Khắc phục chứng đi tiểu thường xuyên
Chứng đi tiểu thường xuyên có thể xảy ra ban ngày cũng như ban đêm (tiểu đêm), rất phổ biến ở người lớn tuổi và phụ nữ.
Nguyên nhân nào gây ra chứng này, làm sao để khắc phục?
Bàng quang là một tạng rỗng chứa nước tiểu nằm trong tiểu khung. Nước tiểu sau khi được thận bài tiết ra theo niệu quản đổ vào bàng quang. Bàng quang có dạng hình cầu, dung tích khoảng từ 250 – 600ml ở người trưởng thành. Khi số lượng nước tiểu chưa đủ tạo ra kích thích, hoặc với người bình thường có thể nín tiểu trong nhiều giờ nhờ sự ức chế phát sinh từ vỏ não.
Khi nước tiểu ở bàng quang có dung tích khoảng 300 – 400ml (một số người khoảng 150ml) sẽ tạo ra một áp lực, tín hiệu này sẽ được dẫn truyền lên não bộ, tiếp đó tín hiệu trả lời sẽ theo cung cảm giác đến kích thích hoạt động phản xạ của dây cùng qua cung vận động ở S2 – S4, làm bàng quang co bóp và cơ vòng ở cổ bàng quang mở và đẩy nước tiểu ra ngoài.
Như thế nào gọi là đi tiểu thường xuyên?
Tùy thuộc vào lượng nước uống, dạng hoạt động, thời tiết, môi trường làm việc… nhưng với hầu hết mọi người, thông thường số lần đi tiểu là khoảng 6 – 7 lần trong một khoảng thời gian 24 giờ. Tuy nhiên, nếu đi tiểu từ 4 – 10 lần/ngày cũng có thể gọi bình thường nếu người đó là lành mạnh và thoải mái với số lần họ vào nhà vệ sinh.
Bạn lưu ý nếu tổng khối lượng nước tiểu trong một ngày nhiều hơn 3 lít (gọi là đa niệu), nên đi khám để phát hiện các nguyên nhân gây đa niệu. Với chứng đi tiểu thường xuyên nhưng không liên quan đến đa niệu, lượng nước tiểu trong một ngày là bình thường (1 – 2 lít) hoặc đôi khi thậm chí thấp hơn 1 lít. Nếu như bạn không uống một lượng lớn chất lỏng hoặc thức uống với các chất gây lợi tiểu (trà, cà phê, soda có caffein hoặc rượu) hoặc thuốc lợi tiểu, các nguyên nhân khác gây đi tiểu thường xuyên cần phải được đánh giá.
Nguyên nhân của chứng đi tiểu thường xuyên có thể là điều kiện sinh lý bình thường như: khi bạn uống nước nhiều, khi bạn mang thai. Nhưng cũng là dấu hiệu bệnh lý, như ở nam giới gồm: tuyến tiền liệt (TTL) phì đại, ung thư TTL, và viêm TTL. Nguyên nhân của chứng đi tiểu thường xuyên ở phụ nữ bao gồm: nhiễm trùng đường tiết niệu, u xơ tử cung, sa tử cung, và hội chứng niệu đạo.
Chứng đi tiểu thường xuyên rất phổ biến ở người lớn tuổi và phụ nữ. (Ảnh minh họa)
Các triệu chứng
- Tăng cảm giác muốn đi tiểu.
Video đang HOT
- Tiểu không kiểm soát: mất kiểm soát bàng quang.
- Đau khi đi tiểu.
- Tiểu máu: như có máu đỏ trong nước tiểu, nước tiểu màu hồng, cục máu đông trong nước tiểu.
- Đau bụng dưới.
- Cảm giác bàng quang căng tức.
- Đau vùng lưng.
- Đau vùng hông.
Một số nguyên nhân
- Lo lắng: đi tiểu nhiều lần là một triệu chứng thường gặp liên quan với sự lo lắng, xảy ra với những bệnh nhân bị trầm cảm và rối loạn giấc ngủ – mất ngủ, ngưng thở khi ngủ.
