Khắc khoải tình một đêm
“Triệu người quen có mấy người thân, khi lìa trần có mấy người đưa”. Nửa đêm tỉnh giấc bao lần, hình ảnh đêm ấy giữa tôi và anh lại quay về. Nằm cạnh con, nhìn con ngủ say, nét mặt ngây thơ, tôi thấy có lỗi với con.
ảnh minh họa
Bỏ qua tuổi 18 nhiều mơ mộng hoài bão, tôi kết hôn. Cuộc hôn nhân đổ vỡ chỉ sau hai năm, lý do hết sức ngớ ngẩn: “Anh không còn cảm giác với em”. Rồi tôi bỏ sau lưng quá khứ ấy, đi làm, sống cùng gia đình, tìm được người yêu, yêu anh bằng cả trái tim của người đàn bà. Anh có gia đình riêng, tôi ngỡ ngàng như rớt xuống vực, khóc thật nhiều, buồn cũng nhiều nhưng chưa bao giờ có thể hận anh. Đành chôn tình yêu vào tận đáy lòng, tôi mỉm cười với hạnh phúc bên con, trái tim không thể yêu ai nữa, tất cả chỉ còn dành cho con.
Thời gian trôi lặng lẽ, tôi gặp được một người đàn ông từng đổ vỡ, anh và tôi như hai mảnh ghép, nương tựa và an ủi nhau. Anh không ngọt ngào, không lãng mạn, đề nghị cùng tôi chắp nối.
Đôi khi tôi lạc lõng giữa anh. Bên anh tôi không danh phận, không ràng buộc con cái, chỉ là người chắp nối cùng anh. Tôi không muốn, cũng chẳng thể dùng từ “yêu”, có lẽ vì quên rồi cảm giác yêu. Tôi như vòng tuần hoàn, con gái, công việc, cuối cùng là anh, không cảm nhận được nếu thiếu tôi anh sẽ như thế nào, nhưng tôi biết rõ không có anh, tôi vẫn ăn, vẫn sống, nghe nhạc, xem phim, vui cười với con.
Bước vào tuổi 30, thật sự chưa hẳn là già nhưng đủ thời gian cho nửa đời người. Con gái 10 tuổi, 10 năm lãng quên, cứ thế tôi quên đi mình là ai. Một ngày, tôi gặp lại người quen xưa, một người anh, một người bạn. Tôi như thấy hình ảnh mình 10 năm trước, vui tươi, hạnh phúc. Anh là bạn, là người anh đúng nghĩa, cho tôi cảm giác an toàn, che chở và thấu hiểu, nhưng tôi không nói với anh điều đó, luôn cầu chúc mọi điều tốt cho anh.
Rồi ba anh mất, anh hụt hẫng trong tang lễ của ba, nép sau quan tài, đôi mắt anh rưng rưng nhưng nước mắt không thể rơi, hình ảnh ấy còn mãi trong tôi. Kể từ lúc đó anh thật sự là người anh của tôi. Thời gian khá lâu gặp lại anh, nhìn vào ánh mắt anh tôi thấy lạ, sợ mất đi người anh, người bạn. Anh vỗ về: “Em à, hai đứa mình đâu phải anh em ruột, lớn rồi, hãy sống cho chính mình, đời người có bao nhiêu tuổi trẻ”.
Say men nhưng không say tình, tôi không biết phải sử xự thế nào, lý trí nói không, bản năng lại thôi thúc. Đêm đó, tôi và anh như hai con thiêu thân lao vào nhau, nồng nàn, cháy bỏng, không lợi dụng, không suy tính, không ràng buộc, bao đam mê khát khao tuôn trào.
Trở về thực tại, anh có cuộc sống riêng, tôi vẫn là tôi, không quan hệ, không liên lạc. Chúng tôi đã thoả thuận, tôi không yêu anh, anh không yêu tôi. Tôi tự trách mình đã đánh mất đi một người anh, người bạn. Tôi trách anh, giận anh vì anh không còn là anh, không còn là bạn. Tôi không biết quan hệ giữa tôi và anh là gì. Tôi khó thở, mệt nhọc, khắc khoải và ấm ức.
“Triệu người quen có mấy người thân, khi lìa trần có mấy người đưa”. Nửa đêm tỉnh giấc bao lần, hình ảnh đêm ấy giữa tôi và anh lại quay về. Nằm cạnh con, nhìn con ngủ say, nét mặt ngây thơ, trong sáng, thấy có lỗi với con. Tôi lại tự nhủ hạnh phúc của mình là đây, thế này đầy đủ rồi. Anh chỉ là cơn gió mát, là ngọn lửa ấm lòng tôi. Cuối cùng anh vẫn là anh, tôi vẫn là tôi, là anh em? Là bạn? Là nhân tình hả anh?
