong phạm vi mặt bằng dự án còn chậm. Tiến độ xây dựng các khu tái định cư đến nay mới đạt khoảng 44%. Trong đó, nhiều địa phương triển khai chậm như: Nam Định (1 khu tái định cư chưa hoàn thành); Ninh Bình (hoàn thành 1/5 khu); Nghệ An (28 khu chưa hoàn thành); Hà Tĩnh (2 khu chưa hoàn thành); Khánh Hòa (7 khu chưa hoàn thành)... Thêm vào đó, công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện mới đạt khoảng 9% khối lượng và chưa thể hoàn thành trong quý III/2020.
Thống kê cho thấy, hàng loạt địa phương hoàn thành di dời hạ tầng kỹ thuật đạt dưới 50% khối lượng gồm: Ninh Thuận (đã di dời 27,6% đường điện và 33,3% đường nước); Ninh Bình (đã di dời 14,3% đường điện, chưa di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật khác). Đặc biệt, các địa phương gồm: Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đồng Nai và Vĩnh Long chưa có khối lượng hoàn thành về công tác di dời công trình hạ tầng kỹ thuật. Để đẩy nhanh tiến độ, Bộ GTVT đã có công văn hỏa tốc gửi UBND 13 địa phương nơi có dự án đề nghị đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác GPMB các dự án cao tốc Bắc - Nam.Trước tình hình đó, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, hội đồng GPMB của địa phương xây dựng tiến độ chi tiết để thực hiện hoàn thành khối lượng GPMB còn lại (khoảng 10%), đảm bảo bàn giao toàn bộ mặt bằng phục vụ thi công các dự án.
Bộ GTVT cũng đề nghị các địa phương cần khẩn trương hoàn thành việc xây dựng các khu tái định cư; phối hợp chặt chẽ với các chủ sở hữu, quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật để thống nhất phương án đền bù, triển khai di dời các công trình, cơ bản bàn giao mặt bằng cho dự án và chủ động xử lý các vướng mắc kiến nghị liên quan đến công tác GPMB thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, chỉ đạo xử lý, đảm bảo tiến độ thực hiện, tuân thủ quy định hiện hành.
Những nỗ lực "không mỏi"
Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông là dự án giao thông đặc biệt quan trọng thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc phát triển đột phá về hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến kinh tế toàn thế giới.Việc đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông là chính sách ưu tiên của tất cả các quốc gia, đặc biệt là với Việt Nam. Tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa 14 đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Giai đoạn này sẽ đầu tư khoảng 654 km chia thành 11 dự án thành phần với 3 dự án thành phần theo phương thức đầu tư công và 8 dự án thành phần theo phương thức đối tác công - tư (PPP) (Nghị quyết số 52/2017/QH14).
Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa 14, Chính phủ đã trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam từ phương thức PPP sang phương thức đầu tư công và được Quốc hội đồng thuận (Nghị quyết số 117/2020/QH14).
Bộ GTVT được giao làm chủ đầu tư dự án đã tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch chi tiết với mốc thời gian cụ thể từng hạng mục công việc. Bộ GTVT huy động các đơn vị chuyên môn, các ban QLDA thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư như: lựa chọn tư vấn thiết kế, lập thiết kế kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu, tư vấn giám sát..., đồng thời phối hợp với các địa phương GPMB đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật, với tinh thần khẩn trương trong thời gian nhanh nhất.
Trong quá trình thực hiện dự án, nhiệm vụ khó khăn nhất quyết định tiến độ, chất lượng của dự án là công tác GPMB. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ và chất lượng của các công trình giao thông. Trong quá trình thực hiện dự án, vướng mặt bằng dẫn đến việc tổ chức thi công khó khăn, không liên tục, thậm chí nảy sinh các vấn đề bất ổn về an ninh trật tự khu vực nơi các dự án đi qua.
Để phối hợp chặt chẽ với các địa phương triển khai công tác GPMB cũng như thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã thành lập Ban Chỉ đạo về GPMB, phân công các đồng chí lãnh đạo Bộ cùng với ban QLDA phối hợp với địa phương xử lý các vấn đề xảy ra trong thời gian sớm nhất. Nhận thức được tầm quan trọng của dự án, các địa phương cũng khẩn trương thành lập ban chỉ đạo tại địa phương, đồng chí bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh trực tiếp làm trưởng, phó ban. Tổ công tác liên ngành về GPMB được lập ra để xử lý các vấn đề phát sinh.
Để đảm bảo tiến độ dự án cao tốc Bắc - Nam đòi hỏi cả hệ thống chính trị vào cuộc trong công tác GPMB, như lời phát biểu tại Lễ Khởi công Dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Mai Sơn - QL45 tại Thanh Hóa cua Thủ tướng Chinh phu Nguyễn Xuân Phúc: "Để có được 93% mặt bằng sạch cho toàn bộ dự án đường cao tốc Bắc - Nam là sự lao tâm khổ tứ vận động nhân dân bàn giao mặt bằng. Người đứng đầu Chính phủ đã biểu dương và đánh giá cao, biết ơn nhân dân đã bàn giao mặt bằng cho công trình trọng điểm quốc gia".
Bao giờ khởi công dự án ODA kết nối giao thông miền núi phía Bắc? Hiện các cơ quan liên quan đang khẩn trương triển khai công tác bố trí nguồn vốn đối ứng để sớm khởi công xây dựng dự án... Dự kiến, đầu năm 2021, dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc sẽ khởi công xây dựng (ảnh minh họa) Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT)...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nữ Chi cục trưởng Thi hành án bị cách hết tất cả chức vụ trong Đảng