- Suy tuyến thượng thận: gây giảm tiết các hormone từ tuyến thượng thận. Các triệu chứng khác bao gồm: mệt mỏi, ăn mất ngon, sụt cân, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, huyết áp thấp, hạ đường huyết và trầm cảm.
- Khối u: u ác tính hoặc u lành tính bất kỳ nơi nào ở đường tiết niệu hoặc xung quanh các cấu trúc có thể gây nên trình trạng gia tăng chứng đi tiểu nhiều lần. Ung thư bàng quang và ung thư TTL (ở nam giới) là những nguyên nhân phổ biến của tần số tiết niệu do một khối u.
- Bệnh đái tháo đường: ngoài dấu hiệu tiểu nhiều thường kèm sụt cân, khát nước, da khô… nhiều khi các triệu chứng của đái tháo đường týp 2 khá kín đáo.
- Thuốc và phương pháp điều trị y tế: do thuốc lợi tiểu, lithium, viêm bàng quang do tia xạ là một kết quả của việc tiếp xúc với bức xạ (điều trị) huyết áp, thiếu máu, mệt mỏi…
- Hội chứng bàng quang hoạt động quá mức: các cơn co thắt bàng quang lặp đi lặp lại và không kiểm soát được do nguyên nhân không rõ. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: tiểu không kiểm soát mặc dù điều này không phải luôn luôn hiện diện.
- Các yếu tố thần kinh ảnh hưởng đến bàng quang: do các nguyên nhân thần kinh gây nên sự hoạt động quá mức của bàng quang mà hậu quả từ các tổn thương của não, của tủy sống (đặc biệt là xương cùng) hoặc dây thần kinh ngoại vi điều khiển hoạt động của bàng quang. Có thể được kết hợp với các bệnh lý khác về thần kinh như: bệnh Parksinon, bệnh xơ cứng rải rác, bệnh lý thần kinh do đái tháo đường, herpes zoster và biến chứng thần kinh của bệnh giang mai.
- Tiểu không kiểm soát: các nguyên nhân của tiểu không tự chủ có thể dẫn đến chứng đi tiểu thường xuyên.
- Hẹp niệu đạo: bất thường gây hẹp niệu đạo có thể là do u xơ TTL lành tính (nam), các bệnh qua đường tình dục, tổn thương niệu đạo hoặc khung xương chậu, viêm niệu đạo mãn tính. Có thể có các triệu chứng khác đi kèm như: đi tiểu đau, có máu trong tinh dịch, sưng dương vật và các triệu chứng khác, như: thiểu niệu và tiểu máu.
- Sỏi đường niệu: khi viên sỏi di chuyển trong hệ niệu (niệu quản, bàng quang, niệu đạo) sẽ dẫn đến tắc nghẽn đầu ra và kết quả là làm gia tăng số lần đi tiểu, các triệu chứng khác đi kèm có thể gồm: đi tiểu đau (không phải lúc nào cũng có trong tình huống viên sỏi nhỏ hơn), đau vùng thận, nước tiểu giảm hoặc trong nước tiểu có máu.
- Nhiễm trùng đường tiểu: do vi khuẩn, virút, nấm và ký sinh trùng ảnh hưởng đến toàn bộ đường tiết niệu hoặc chỉ một số phần của nó như viêm niệu đạo,viêm bàng quang, viêm niệu quản hoặc viêm đài bể thận. Các triệu chứng khác bao gồm: sốt hoặc đau khi đi tiểu, tiểu máu, ngứa bộ phận sinh dục, nước tiểu đục…
Theo PNVN
5 bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ
Có 5 loại bệnh thường gặp ở phụ nữ, đó là ung thư vú, ung thư âm hộ, ung thư nội mạc tử cung, u xơ tử cung và ung thư tử cung.
Vậy, những độ tuổi nào dễ mắc các bệnh trên? Dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh?
1. Ung thư vú
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ nhiều nước công nghiệp. Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Thế giới (IARC) vào năm 1998, ung thư vú chiếm 21% trong tổng số các loại ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới.
