Khắc nghiệt như nghĩa vụ quân sự ở Hàn Quốc
Nam thanh niên 18 – 35 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự kéo dài 21 tháng, không loại trừ ai, kể cả người của công chúng hay nhân vật có vị thế xã hội cao. Hàn Quốc là một trong những quốc gia có luật nghĩa vụ quân sự khắc nghiệt nhất thế giới.
Nghĩa vụ quân sự khắc nghiệt
Ở Hàn Quốc, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là một chiếc giấy chứng nhận cho “lòng yêu nước” của mỗi cá nhân đối với tổ quốc của mình. Vì thế, hầu như mọi đối tượng nam thanh niên từ độ tuổi 18 đến 35 đều phải dành một quãng thời gian tuổi trẻ của mình để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Những trường hợp miễn, giảm nghĩa vụ ở Hàn Quốc chủ yếu là do vấn đề sức khỏe như người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần, truyền nhiễm, không có khả năng lao động.
Hàn Quốc có luật nghĩa vụ hà khắc như vậy bởi trên thực tế, hiện nay quốc gia này vẫn đang trong tình trạng đình chiến chứ không phải là đã kết thúc chiến tranh với Triều Tiên. Mối đe dọa luôn thường trực từ quốc gia láng giềng đã buộc Hàn Quốc phải trong tư thế sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh bất cứ lúc nào. Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt quan tâm tới việc huấn luyện quân sự và sẵn sàng cho những tình huống an ninh bất ngờ.
Nam thanh niên Hàn Quốc trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự có quyền chọn thời điểm thực hiện nghĩa vụ. Cũng như các quốc gia khác, họ thường bắt đầu thời hạn nghĩa vụ quân sự của mình trước khi đi học đại học, trong khi học đại học bằng cách bảo lưu kết quả học tập, hoặc sau khi vừa tốt nghiệp đại học.
Binh lính Hàn Quốc – 1 trong 10 lực lượng quân sự được coi là tinh nhuệ nhất thế giới
Video đang HOT
Hàn Quốc có kỷ luật quân ngũ nghiêm túc và khắc nghiệt. Từ việc ăn, ngủ, tập luyện, vui chơi, thể dục thể thao cho tới vấn đề nhỏ nhất là vệ sinh hàng ngày, lính nghĩa vụ đều phải tuân thủ theo giờ giấc, quy định cụ thể. Khoảng 2 năm trong quân đội, họ sẽ phải chịu đựng các bài tập huấn luyện vô cùng gian khổ, hà khắc, hoàn toàn thay đổi nếp sống hàng ngày trong gia đình. Tất cả các nam thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự đều trở nên rắn rỏi và trưởng thành lên rất nhiều. Chính môi trường rèn luyện trong quân đội đã giúp họ có được thể lực cường tráng cùng tinh thần đoàn kết, trách nhiệm.
Bình đẳng với tất cả mọi người
Nếu ở một số quốc gia, những người bình thường có thể được miễn giảm nghĩa vụ khi có lý do chính đáng, thì riêng ở Hàn Quốc, không có ai có thể trốn tránh khỏi nhiệm vụ này. Thậm chí những người nổi tiếng cũng không được ưu tiên hơn người bình thường. Đã có những nghệ sĩ trong giới giải trí đã mất cả sự nghiệp sau khi trở về từ nghĩa vụ quân sự bởi hai năm là quãng thời gian đủ cho người hâm mộ có thể quên lãng đi các ngôi sao từng nổi tiếng của mình. Họ buộc phải chấp nhận điều này bởi nếu bị đánh giá về lòng yêu nước, lòng trung thành và trách nhiệm với tổ quốc, họ có thể còn nhận búa rìu dư luận còn tồi tệ hơn.
Những nghệ sĩ Hàn Quốc dần mất đi vị trí trong lòng khán giả do sự mờ nhạt sau khi trở về từ nghĩa vụ quân sự như Kangta, cựu thành viên ban nhạc H.O.T đình đám một thời; hay như diễn viên Wonbin từng nổi tiếng tại Việt Nam qua bộ phim “Trái tim mùa thu”.
Ở Hàn Quốc cũng từng có những người đã lụi bại sự nghiệp vì trốn nghĩa vụ quân sự. Cách đây hơn một thập kỷ, trong một cuộc vận động bầu cử tổng thống, con trai của một ứng cử viên tổng thống hàng đầu bị phát hiện được miễn trừ quân dịch trong bối cảnh đáng ngờ. Sự kiện này đã khiến vị ứng cử viên thất bại cay đắng trong cuộc bầu cử năm đó.
Hay như trường hợp ca sĩ Steve Yoo có hai quốc tịch Mỹ và Hàn Quốc. Năm 2002, khi quân đội gọi Steve Yoo nhập ngũ, anh này liền bỏ quốc tịch Hàn Quốc. Dù đây là hành động hợp pháp thuộc về quyền công dân nhưng chính quyền thành phố Seoul xác định nó là hành động đào ngũ nên Yoo bị trục xuất khỏi Hàn Quốc vĩnh viễn.
