Khả năng NATO triển khai quân sự lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh
Khối quân sự phương Tây có thể điều động toàn bộ các đơn vị đến khu vực sườn Đông ứng phó với Nga.
NATO sẽ thay đổi cách định nghĩa về Nga khi cập nhật khái niệm chiến lược. Ảnh: Reuters
Dẫn các nguồn thạo tin, báo Tây Ban Nha El Pais cho biết tại hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới diễn ra ở Madrid, các nhà lãnh đạo có thể quyết định cử hàng nghìn binh sĩ tới cửa ngõ của Nga. Bài báo nói thêm NATO cũng được cho là sẽ cắt đứt mọi quan hệ với Moskva.
Báo El Pais giải thích các nước thành viên NATO đã sẵn sàng biến Đông Âu thành một “pháo đài” chứa hàng nghìn binh sĩ và một lượng lớn trang thiết bị quân sự trong bối cảnh lo ngại về một cuộc tấn công tiềm tàng từ phía Nga.
Liên minh do Mỹ dẫn đầu này “muốn gửi một thông điệp rằng NATO đã sẵn sàng phản ứng trước bất kỳ hành động gây hấn nào”. Cũng trong hội nghị, NATO sẽ đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng và ngân sách chung của khối liên minh.
“Cuộc tranh luận chính ở Madrid sẽ diễn ra giữa các quốc gia Đông Âu – những nước muốn biến các tiểu đoàn thành các lữ đoàn vũ trang mạnh đóng quân lâu dài trên lãnh thổ của họ, và những nước khác như Mỹ hoặc Đức – những nước muốn duy trì chiến lược triển khai lực lượng luân phiên, đề phòng trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc xung đột”, Jamie Shea – một cựu quan chức cấp cao NATO hiện quản lý Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh tại Đại học Nam Đan Mạch – nhận xét.
Ngay cả khi NATO quyết định không triển khai tổng lực, các quốc gia Đông Âu có thể chứng kiến số lượng binh sĩ NATO đóng tại biên giới các nước tăng gấp đôi. Theo El Pais, nhóm binh sĩ đóng quân tại Ba Lan và các nước Baltic hiện từ 1.000 tới 1.600 sẽ tăng gấp đôi cũng như được trang bị những loại “vũ khí phức tạp hơn”.
Tuy nhiên, nếu như Tallinn, Riga và Vilnius thúc đẩy yêu cầu, việc tăng quân của NATO sẽ bao gồm toàn bộ các đơn vị – lên tới 15.000 binh sĩ.
Video đang HOT
Trước đó, vào giữa tháng 6, dẫn lời các nhà ngoại giao và quan chức cấp cao các nước NATO, hãng tin Reuters cho biết các nước Baltic sẽ không nhận được số lượng binh sĩ như đã yêu cầu. Trước khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine, có khoảng 5.000 binh sĩ đa quốc gia đóng quân trên lãnh thổ các nước này.
NATO cũng đã tăng gấp đôi sự hiện diện quân sự khối tại các quốc gia thành viên giáp biên giới với Ukraine kể từ cuối tháng Hai. Tổng cộng tại Hungary, Romania, Slovakia và Bulgaria đang có khoảng 40.000 binh sĩ NATO. Các phương tiện quân sự trong khu vực bao gồm 130 máy bay chiến đấu trong tình trạng báo động tối đa và 140 tàu chiến. Sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Âu cũng đã tăng từ 70.000 lên 100.000 quân kể từ tháng Hai.
Theo El Pais, NATO sẽ thay đổi đáng kể định nghĩa về Nga khi cập nhật khái niệm chiến lược. Cho đến nay, Nga vẫn được coi là một quốc gia “không có bất kỳ mối đe dọa nào” đối với NATO. Thậm chí, quan hệ giữa các nước còn được mô tả là mang “tầm quan trọng chiến lược”. Tuy nhiên, trong khái niệm chiến lược mới, Nga được định nghĩa là “mối đe dọa trực tiếp” có khả năng tấn công bất kỳ quốc gia thành viên NATO nào. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng cảnh báo Nga sẽ bị coi là “mối đe dọa” trong văn bản chiến lược cập nhật.
Trung Quốc, quốc gia chưa từng được đề cập, cũng sẽ xuất hiện trong tài liệu mới. Trung Quốc sẽ được gọi là “một thách thức địa chiến lược mang tính hệ thống”.
CNN: Mỹ lên kế hoạch cung cấp tên lửa tầm trung và xa cho Ukraine
Ngày 26/6, kênh truyền hình CNN đưa tin Mỹ đang lên kế hoạch cung cấp các tên lửa có tầm bắn từ trung tới xa cho Ukraine và quyết định dự kiến được Washington công bố tuần này.
Một hệ thống tên lửa hiện đại Patriot của Mỹ khai hỏa. Ảnh: nationalinterest
Hãng thông tấn Tass (Nga) dẫn thông tin của CNN cho hay Mỹ sẵn sàng cung cấp cho Ukraine một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung và xa.
CNN trích một nguồn tin ẩn danh nói rằng Washington dự kiến thông báo rằng Mỹ đã mua cho Ukraine một hệ thống tên lửa phòng không tối tân ngay trong tuần này.