Quảng Nam: Xót xa 2 mẹ con tử vong dưới kênh chính Phú Ninh

Sập nhà xưởng ở Bình Dương, 3 người tử vong

Giá vàng hôm nay, 17/4: Tăng dữ dội, cán mốc 120 triệu đồng/lượng

Kiểm tra xe tải dừng bất thường trên đường Vành đai 3, 'lộ' tài xế dùng ma túy

Hải "lé" điều hành đường dây cho vay lãi nặng như thế nào?

Trú ẩn trong vàng: Cái giá thật sự của làn sóng gom vàng toàn cầu

Quy định về nhiệm vụ của CSGT khi thực hiện tuần tra, kiểm soát

Giá vàng lên sát 116 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay

Công an phường giúp người dân nhận lại 410 triệu đồng chuyển nhầm

Xô xát giữa 3 chủ quán trên đèo Hải Vân do mâu thuẫn giành khách

Nạn nhân nữ trong vụ cháy 2 người tử vong là do quay lại lấy tài sản?
Có thể bạn quan tâm

4 việc cần làm ngay để tránh suy thận
Sức khỏe
06:02:07 18/04/2025
4 món rau bổ gan "rẻ bèo" nên ăn hàng ngày: Thanh nhiệt, ngủ ngon, đẹp da
Ẩm thực
05:46:34 18/04/2025
Ly hôn 1 năm, ngày chồng cũ đến nhà xin tái hôn khiến tôi khó xử
Góc tâm tình
05:24:53 18/04/2025
Phim Việt 18+ chưa chiếu đã chiếm top 1 phòng vé, nam chính nhìn mặt thôi đã thấy buồn cười
Phim việt
23:54:55 17/04/2025
NSND Tự Long và Cục trưởng Xuân Bắc trên 1 chuyến bay, Quang Lê tạo dáng bên hoa
Sao việt
23:46:10 17/04/2025
Tuyệt phẩm lãng mạn Hàn phải xem năm 2025: Cặp chính đẹp đôi dã man, đứng thở thôi cũng thấy chemistry
Phim châu á
23:43:15 17/04/2025
Asensio nhận chỉ trích dữ dội
Sao thể thao
23:35:59 17/04/2025
Động thái của Justin Bieber trước tin phá sản, mắc nợ hàng triệu đô
Sao âu mỹ
23:06:28 17/04/2025
MC ngỡ ngàng khi cô gái 35 tuổi chưa yêu ai từ chối nam kỹ sư
Tv show
23:03:48 17/04/2025
Quách Ngọc Tuyên nói lý do quyết đến casting phim Lý Hải dù đã nổi tiếng
Hậu trường phim
22:59:58 17/04/2025