Khả năng ‘thoả thuận thế kỷ’ Israel – Palestine được quay lại đàm phán dưới thời ông Trump
Thỏa thuận thế kỷ về cuộc xung đột Israel – Palestine có khả năng sẽ được đưa trở lại bàn đàm phán khi ông Trump quay lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025.
Ông Donald Trump và ông Benjamin Netanyahu trong cuộc gặp tại Washington, D.C. ngày 27/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Brian Hook, đặc phái viên về Iran của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, cho biết tổng thống đắc cử sẽ tiếp tục tìm cách cô lập và làm suy yếu Iran. Ông đồng thời nói rằng thỏa thuận thế kỷ về cuộc xung đột Israel – Palestine có khả năng sẽ được đưa trở lại bàn đàm phán khi ông Trump quay lại Nhà Trắng.
Phát biểu trên kênh CNN, ông Hook từ chối bình luận về vai trò tiềm năng của ông trong chính quyền thứ hai của ông Trump. Trước đó, kênh truyền hình Mỹ đưa tin ông Hook sẽ lãnh đạo nhóm chuyển giao tại Bộ Ngoại giao, trích dẫn ba nguồn tin quen thuộc với vấn đề này.
Không khẳng định bất kỳ thông tin nội bộ nào, cựu quan chức Bộ Ngoại giao cho biết ý định về chính sách đối ngoại của ông Trump “ẩn trong tầm nhìn”, ám chỉ đến các quyết định của tổng thống đắc cử trong nhiệm kỳ đầu tiên từ năm 2017 đến năm 2021.
Ông Trump có quan điểm cứng rắn với Iran. Ông đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Mỹ – Iran và thực hiện chiến dịch trừng phạt “gây sức ép tối đa” đối với quốc gia này. Trong khi đó, ông đã vun đắp mối quan hệ với các quốc gia Arab, cuối cùng là làm trung gian cho Hiệp định Abraham giữa Israel và một số quốc gia Hồi giáo.
“Tổng thống đắc cử cho rằng động lực chính của sự bất ổn ở Trung Đông ngày nay là Iran”, ông Hook lập luận.
Cựu đặc phái viên về Iran cũng cáo buộc chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Joe Biden đã thực hiện “chính sách xoa dịu và hòa giải với Iran, dẫn đến thất bại trong việc răn đe”, vì không ai tin rằng nước Mỹ có mối đe dọa đáng tin cậy về vũ lực quân sự.
Iran ủng hộ Hamas, lực lượng đã tấn công Israel vào năm ngoái, bắt đầu cuộc chiến đang diễn ra ở Dải Gaza. Phong trào Hezbollah ở Liban – lực lượng thân Iran khác, cũng đã tham gia cuộc chiến ngay sau đó cùng các phong trào khác trong khu vực. Iran cũng đã tấn công trực tiếp Israel hai lần kể từ khi xung đột nổ ra.
Cựu cố vấn của ông Trump cho biết Vùng Vịnh là khu vực năng động nhất về kinh tế và sôi động nhất về văn hóa trên thế giới hiện nay. Ông cáo buộc Iran là trở ngại chính đối với sự phát triển của khu vực này.
Ông Hook cũng cáo buộc chính quyền của ông Biden đã làm tăng khác biệt giữa các đối tác của Mỹ. Những bình luận này có thể là một sự ám chỉ gián tiếp đến những lời chỉ trích mà Nhà Trắng nhắm vào Israel về việc tiến hành cuộc chiến chống lại Hamas ở Gaza và các lệnh trừng phạt đối với những người định cư ở Bờ Tây – với cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người dân Palestine địa phương.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu (phải) gặp ông Brian Hook, đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Mỹ về Iran, tại Văn phòng Thủ tướng ở Jerusalem vào ngày 15/11/2018. Ảnh: GPO/Times of Israel
Trả lời phỏng vấn kênh CNN, ông Hook cho biết kế hoạch hòa bình của ông Trump nhằm giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và người Palestine – còn gọi là “thỏa thuận thế kỷ” – có khả năng sẽ được đưa trở lại bàn đàm phán trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump. Song ông lưu ý nhu cầu về giải pháp hai nhà nước đã giảm đi sau cuộc tấn công của Hamas.