Theo VNE
Video đang HOT
Hàn Quốc: 92 tuổi mới có thể gặp con lần đầu
Cuộc đoàn tụ các gia đình bị ly tán sắp tới là cơ hội duy nhất để một cụ ông 92 tuổi ở Hàn Quốc được nhìn mặt đứa con trai của mình lần đầu tiên.
Đối với ông Kang Neung Hwan, một ông lão 92 tuổi sinh sống ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc, cơ hội được lần đầu tiên trong đời nhìn thấy mặt đứa con trai của mình nằm cả trong tay nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Ông Kang là người Hàn Quốc già nhất trong số 100 người may mắn trong đợt bốc thăm cho đợt đoàn tụ các gia đình hai miền Triều Tiên bị ly tán trong cuộc chiến tranh gần 61 năm trước đây. Lần cuối cùng cuộc đoàn tụ đầy khắc khoải này được tổ chức là vào năm 2010, và nó sẽ được diễn ra vào ngày 20/2 tới đây nếu như Triều Tiên giữ đúng cam kết của mình.
Con chăm sóc bố trong một cuộc đoàn tụ cảm động
Mắt không rời khỏi túi quà đầy những vitamin, tất, quần lót, kem đánh răng và cả thuốc ho chuẩn bị cho người con trai 62 tuổi của mình, ông Kang tâm sự: "Tôi không thể nghĩ ra điều gì hạnh phúc hơn thế trong cuộc đời mình." Khi nộp đơn đăng ký bốc thăm suất đoàn tụ gia đình ly tán để gặp họ hàng hồi năm ngoái, ông mới biết được rằng người vợ mà mình đã bỏ lại ở Triều Tiên cách đây gần 61 năm khi đó đã mang thai và sinh ra một đứa con trai.
Cuộc đoàn tụ các gia đình ly tán là bước đi quan trọng nhất trong việc cải thiện quan hệ giữa hai miền trong năm nay kể từ khi Triều Tiên đe dọa sẽ tấn công hạt nhân vào Seoul. Triều Tiên thường sử dụng dịp đoàn tụ này như một lá bài để mặc cả, và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang tìm cách đặt điều kiện cho lần đoàn tụ tới đây với việc mở lại một khu du lịch từng đem về cho Triều Tiên hàng trăm triệu đô-la.
Ông Kim Soo Am, một chuyên gia nghiên cứu tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc ở Seoul nhận định: "Việc đoàn tụ các gia đình bị li tán là dịp để Triều Tiên thăm dò sự nhượng bộ chính trị của Hàn Quốc. Đoàn tụ gia đình trở thành một vấn đề mang nặng tính chính trị hơn là nhân đạo giữa hai nước."
Thỏa thuận về việc tổ chức đoàn tụ cho các gia đình bị ly tán có thể dọn đường cho cuộc gặp gỡ cấp cao lần đầu tiên trong 6 năm nay giữa quan chức hai nước về một loạt các vấn đề chưa được tiết lộ. Bộ Thống nhất Hàn Quốc không nói rõ vấn đề mở lại khu du lịch núi Geumgang có được bàn bạc trong cuộc gặp này hay không.
Khu du lịch núi Geumgang
Việc hàng trăm người đổ về núi Geumgang để gặp gỡ người thân trong gia đình bị ly tán bởi chiến tranh sẽ mang lại khoảnh khắc hồi sinh ngắn ngủi cho một khu du lịch từng thu hút gần 2 triệu du khách Hàn Quốc trước khi bị đóng cửa vào năm 2008 khi một binh sĩ Triều Tiên bắn chết một du khách. Kim Jong-un đã kêu gọi 2 nước tổ chức hội nghị tại núi Geumgang vào ngày 24/1, nơi ông đưa ra đề nghị tổ chức cuộc đoàn tụ.
Khu du lịch núi Geumgang từng thu hút 2 triệu du khách Hàn Quốc
Khu du lịch núi Geumgang là sản phẩm của người sáng lập tập đoàn Hyundai Chung Ju Yung, một người gốc Triều Tiên chạy nạn tới Hàn Quốc và đã dành phần lớn cuộc đời mình để hòa giải dân tộc. Ông đã lập nên tập đoàn Hyundai Asan để thúc đẩy hợp tác với Triều Tiên và đã nhất trí chi 1 tỉ USD cho Bình Nhưỡng để xây dựng khu du lịch này. Tuy nhiên sau này mức phí này được hạ xuống và được tính toán dựa trên số lượng du khách.
Sau cuộc gặp giữa quan chức hai nước vào ngày 24/1, cổ phiếu của công ty Hyundai Merchant Marine, cổ đông lớn nhất của Hyundai Asan đã tăng lên 12%.
Tuy nhiên nhà lãnh đạo Kim Jong-un lại thể hiện động cơ chính trị đằng sau cuộc đoàn tụ này khi yêu cầu Mỹ và Hàn Quốc phải hủy bỏ cuộc tập trận chung thường niên dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 24/2 tới đây. Hồi tháng 9 năm ngoái, ông đã hủy bỏ kế hoạch tổ chức đoàn tụ chỉ 4 ngày trước khi nó diễn ra và cáo buộc Hàn Quốc "cản trở hòa giải".