Bên cạnh đó, dự kiến Mỹ cũng sẽ thông báo kế hoạch cung cấp cho Kiev thêm các hệ thống radar và đạn pháo.
Hiện giới chức Ukraine và Mỹ chưa phản ứng gì trước thông tin do CNN đăng tải.
Nga trước tới nay luôn phản đối Mỹ và các nước phương Tây cung cấp vũ khí, đặc biệt là các vũ khí tầm xa, cho chính quyền Kiev. Moskva từng tuyên bố nước này coi vũ khí của nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ Ukraine là mục tiêu tấn công hợp pháp, đồng thời cáo buộc điều đó sẽ "đổ thêm dầu vào lửa" xung đột, phá hủy tiến trình đàm phán.
Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đang có mặt tại Đức để dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) với vấn đến xung đột Nga-Ukraine là trọng tâm, mới đây tuyên bố Washington sẽ cung cấp cho Ukraine "thêm nhiều hệ thống rocket tối tân và đạn dược", trong bối cảnh cuộc chiến với Nga vẫn khốc liệt.
Giới chức Ukraine nhiều lần hối thúc Mỹ và phương Tây tăng cường viện trợ quân sự, trong đó có các hệ thống tên lửa hiện đại, như hệ thống NASAMS với tầm bắn có thể đạt hơn 160km.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong chuyến thăm tập đoàn Lockheed Martin, nơi sản xuất tên lửa chống tăng Javelin mà Washington cung cấp cho Ukraine vào tháng 5/2022 ở Troy, bang Alabama. Ảnh: CNN
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 15/6 cho biết ông đã thông báo với người đồng cấp Ukraine, ông Volodymyr Zelensky, rằng Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine một gói viện trợ an ninh mới trị giá 1 tỷ USD.
Trong một thông cáo báo chí, Tổng thống Biden nói rằng gói viện trợ an ninh mới cho Kiev sẽ bao gồm pháo, vũ khí phòng thủ bờ biển, cùng đạn pháo và các hệ thống rocket tiên tiến mà Ukraine yêu cầu trong cuộc xung đột với Nga, đặc biệt tại khu vực miền Đông Donbass.
Hãng tin Bloomberg cho biết Mỹ sẽ bàn giao cho Ukraine các tên lửa chống hạm Harpoon. Trước đó, tin cho biết Mỹ đã quyết định chuyển giao thêm 8 hệ thống rocket phóng loạt (MLRS) cho Ukraine trong khi quân đội Ukraine có kế hoạch triển khai MLRS trên chiến trường vào tuần tới.
Hồi tháng 5, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cảnh báo nguy cơ leo thang xung đột ở Ukraine sẽ tăng lên đáng kể nếu Mỹ cung cấp cho Kiev hệ thống tên lửa dẫn đường phóng loạt.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden khi đó đã chấp thuận gửi các hệ thống tên lửa dẫn đường phóng loạt (GMLRS) tới Ukraine. Được yêu cầu bình luận về thông tin trên, ông Antonov cho biết trước tiên điều này cần phải được xác minh và cho đến nay, giới chức Mỹ vẫn chưa đưa ra thông báo chính thức nào.
Đại sứ Nga bày tỏ hy vọng rằng "ý thức chung sẽ thắng thế và Washington sẽ không thực hiện bước đi khiêu khích như vậy". Antonov cũng nói thêm ông và các đồng nghiệp từ Bộ Ngoại giao Nga đã nhiều lần cảnh báo giới chức Mỹ rằng động thái bơm vũ khí cho Ukraine có thể "làm tăng nguy cơ leo thang xung đột".
Nhà ngoại giao Nga cho rằng nếu thông tin trên là đúng sự thật và Chính quyền ông Biden có ý định gửi các hệ thống tên lửa M270 MLRS và M142 HIMARS tới Kiev, quân đội Ukraine sẽ có khả năng tấn công các thành phố của Nga. Ông nhấn mạnh đây là điều không thể chấp nhận được đối với Moskva.
HIMARS là vũ khí có tầm bắn xa, chính xác hơn, linh hoạt hơn và có thể được trang bị tên lửa đạn đạo chiến thuật và dẫn đường bằng vệ tinh. Mỗi tên lửa được nạp sẵn vào các ống phóng dùng một lần và có thể nhanh chóng lắp lên xe tải và vứt bỏ sau khi bắn, điều này giúp hệ thống vận hành dễ dàng hơn so với các mẫu cũ do Liên Xô thiết kế.
Ông Antonov tuyên bố với việc cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine, Mỹ sẽ hủy hoại triển vọng hòa bình ở quốc gia Đông Âu này. Ông cũng lưu ý rằng Washington đang ngày càng can dự nhiều hơn vào cuộc xung đột, có thể gây ra "những hậu quả khó lường đối với an ninh toàn cầu".
Ukraine muốn NATO công nhận 'vai trò nền tảng' về an ninh Cố vấn ngoại giao Ihor Zhovkva của Tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi NATO ghi nhận vai trò của Ukraine khi liên minh này họp thượng đỉnh vào tuần tới. Các binh sĩ Ukraine trên xe chở quân bọc thép tại vùng Luhansk vào ngày 23.6 AFP Tờ Financial Times ngày 26.6 đưa tin một quan chức cấp cao Ukraine cho biết nước...