Khả năng tác chiến biển của Trung Quốc còn lâu mới dọa được Mỹ
Quốc hội Mỹ vừa thông qua một bản báo cáo của Ủy ban thẩm định an ninh kinh tế Mỹ-Trung, trong đó đặc biệt đáng chú ý là những đánh giá về khả năng tác chiến trên biển của Trung Quốc.
Hiện hải quân Trung Quốc lần đầu tiên bước vào giao đoạn IOC
Bản báo cáo của Ủy ban thẩm định an ninh kinh tế Mỹ-Trung nhấn mạnh, bắt đầu từ cuối năm nay, lực lượng tên lửa chiến lược căn cứ trên biển của Trung Quốc đã lần đầu tiên bước vào giai đoạn IOC (năng lực tác chiến ban đầu), “diễn viên chính” là tên lửa đạn đạo, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2 (Cự Lang-2).
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 (lớp Tấn) của Trung Quốc
Loại tên lửa đạn đạo có tầm phóng 7400km này giúp hải quân Trung Quốc lần đầu tiên có khả năng tấn công uy hiếp hạt nhân đến lãnh thổ Mỹ. JL-2 sẽ được trang bị trên tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Tấn (Type 094). Dự kiến đến trước năm 2020, hải quân Trung Quốc có thể đã hoàn thiện được 3 tàu, khi đó họ sẽ được trang bị khả năng tuần tra chiến lược trên biển.
Video đang HOT
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2
Báo cáo còn cho biết, hiện Trung Quốc đang triển khai nghiên cứu 2 dự án tàu ngầm hạt nhân, đó là tàu ngầm tấn công tên lửa hành trình Type 095 (SSGN) và tàu ngầm hạt nhân chiến lược (SSBN) Type 096. Trong đó loại tên lửa đạn đạo trang bị trên Type 096 sẽ có tầm phóng xa hơn, tàu ngầm Type này cũng có độ ồn thấp hơn, uy lực tấn công cao hơn rất nhiều các thế hệ cũ.
Tàu khu trục Type 052D số hiệu 173 Trường Sa của Trung Quốc
Các công trình quân sự của quân đội Mỹ ở đảo Guam hiện nay là đích nhắm của tên lửa hành trình Trung Quốc. Tuy nhiên, khả năng tấn công mặt đất của các phương tiện tác chiến hải quân còn rất kém. Trong tương lai, tàu ngầm hạt nhân tấn công tên lửa hành trình Type 095 và tàu khu trục lớp Lữ Dương III (Type 052D) sẽ được trang bị tên lửa hành trình để nâng cao khả năng tấn công đối đất nhằm đặt toàn bộ các căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương vào trong tầm ngắm.
Tàu khu trục tên lửa Type 052C Lan Châu (170)
Tháng 6 năm nay, không quân Trung Quốc đã tiếp nhận 15 chiếc máy bay ném bom H-6K được nâng cấp về phạm vi hành trình và đặc biệt là trang bị tên lửa hành trình đối đất CJ-10 có tầm bắn 1500km. Phạm vi hoạt động của máy bay được nâng lên cùng với tên lửa hành trình là bước đột phá mới trong khả năng tấn công tầm xa của không quân Trung Quốc, dĩ nhiên, trong đó Guam sẽ là mục tiêu quan trọng hàng đầu.
Máy bay ném bom H-6K Trung Quốc
Trong bản báo cáo còn đề cập đến tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D (DF-21D) của lực lượng tên lửa chiến lược (Pháo binh 2). Với tầm bắn chỉ đạt 1500 km, nó không thể vươn tới Guam với khoảng cách khoảng trên 3000km nhưng cũng sẽ là sự đe dọa không nhỏ tới các chiến hạm Mỹ hoạt động ở tây Thái Bình Dương.
Tên lửa Đông Phong DF-21D – sát thủ tàu sân bay của Trung Quốc
Về hàng không mẫu hạm, báo cáo cho biết, hiện Liêu Ninh vẫn đang tiếp tục các cuộc thử nghiệm tiêm kích hạm và huấn luyện trên biển. Trong giai đoạn 2015-2016, trung đoàn tiêm kích hạm J-15 đầu tiên của Trung Quốc sẽ chính thức hình thành năng lực tác chiến. Hiện Trung Quốc đang nỗ lực chế tạo máy phóng để nâng cao tải trọng cất cánh và tốc độ xuất phát của lực lượng tiêm kích hạm.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Một trong các trọng tâm phát triển của Trung Quốc là lực lượng tác chiến mặt nước. Cho đến giữa năm 2012, Bắc Kinh đã hoàn tất công tác chế tạo 2 loại chiến hạm mặt nước là tàu khu trục phòng không lớp Lữ Dương III (052D) và tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Giang Đảo (056). Đồng thời vẫn tiếp tục đóng các tàu khu trục phòng không lớp Lữ Dương II (052C) và tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Khải II (054A). Hàng loạt chiến hạm mới sẽ hình thành năng lực tác chiến vào thời điểm năm 2015.
Tàu hộ vệ lớp 056 số hiệu 597 Khâm Châu của Hạm đội Nam Hải
Đến năm 2015, xét về tốc độ đóng và số lượng chiến hạm cỡ lớn được đưa vào phục vụ, Trung Quốc sẽ lần đầu tiên chính thức đứng ở vị trí số 2 sau Mỹ. Đến giai đoạn 2020, nếu Mỹ không kịp thời “phục hưng” thì Trung Quốc sẽ chiếm giữ vị trí số 1 về tốc độ đóng tàu hàng năm về cả tàu ngầm, tàu mặt nước và các phương tiện tác chiến khác.
Tàu hộ vệ tên lửa 569 Ngọc Lâm thuộc lớp 054A của Trung Quốc
Cuối cùng, báo cáo kết luận, tuy hiện nay hải quân Trung Quốc mới ở trong giai đoạn hình thành năng lực tác chiến đầu tiên nhưng với chiến lược ồ ạt hiện đại hóa hải quân hiện nay, trong vòng 5 năm tới Bắc Kinh sẽ làm thay đổi hẳn cán cân quân sự châu Á-Thái Bình Dương, trở thành đối thủ thách thức lớn nhất của Mỹ.
Theo ANTD