Nỗi khắc khoải đoàn tụ
Nạn nhân của những toan tính chính trị giữa hai quốc gia vẫn đang trong tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật này chính là những con người bị ly tán và đang ngày một già yếu hơn. Theo quy định của luật pháp Hàn Quốc và Triều Tiên, người dân hai nước bị cấm liên lạc với họ hàng thân thích ở nước kia, thế nên các cuộc đoàn tụ này gần như là dịp duy nhất để họ có thể gặp gỡ và trao đổi tin tức với những người thân yêu.
Quan chức Hàn Quốc và Triều Tiên gặp gỡ để bàn về vấn đề đoàn tụ
Hôm 27/1, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã lên tiếng: "Những con người này không thể đợi lâu hơn được nữa, bởi phần lớn trong số họ đã quá già yếu, và nỗi đau đã khắc sâu trong tim họ suốt 60n năm chờ đợi khắc khoải kia."
Gần 130.000 người Hàn Quốc đã nộp đơn xin được đoàn tụ gia đình kể từ năm 1988, và khoảng 57.000 trong số họ đã qua đời mà chưa được gặp người thân, trong khi hơn một nửa số người còn lại đã quá bát tuần.
Bốc thăm để đoàn tụ
Hồi tháng 9, một ông lão Hàn Quốc 91 tuổi dự kiến sẽ tham gia cuộc đoàn tụ này đã qua đời chỉ chưa đầy một tuần trước khi có cơ hội được gặp gia đình thân yêu của mình. Đó cũng chính là cuộc đoàn tụ bị ông Kim Jong-un hủy bỏ.
Bà Yu Seon Bi 80 tuổi đã vượt qua hai vòng bốc thăm ngẫu nhiên bằng máy tính hồi năm ngoái để lọt vào danh sách những người được đoàn tụ với gia đình ở Triều Tiên. Với đối tượng đoàn tụ là chị gái và em trai, bà Yu được ưu tiên hơn trong cuộc bốc thăm này so với những người muốn đoàn tụ với họ hàng xa hơn như cô dì chú bác hay cháu chắt.
Hàng ngàn người đang ngày càng già yếu trong nỗi khắc khoải đoàn tụ
Trong cuộc gặp với một quan chức Chữ Thập Đỏ tại nhà để bàn về chuyến đi, bà Yu đã không ngăn nổi nước mắt khi nghe đến địa danh quê nhà ở Triều Tiên.
Đưa bàn tay nhăn nheo run rẩy cầm cuốn lịch trình đoàn tụ 6 ngày của hội Chữ Thập Đỏ, bà Yu nghẹn ngào: "Tôi không biết mình còn có thể nhận ra chị em của mình nữa không."
Theo lịch trình, các gia đình tham dự cuộc đoàn tụ sẽ có một bữa tiệc và sẽ có thời gian hàn huyên tâm sự riêng với người thân của mình. Tuy nhiên 6 ngày đoàn tụ sẽ trôi qua vô cùng nhanh chóng, và khi những con người đã hơn 80 tuổi này lên xe trở về Hàn Quốc, người ta sẽ thấy vô vàn giọt nước mắt trên những gò má nhăn nheo khi chiếc xe bus xa dần.
Những giọt nước mắt sau khi đoàn tụ
Ông Kwak Keum Joo, một giáo sư tâm lý tại Đại học Quốc gia Seoul nhận định: "Họ lại phải xa nhau sau một thời gian đoàn tụ quá ngắn ngủi, điều đó có thể dẫn đến cảm giác giận dữ, đau đớn và tuyệt vọng." Hiện chính phủ Hàn Quốc vẫn chưa có bất cứ chương trình hỗ trợ tâm lý hậu đoàn tụ nào cho những con người tội nghiệp này.
Ông cụ Kang cho biết ông cũng rất lo lắng về những cảm giác đó sau khi đoàn tụ với đứa con trai của mình, nhưng ông vẫn quả quyết: "Nếu tôi có thể gặp lại gia đình mình chỉ trong một ngày hay một giờ thôi, tôi cũng cảm thấy mãn nguyện lắm rồi và có thể thanh thản nhắm mắt."
Theo Khampha
Nỗi ám ảnh trói con vào mạn thuyền giữ mạng Chúng tôi về thăm làng vạn chài Thái Hòa (P. Long Bình Tân, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) trên nhánh sông Đồng Nai vào một ngày mưa trắng trời... Chị Tuyết đang dùng dây dù buộc con vào thuyền Từ bao đời nay, để giữ an toàn cho những đứa trẻ khi lênh đênh trên sông nước, các bậc cha mẹ trong xóm...