Kế hoạch này – phần lớn được Jared Kushner, con rể và cựu cố vấn cấp cao của ông Trump, soạn thảo và công bố vào năm 2020 – cho rằng Israel có thể sáp nhập tất cả các khu định cư ở Bờ Tây, trong khi trao cho người Palestine con đường dẫn đến giải pháp một nhà nước – bán tiếp giáp với phần lãnh thổ còn lại.
Kế hoạch này đã nhanh chóng bị Chính quyền Palestine bác bỏ, trong khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hoan nghênh nó với sự dè dặt. Các đồng minh của ông cũng đã “dội gáo nước lạnh” vào đề xuất này bởi đề xuất bao gồm giải pháp một nhà nước Palestine tiềm năng.
Khi được yêu cầu bình luận về tuyên bố của Ngoại trưởng Saudi Arabia rằng việc bình thường hóa quan hệ với Israel là không thể, nếu nhà nước Palestine không được thành lập, ông Hook nhấn mạnh: “Phần lớn đề xuất đó vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay”. Ông nói thêm rằng đề xuất này bao gồm tất cả các điều kiện mà Riyadh đang tìm kiếm để bình thường hóa quan hệ với Israel.
Tuy nhiên, ông Hook nói “không ai có tâm trạng” để thảo luận về giải pháp hai nhà nước sau cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7/10/2023, khi hàng nghìn tay súng Hamas đã tấn công miền Nam Israel từ Gaza, khiến khoảng 1.200 người thiệt mạng và bắt giữ 251 con tin, bắt đầu cuộc chiến đang diễn ra.
Xung đột Trung Đông rơi vào vòng luẩn quẩn
Trong khi các bên loay hoay tìm lối ra cho cuộc chiến tại Dải Gaza và Li Băng, Israel và Iran có nguy cơ mắc kẹt trong vòng lặp tấn công qua lại.
Đàm phán bế tắc
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller hôm qua bày tỏ thái độ không hài lòng với Israel liên quan tình hình nhân đạo tại Gaza, đặc biệt sau cuộc không kích hôm 29.10 tại miền bắc dải đất này khiến 93 người thiệt mạng, theo Reuters. "Đó là vụ việc kinh hoàng với kết quả kinh hoàng. Chúng tôi đã liên hệ chính phủ Israel để hỏi chuyện gì xảy ra", ông Miller nói. Quân đội Israel cho biết đang điều tra nhưng đề nghị cẩn trọng đối với con số do phía Palestine đưa ra.
Israel không kích chết người ở Gaza, phủ bóng đen lên đàm phán
Vụ không kích xảy ra giữa lúc các bên trung gian như Mỹ, Ai Cập, Qatar nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột kéo dài hơn 1 năm qua. Một "đề xuất mini", theo đó các bên tạm ngừng bắn vài ngày để thả một số ít con tin, đã được đưa ra gần đây nhằm tạo lòng tin giữa các bên hướng đến thỏa thuận lớn hơn là thả hết con tin và kết thúc hoàn toàn xung đột. Israel nói sẽ chấp nhận nếu nhận được đề nghị như vậy nhưng Hamas lại đưa ra tuyên bố hàm ý không thỏa hiệp. "Phong trào đã xác nhận sẵn sàng với bất kỳ thỏa thuận hay ý tưởng nào chấm dứt sự đau khổ của nhân dân tại Gaza và đạt ngừng bắn vĩnh viễn, và quân chiếm đóng phải rút hoàn toàn khỏi Dải Gaza", thành viên cấp cao Sami Abu Zuhri của Hamas nói trên truyền hình. Theo Reuters, ông Zuhri cũng lặp lại những điều kiện ban đầu như chấm dứt phong tỏa Gaza, không hạn chế việc cứu trợ, tái thiết Gaza và trao đổi con tin Israel lấy tù nhân Palestine.
