Khả năng ông Trump đảo ngược lệnh trả đũa Nga
Theo chuyên gia Eugene Rumer thuộc Viện Hòa bình quốc tế Carnegie Endowment (Mỹ), ông Trump vẫn có thể tiến hành các bước hàn gắn quan hệ với Nga mà không cần phải đảo ngược sắc lệnh trừng phạt của ông Obama.
Một chiếc xe mang biển số ngoại giao rời trụ sở cơ quan đại diện Nga tại New York vào ngày 31.12.2016Reuters
Reuters ngày 31.12 đưa tin Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã viết trên Twitter rằng: “Thật tuyệt vời khi ông Putin đã có bước đi trì hoãn. Tôi thừa biết ông ấy là người sáng suốt”. Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố sẽ không trục xuất bất cứ quan chức ngoại giao Mỹ nào để đáp trả việc Washington yêu cầu 35 nhà ngoại giao Nga phải về nước trước chiều 1.1.2017.
Chủ nhân Điện Kremlin gọi hành động ăn miếng trả miếng là “thủ thuật ngoại giao vô trách nhiệm” và tuyên bố Moscow “sẽ tiến hành những bước đi xa hơn nhằm khôi phục quan hệ song phương dựa trên chính sách tương ứng của Tổng thống đắc cử Donald Trump”.
Lâu nay, ông Trump cũng luôn bác bỏ thông tin từ giới tình báo Mỹ rằng Nga đứng sau đợt tấn công tin tặc nhằm mục đích giúp ông chiến thắng trong kỳ bầu cử tổng thống hồi tháng 11. “Đã đến lúc đất nước chúng ta nên tập trung vào những vấn đề quan trọng hơn”, ông nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tổng thống đắc cử Mỹ và tổng thống Nga cũng nhiều lần bày tỏ thiện chí dành cho nhau, đồng thời trong nội các sắp nhậm chức của ông Trump có một số nhân vật khá thân thiết với Nga.
Hãng tin TASS dẫn lời Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng và An ninh thuộc Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Frants Klintsevich nhận định Tổng thống đắc cử Trump có thể sẽ đảo ngược các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Moscow. Một số quan chức cấp cao của Mỹ cũng có nhận định tương tự. Tuy nhiên họ cảnh báo với Reuters rằng nếu thật sự làm vậy, ông Trump sẽ vấp phải sự chống đối của quốc hội, bao gồm cả những nhân vật cấp cao của đảng Cộng hòa như Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện John McCain. Đây là điều mà chủ nhân mới của Nhà Trắng sẽ hết sức né tránh trong thời gian đầu cầm quyền.
Theo chuyên gia Eugene Rumer thuộc Viện Hòa bình quốc tế Carnegie Endowment (Mỹ), ông Trump vẫn có thể tiến hành các bước hàn gắn quan hệ với Nga mà không cần phải đảo ngược sắc lệnh trừng phạt. “Ông Trump chỉ cần nói đó là quyết định của ông Obama và hai bên có thể cải thiện quan hệ theo những con đường khác”.
Cũng trong ngày 31.12, AFP đưa tin Điện Kremlin quyết định điều hẳn một máy bay tới Mỹ để đón công dân Nga về nước. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, lệnh trục xuất của Tổng thống Obama khiến 96 người Nga phải gấp rút rời Mỹ, bao gồm 35 nhà ngoại giao và thân nhân. Cũng nằm trong kế hoạch trừng phạt, Mỹ còn đóng cửa 2 tòa nhà thuộc cơ quan ngoại giao Nga tại New York và Maryland cũng như công bố các khoản cấm vận nhằm vào Tổng cục Tình báo quân sự Nga (GRU) và Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB).
(Theo Thanh Niên)
Lãnh đạo thế giới chúc gì ngày đầu năm?
Năm mới đã đến, trong khi các lãnh đạo thế giới bày tỏ hy vọng về một năm tốt đẹp hơn, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump lại chọn cách rất riêng khi chúc mừng... kẻ thù của mình.
Tổng thống Vladimir Putin cho rằng 2016 không phải là một năm dễ dàng với nước Nga Reuters
Trên Twitter, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đưa ra lời chúc năm mới chẳng khác nào một câu châm chọc: "Chúc mừng năm mới tất cả mọi người, gồm nhiều kẻ thù của tôi và những người đã chiến đấu chống lại tôi và thua cuộc một cách thật thảm hại đến mức mà họ chẳng biết phải làm gì. Yêu!".
Năm 2016 của ông Trump trôi qua với sự thành công bất ngờ khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tuy nhiên ông cũng gây ra những mâu thuẫn nảy lửa với cả các chính trị gia đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà, những người nổi tiếng cũng như giới truyền thông, theo NBC News.
Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama thì nêu lại những thành tựu mà chính quyền Mỹ có được trong 8 năm nhiệm kỳ của ông, bao gồm khôi phục nền kinh tế sau suy thoái, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cao kỷ lục, hàng chục triệu người Mỹ có được bảo hiểm y tế...
Trong khi đó, thông điệp đón năm mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin có phần ôn hoà hơn. Ông Putin gửi lời cầu mong hạnh phúc đến người dân và thừa nhận năm 2016 là năm khó khăn cho nước Nga, gồm việc Nga can thiệp quân sự tại Syria.
"Thật không dễ dàng gì, tuy nhiên những gian khổ mà chúng tôi phải đối mặt đã gắn kết mọi người lại với nhau, tạo động lực cho chúng tôi mở ra một nguồn khả năng cực lớn để tiến lên. Điều quan trọng là chúng tôi tin vào bản thân, vào sức mạnh và vào đất nước", Tổng thống Putin nói.
Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel nói 2016 là một trong những năm mà tình hình thế giới trở nên bấp bênh nhất. Trong bài phát biểu mừng năm mới 2017, bà Merkel cho rằng khủng bố Hồi giáo cực đoan vẫn làm mối đe doạ lớn nhất của nước Đức, đặc biệt là sau vụ tấn công xe tải vào khu chợ Giáng sinh ở thủ đô Berlin hôm 19.12.
Bên cạnh đó, thủ tướng Đức cũng cho rằng việc nước Anh rời khỏi EU cũng là vấn đề cần quan tâm và người Đức sẽ không cho rằng việc một quốc gia tách ra đơn độc sẽ có một tương lai tốt hơn.
Những lời chúc mừng năm mới cũng được nhiều lãnh đạo thế giới tuyên bố, với hy vọng về một sự thay đổi về xã hội và kinh tế. Vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn kêu gọi sự đoàn kết của đất nước. Vua Vajiralongkorn lên ngôi vào đầu tháng 12.2016 sau khi quốc vương Bhumibol Adulyadej băng hà ngày 13.10.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thì bảo vệ quyết định gần đây của ông khi cho ngừng lưu thông những tờ tiền mệnh giá lớn, một quyết định gây bất bình tại Ấn Độ. Ông Modi đưa ra lời chúc năm mới tốt đẹp đến người dân, đặc biệt là người nghèo, nông dân, phụ nữ và tầng lớp doanh nghiệp nhỏ.
(Theo Thanh Niên)
Loại Nga khỏi mối đe dọa, Trump nguy cơ đối đầu với Lầu Năm Góc Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump không liệt Nga vào danh sách những ưu tiên quân sự cần đối phó có thể khiến nhiều quan chức Lầu Năm Góc bất bình. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Quốc phòng đề cử James Mattis. Ảnh: Reuters Bản ghi nhớ về các ưu tiên quốc phòng hàng đầu của...