Khác biệt con đầu và con thứ
Giữa việc nuôi dạy con đầu lòng với con thứ đôi khi là sự khác nhau đến trái ngược khiến không ít bậc cha mẹ ngạc nhiên.
1. Ăn mừng
Đứa đầu: Lần đầu mang thai, bạn được mọi người đối xử cứ như thể ngoài bạn ra, trên thế gian chưa có người đàn bà nào khác mang thai và sinh con vậy. Bạn được tặng cơ man nào là quà, được gia đình, bạn bè, bạn của gia đình quan tâm, thăm hỏi. Đến khi em bé ra đời, mọi người đến thăm chật cả phòng. Ngày con đầy tháng cả nhà mở tiệc vui như trảy hội.
Đứa thứ hai: Tình yêu, sự đón đợi của bạn dành cho con vẫn thế (có thể là có đôi chút bình tĩnh hơn) nhưng mọi người thì… đi đâu hết rồi nhỉ?
2. Lưu giữ tài liệu về con
Đứa đầu: “Hồ sơ” em bé bắt đầu từ khi mẹ còn chưa “rõ bụng” và vẫn không ngừng được bổ sung nào ảnh, nào những bài viết của mẹ, các mốc phát triển của con – bổ sung hàng tuần (nếu không muốn nói là hàng ngày) đều đặn cho đến tận khi em bé được 2 tuổi.
Đứa thứ hai: Bất cứ tấm ảnh nào được chụp khi mẹ mang bầu đều không có chủ định, cho đến tận gần ngày sinh mẹ mới quyết định làm vài tấm kỷ niệm như một cách chứng minh rằng chuyện mang thai lần này đúng là có xảy ra.
Video đang HOT
3. Đau ốm
Đứa đầu: Hầu như trong 1 năm đầu đời em bé chẳng bao giờ hắt hơi sổ mũi.
Đứa thứ hai: “Nhờ” lây nhiễm các kiểu từ cô chị đến giờ đã ở tuổi mầm non, đứa nhỏ chảy nước mũi ngay từ những tháng đầu tiên mới chào đời. Và bây giờ, khi đã có “ý thức” hơn, nó có thể nhận thấy mẹ lăm lăm cái ống hút mũi từ xa và hậu quả là cả bố mẹ và đứa lớn đè ra mới hút nổi mũi cho đứa nhỏ.
4. Sắp xếp thời gian
Đứa đầu: Ngoài việc chăm con ra, bạn chẳng có thời gian làm bất kỳ việc gì khác. Muốn ra ngoài, vợ chồng bạn đều phải lên lịch rất cẩn thận để không ảnh hưởng đến thời gian chợp mắt trong ngày của con. Bạn không thể nhận lời trước một kế hoạch gặp gỡ mà không “khuyến cáo” thêm một câu là khả năng bị hủy có thể diễn ra, bởi lịch trình mỗi ngày luôn là điều khó đoán.
Đứa thứ hai: Bạn không nhớ nổi tại sao với đứa đầu tiên mình lại bận đến thế. Và cho dù vẫn tiếp tục trân trọng giấc ngủ ban ngày của con, bạn không còn lý do gì bắt thế giới xung quanh phải ngừng lại vì giấc ngủ ấy chính xác cần diễn ra vào giờ ấy nữa.
5. Sự quan tâm
Đứa đầu: Đêm đến mà nó khóc, cả vợ lẫn chồng cuống lên tìm cách đáp ứng yêu cầu của nó ngay.
Đứa thứ hai: Đêm đến nó khóc, vợ chồng vẫn cuống lên dỗ để không làm đứa lớn thức dậy.
6. Sự sạch sẽ
Đứa đầu: Có tủ quần áo hoàn toàn mới và liên tục được thay mới, chia ngăn cực kỳ khoa học, gọn gàng, là lượt cẩn thận tránh ẩm mốc.
Đứa thứ hai: Mặc bất cứ thứ gì có thể mặc được (thừa hưởng từ chị của nó và những em bé khác). Đồ của nó cũng tống hết vào máy giặt. Giặt riêng, ủi kỹ trở thành việc xa xỉ vì mẹ không có thời gian. Thêm nữa, nó lúc nào cũng lăn lê bò toài trên sàn nên quần áo cần gì phải quá sạch.
7. Phát triển
Đứa đầu: Bố mẹ lúc nào cũng kè kè dõi theo từng bước phát triển của con, cổ vũ nhiệt tình khi bé biết bò, biết đi, biết leo cầu thang v.v.
Đứa thứ hai: Bố mẹ đã thấm phải vất vả thế nào mới một nhóc đang tuổi lăn lê bò toài, tập đi. Mẹ phải cố gắng hàng ngày học cách cùng lúc di chuyển theo hai hướng, có lúc phải quyết định thật nhanh nên “hy sinh” đứa nào để chạy theo đỡ đứa kia.
8. Thời gian chất lượng
Đứa đầu: Mỗi cuối tuần đều là thời gian gia đình rảnh rỗi bên nhau. Có vẻ như vợ chồng con cái có nhiều thời gian cho nhau và du lịch vẫn chưa phải ước mơ gì viển vông quá.