Ung thư vú đang trở nên phổ biến tại các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, năm 1998, ở nữ giới, ung thư vú là loại ung thư có tần suất cao nhất ở Hà Nội với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 20,3 (trên 100 000 dân), tiếp đó là TPHCM với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 16 (trên 100 000 dân). Ung thư cổ tử cung là loại bệnh thứ hai thường gặp ở phụ nữ Việt Nam với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 28,6 (trên 100 000 dân).
Đây là một bệnh hết sức phức tạp mà trong nhiều năm qua đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân, bệnh sinh và điều trị. Một điều quan trọng cần phải nhận thấy là việc phát hiện sớm ung thư vú qua sự tầm soát ở những phụ nữ bình thường đã làm thay đổi rõ ràng bệnh sử tự nhiên của bệnh cũng như cải thiện đáng kể tiên lượng bệnh.
2. Ung thư âm hộ
Ung thư âm hộ hiện chưa thật rõ nguyên nhân gây bệnh, song thường gặp ở những phụ nữ có kinh muộn (15-18 tuổi) và mãn kinh sớm (40 tuổi). Căn nguyên do virus Human Papilloma (HPV, type 16 và 18) gây ra, có liên quan tới ung thư cổ tử cung và âm đạo.
Hơn 50% ca ung thư âm hộ có triệu chứng của tiền ung thư: viêm teo âm hộ, bạch biến, hạ cam, u hạt, áp-xe tuyến bartholin. Đáng lo ngại là những tổn thương ác tính ở âm hộ tiềm tàng như u nhú, hồng sản...
Ban đầu chỉ tổn thương âm hộ là chính, ít khi nguyên nhân gây ung thư âm hộ do di căn từ thận, tử cung, buồng trứng. Bệnh lan tại chỗ ngày càng rộng, tới xung quanh lỗ niệu, 1/3 dưới âm đạo, sau đó lấn sang trước hố ngồi trực tràng và rãnh sinh dục, cuối cùng có thể lan tới trực tràng và hậu môn. Cũng có thể gây các di căn vào phổi, gan, xương (hiếm gặp).
Các bệnh nhân cao tuổi nếu bị ung thư âm hộ thường kèm theo nhiều bệnh1. Nếu phát hiện bệnh khi còn dưới tuổi 50, tỷ lệ sống trên 5 năm chiếm 65-70%.
3. Ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xảy ra ở lớp lót bên trong của tử cung. Dấu hiệu thường thấy là chảy máu âm đạo bất thường, đặc biệt là những chảy máu âm đạo ở những phụ nữ đã mãn kinh. Hầu hết các ung thư này đều chữa trị thành công nếu phát hiện sớm.
Những phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư nội mạc tử cung:
- Phụ nữ 50-60 tuổi hay già hơn nữa.
- Thừa hormon estrogen trong cơ thể, những yếu tố làm tăng hormon này là béo phì, cao huyết áp, tiểu đường.
- Đang điều trị bằng liệu pháp hormon estrogen thay thế đơn thuần, không có progestin. Trong trường hợp này, BS có thể chuyển sang liệu pháp thay thế hormon phối hợp cả hai estrogen & progestin. Progestin dường như làm giảm rủi ro từ estrogen. Thực tế cho thấy, những thuốc tránh thai kết hợp cả hai estrogen & progestin làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ.
- Những yếu tố như có kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi), xuất huyết âm đạo sau thời kỳ mãn kinh, ở các phụ nữ không sinh con & ở những phụ nữ dùng thuốc hoạt chất Tamoxifen là những nguy cơ rủi ro của bệnh ung thư nội mạc tử cung.
4. U xơ tử cung
Hay còn gọi là U xơ cơ tử cung. Cứ khoảng 4 - 5 phụ nữ trong độ tuổi trên 35 lại có một người bị u xơ tử cung. Đây là một loại khối u không phải ung thư của tử cung xuất hiện trong thời kỳ sinh đẻ của người phụ nữ.
Một người có thể có một hoặc nhiều u xơ cùng lúc trên tử cung. Nó không làm tăng nguy cơ ung thư tử cung và hầu hết không tiến triển thành ung thư.