Binh sĩ Israel tại miền nam Li Băng. ẢNH: QUÂN ĐỘI ISRAEL
Tại Li Băng, mặc dù các quan chức Israel nói đã phá hủy 80% năng lực tên lửa - rốc két của Hezbollah và đang bàn bạc về một giải pháp ngoại giao, chiến sự vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Thậm chí, truyền thông Li Băng đưa tin các xe tăng của Israel đã tiến gần làng Khiam, cách biên giới 6 km. Đây là điểm sâu nhất tại miền nam Li Băng mà lực lượng Israel đạt đến từ khi mở chiến dịch trên bộ vào tháng 9.
Israel răn đe Iran
Trong khi đó, màn "ăn miếng, trả miếng" giữa Israel và Iran có nguy cơ tiếp tục kéo dài theo những tuyên bố mới nhất. Trong chuyến thăm đơn vị đã thực hiện đòn oanh tạc Iran hôm 26.10, Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel Herzi Halevi ngày 29.10 cảnh báo đợt tấn công đáp trả của Israel "vẫn chưa kết thúc" và có thể được yêu cầu tiếp tục. Hôm 26.10, Israel điều hơn 100 máy bay tấn công mục tiêu quân sự của Iran để đáp lại vụ tập kích của Tehran vào lãnh thổ Israel với 200 tên lửa đạn đạo hôm 1.10. Ông Halevi cảnh báo nếu Iran phạm sai lầm khi tấn công lần nữa, Israel sẽ tìm đến với những năng lực chưa sử dụng và sẽ hủy diệt những cơ sở được tạm bỏ qua vào hôm 26.10.
Lãnh tụ tối cao Iran: đừng hạ thấp hay phóng đại các cuộc không kích của Israel
Truyền thông Israel và phương Tây cho hay Israel đã bỏ qua các cơ sở dầu mỏ và hạt nhân của Iran dưới sức ép từ Mỹ và chỉ tấn công các cơ sở sản xuất tên lửa, máy bay không người lái và những mục tiêu quân sự khác trong hành động hôm 26.10. Theo Fox News, toàn bộ 4 hệ thống phòng không S-300 của Iran đã bị phá hủy và nước này đang dễ bị tổn thương trước các cuộc không kích trong tương lai.
Israel đe dọa tân thủ lĩnh Hezbollah
Trong các bài viết trên mạng xã hội cuối ngày 29.10 sau khi Hezbollah bầu ông Naim Qassem làm tân thủ lĩnh, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho rằng đây chỉ là việc "bổ nhiệm tạm thời" và sẽ không trụ lâu, theo AFP. "Màn đếm ngược đã bắt đầu", ông Gallant viết. Ông Qassem là phó thủ lĩnh Hezbollah trong nhiều năm và được công bố thăng chức vào hôm 29.10, sau khi người tiền nhiệm Hassan Nasrallah và người được đồn đoán sẽ lên thay là ông Hashem Safieddine lần lượt bị giết chết trong hơn 1 tháng qua.
Israel không từ bỏ Hành lang Philadelphi, chiến sự Gaza khó hạ nhiệt Israel tuyên bố sẵn sàng thể hiện sự lĩnh hoạt trong việc đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza, nhưng quyết tâm không từ bỏ Hành lang Philadelphi tiếp giáp Ai Cập. Tổng thống Biden chỉ trích Thủ tướng Israel về tình hình Gaza Binh sĩ Israel làm nhiệm vụ ở Dải Gaza. Ảnh: IDF Interfax ngày 5/9 dẫn lời Thủ tướng...