Đứa thứ hai: Đi du lịch đã trở nên lỉnh kỉnh, khó khăn hơn gấp nhiều lần và thời gian chất lượng bên gia đình cũng giảm bởi bố mẹ còn bận phân công việc nhà, vợ cho đứa bé bú, chồng dắt đứa lớn đi mua bỉm. Có khi mình vợ phải vừa chăm 2 đứa vừa hì hụi việc nhà, thấy đời thật bất công!
Theo Dantri
Quản lý sử dụng đất nông - lâm trường: Rà soát quỹ đất trên... sổ sách
Ngày 13.12, Bộ NNPTNT đã họp tổng kết về quản lý, sử dụng đất trong các nông-lâm trường (NLT) quốc doanh. Sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết 28 của Chính phủ về rà soát quản lý đất (2003), thực trạng đáng lo ngại là hàng trăm lâm trường vẫn trong tình thế "bình mới, rượu cũ" khi vẫn còn nhiều vướng mắc về sử dụng đất.
Nhiều NLT vẫn trong tình trạng lãng phí quỹ đất. Ảnh: D.H
"Bình mới, rượu cũ"
Theo chủ trương của Nghị quyết 28, 187 NLT phải sắp xếp, đổi mới trên nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung cho vấn đề rà soát quản lý, sử dụng quỹ đất. Theo đó, Bộ NNPTNT cho biết, từ 187 NLT đã liên tục chuyển đổi thành các hình thức DN như các Cty TNHH một thành viên, Cty liên doanh, Cty cổ phần... và giải thể 23 nông trường hoạt động kém hiệu quả. Tương tự, 256 lâm trường quốc doanh trên cả nước sau khi sắp xếp cũng đổi tên thành các Cty cổ phần, ban quản lý rừng hoặc các Cty TNHH (số này chiếm nhiều nhất với 148 Cty).
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, sau khi sắp xếp, diện tích đất các lâm trường quản lý giảm mạnh với trên 50%, chủ yếu giao về cho địa phương quản lý hoặc trực tiếp giao lại cho người dân có nhu cầu sử dụng. Điều này đồng nghĩa với việc diện tích đất thực sử dụng của các NLT đã được cải thiện đáng kể, tỉ lệ tự tổ chức sản xuất của các lâm trường- theo Tổng cục Lâm nghiệp- đạt 90,5%.
Tuy nhiên, qua khảo sát của Bộ NNPTNT, phần lớn các NLT đã tiến hành rà soát quỹ đất, nhưng công việc này chỉ thực hiện theo... số liệu trên sổ sách. Trong 56 NLT được rà soát vào năm 2011, chỉ 16 đơn vị thực hiện rà soát, đo đạc thực tế, số còn lại chỉ rà soát trên giấy tờ.
Thậm chí, có GĐ Cty lâm nghiệp còn không nắm được Cty mình có bao nhiêu đất (Cty lâm nghiệp Đăk Song, Đắc Nông). Nguyên nhân được cho là thiếu kinh phí, ngân sách địa phương không đảm bảo, một số đơn vị thì chưa quyết tâm triển khai. Diện tích đất tranh chấp, lấn chiếm thậm chí còn tăng hơn so với trước sắp xếp rà soát (đất tranh chấp tăng từ hơn 282ha lên đến gần 2.400ha, đất lấn chiếm tăng từ hơn 5.400ha lên gần 6.400ha).
Tiếp tục.. rà soát
Về sử dụng quỹ đất các NLT, Phó BCĐ đổi mới và phát triển DN - ông Phạm Quốc Danh- nhìn nhận: "10 năm là khoảng thời gian đủ để khẳng định một quyết sách phù hợp với thực tế hay không. Lời hứa với Chính phủ là hết năm 2012 về cơ bản phải hoàn thành việc rà soát đất NLT, nhưng hôm nay, đã gần hết năm rồi mà thực trạng vẫn quá ngổn ngang. Bộ buộc phải nợ việc này và tiếp tục tiến hành rà soát và lùi báo cáo Chính phủ vào quý I/2013". Theo ông Danh, hiện nhiều đơn vị không làm theo trình tự của Luật Đất đai (đặc biệt là các Cty cổ phần), theo đó quỹ đất không ai quản lý dẫn đến việc mượn và thuê đất rất bát nháo.
Trước tình trạng quá bộn bề của quản lý, sử dụng quỹ đất các NLT, Bộ TNMT cho hay kiểu gì cũng phải... tiếp tục rà soát, đánh giá lại tình hình sử dụng đất của từng NLT, tiếp tục xem xét giải thể các NLT sử dụng đất thiếu hiệu quả, để hoang hóa quá nhiều hoặc quản lý yếu kém gây lãng phí đất.
Cả nước có 664 NLT. Trong đó, có 235 nông trường, 167 lâm trường và 262 ban quản lý rừng. Tổng diện tích đất các NLT cả nước đang quản lý sử dụng chiến hơn 6,8 triệu hécta. Sau khi sắp xếp, rà soát theo NQ 28, diện tích các NLT trả lại cho địa phương là hơn 735.700ha. D.H
Theo laodong
Kỷ niệm 20 năm thành lập chợ Long Biên Sáng qua (15-11), UBND quận Ba Đình, Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập chợ Long Biên và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Nhà nước trao tặng. Năm 1992, chợ Long Biên (thuộc phường Phúc Xá, quận Ba Đình) được thành lập, đáp ứng mong mỏi của cư dân trên địa bàn, góp phần sắp...