Nếu khối u gây đau chói đột ngột vùng chậu thì cần phải được điều trị cấp cứu. Biến chứng này hiếm xảy ra. Nói chung u xơ tử cung ít gây khó chịu và hiếm khi cần phải điều trị. Người ta có thể sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để làm giảm kích thước hoặc cắt bỏ hoàn toàn khối u.
Hiện nay nguyên nhân còn chưa rõ ràng. Yếu tố di truyền có lẽ đóng một vai trò nào đó trong bệnh này. Bạn có nhiều khả năng bị u xơ tử cung hơn nếu như trong gia đình bạn cũng có bà, mẹ hoặc chị từng bị u xơ.
Sự phát triển của u xơ dường như cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố hormone, nhất là estrogen. U xơ có xu hướng phát triển suốt trong giai đoạn sinh đẻ của người phụ nữ và phát triển rất nhanh trong thai kỳ khi nồng độ estrogen tăng cao nhất.
Sau mãn kinh khối u xơ thường thu nhỏ lại do nồng độ estrogen suy giảm. Một số hormone khác, như progesterone, cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của u xơ.
5. Ung thư tử cung
Mỗi năm trên thế giới có khoảng nửa triệu phụ nữ tử vong vì ung thư sinh dục một trong những thủ phạm chính là ung thư tử cung. Tuy nhiên, bệnh này có thể chẩn đoán sớm và điều trị tốt nếu bạn đều đặn đi khám định kỳ.
Bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi 50-60, hiếm gặp ở phụ nữ không sinh hoạt tình dục. Nguyên nhân gây bệnh chưa thật rõ ràng. Người ta thấy bệnh ung thư cổ tử cung liên quan đến những kích thích từ bên ngoài như sinh hoạt tình dục sớm, sinh nở nhiều lần, nạo phá thai nhiều, nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục.
Các nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao ở những phụ nữ tảo hôn và sinh con quá sớm (trước 18 tuổi). Đặc biệt, ở gái mại dâm, phụ nữ tái hôn trên 3 lần và phụ nữ bị viêm loét cổ tử cung, nguy cơ ung thư sẽ cao gấp 7 lần so với người bình thường.
Một nhân tố khác liên quan đến ung thư cổ tử cung là sinh hoạt tình dục sớm khi cổ tử cung chưa hồi phục hoàn toàn (khi hành kinh, đẻ, sảy, nạo hút thai, đặt vòng, tháo vòng).
Ung thư thân tử cung thường liên quan đến các yếu tố nội tiết và bệnh toàn thân như: vô sinh, vô kinh, không rụng trứng, kinh nguyệt bất thường, quá béo, tăng huyết áp, đái đường... Các tình trạng trên làm chức năng của buồng trứng mất điều hòa, dẫn tới tăng tiết oostrogen - nguyên nhân dẫn tới ung thư thân tử cung.
Triệu chứng sớm của ung thư tử cung thường nghèo nàn. Chủ yếu người bệnh thấy ra máu bất thường ngoài kỳ kinh, rối loạn kinh nguyệt và tiền sử kinh nguyệt ra nhiều, khí hư lẫn máu... Nếu không định kỳ khám phụ khoa và làm các xét nghiệm chẩn đoán sớm thì thường không nhận biết bệnh ở giai đoạn sớm.
Tuy nhiên, nếu đi khám định kỳ đều đặn và tránh các yếu tố nguy cơ nói trên, bạn sẽ tự làm giảm khả năng mắc bệnh của mình và nếu có thì cũng được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Theo PLXH
Có phải bị ung thư tinh hoàn? Hiện nay ở vùng dưới của tôi thường thấy dấu hiệu "tưng tức" khó chịu. Hai bìu chứa hai "quả trứng" có hiện tượng "thốn" hơi nhói nhưng không đau. Lúc bị lúc không. Các dấu hiệu đó có phải là bị ung thư hay không? Trả lời: Để có thể phát hiện ung thư tinh hoàn, cách tốt nhất là biết tự...