Steve Yoo – nghệ sĩ nam đã bị trục xuất vĩnh viễn Hàn Quốc vì trốn nghĩa vụ quân sự.
Dư luận Hàn Quốc đã làm vai trò người giám sát cực kỳ nghiêm khắc đối với những thành phần đặc biệt tham gia nghĩa vụ quân sự. Mỗi lần tiến hành bầu cử chính phủ mới, báo chí đều đăng tải thông tin về địa điểm và thời gian mà các thành viên nội các từng phục vụ quân đội. Công luận cũng tập trung tìm hiểu về quá trình thi hành nghĩa vụ quân sự của con cái các nghị sĩ, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn và các nhân vật nổi bật khác. Đối với người Hàn Quốc, điều rất quan trọng là con cái tầng lớp thượng lưu phải bình đẳng với con cái bình dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Trước năm 2009, Hàn Quốc cũng từng cho phép những người thuộc diện con lai hoặc con em của các gia đình đa văn hóa được miễn nhập ngũ. Tuy nhiên, từ sau năm 2009, luật nghĩa vụ quân sự được sửa đổi, theo đó, không còn bất cứ người bình thường nào được miễn trừ nhiệm vụ. Con lai Hàn Quốc cũng là thành viên của xã hội nước này, nên cần phải bình đẳng như mọi thanh niên khác. Chính vì thế, lời tuyên thệ nhập ngũ của thanh niên Hàn Quốc cũng được chỉnh sửa từ “vì quốc gia dân tộc” thành “vì quốc gia nhân dân”
Theo Infonet
"Không đưa "nghĩa vụ thay thế" vào Hiến pháp"
Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu với báo chí bên lề Quốc hội về việc nhiều ý kiến cho rằng nên áp dụng "nghĩa vụ thay thế" bằng cách nộp tiền để không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: "Không quy đinh nghia vu thay thê vao Hiên phap vi Hiên phap chi quy đinh nghia vu cơ ban cua công dân thôi, ma nghia vu quân sư la nghia vu va la trach nhiêm thiêng liêng cao quy cua môi công dân cho nên quy đinh nghia vu quân sư chư không quy đinh nghia vu thay thế. Con sau nay, Luât nghia vu quân sư nêu tinh vao thưc tiên đê quy đinh trương hơp A hay trương hơp B môt cach cu thê thi tinh đê đưa vao trong luât, chư không đưa vao Hiên phap".
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu (Ảnh: Xuân Hải)
Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng nên áp dụng "nghĩa vụ thay thế" trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự bằng việc đóng tiền để không phải thực hiện nghĩa vụ này, bên cạnh đó nhiều ý kiến cũng cho rằng quy định như vậy có thể trái vơi Hiên phap, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: Môi công dân co nghia vu thưc hiên Luât nghĩa vụ quân sự, con viêc thưc hiên nghĩa vụ quân sự co thay thê hay không thay thê thi phai tinh vao điêu kiên cu thê. Vi môt bên ta đang noi tơi viêc thưc hiên nghĩa vụ quân sự la nghia vu cua công dân, thiêng liêng va cao quy như vây, ma đông thơi lai mơ ra điêu kiên thay thê trong Hiên phap la không nên. Chung tôi tiêp thu y kiên cua đại biểu Quốc hội không đưa vân đê nay vao Hiên phap.
Thưa ông, hiên nay đang co hai y hiêu khac nhau về "nghĩa vụ thay thế" trong thực hiện nghĩa vụ quân sự: Nôp tiên thi không phai thực hiện nghĩa vụ quân sự hoăc nhưng ngươi không thực hiện nghĩa vụ quân sự thi phai lam nghia vu khac. Ông có thể giải thích thêm không?
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: Cai đây thi sau nay se tinh, sau khi lam Luât nghĩa vụ quân sự se tinh cu thê vi trong Luât nghĩa vụ quân sự quy đinh cu thê nhưng điêu kiên đê lam nghĩa vụ quân sự, thi du như tuôi, điêu kiên gia đinh, sưc khoe... Nêu như đap ưng đu cac điêu kiên đo thi thưc hiên nghĩa vụ quân sự, con nêu không đap ưng nhưng điêu kiên đo thi không phai lam nghĩa vụ quân sự. Con vân đê co thay thê băng hinh thưc gi khac thi phai tinh thêm, phai co tông kêt đa chư bây giơ tôi chưa thê noi cu thê đươc.
Thưa ông, nêu đươc đong tiên đê không phai thưc hiên nghĩa vụ quân sự thi liệu có hiện tượng thương mai hoa trong việc này?
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: Sau nay khi sưa đôi bô sung Luât nghĩa vụ quân sự trên cơ sơ tông kêt thưc tiên thi hanh luât đo thi minh mơi tinh đên co trương hơp co thê thay thê nghĩa vụ quân sự băng cac nghia vu khac không, chư bây giơ trong Hiên phap thi không nên.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Xuân Hải
Nghị định của Chính phủ: Phạt tiền nếu gian dối sức khỏe trốn nghĩa vụ quân sự Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu. Nghị định gồm 4 chương, 52 Điều quy định cụ thể về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập...