Khả năng mở rộng TPP cho các nền kinh tế khác sau khi Mỹ rút
Trong cuộc họp tại Hà Nội sáng ngày 21/5, đại diện của các quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP) đã nhấn mạnh về khả năng mở rộng TPP cho các các nền kinh tế khác tham gia nếu họ có thể chấp nhận các tiêu chuẩn cao của Hiệp định.
Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh tại cuộc họp báo sau cuộc họp của đại diện các quốc gia thành viên TPP sáng ngày 21/5 (Ảnh: Bộ thương)
Các Bộ trưởng và Thứ trưởng của Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Malaysia, Peru, Singapore và Việt Nam sáng ngày 21/5 đã nhóm họp bên lề Hội nghị Bộ trưởng phụ trách thương mại (MRT) của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Hà Nội để thảo luận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Một tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp cho biết các Bộ trưởng khẳng định lại kết quả cân bằng và tầm quan trọng về mặt kinh tế và chiến lược của TPP. Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh các nguyên tắc và tiêu chuẩn cao của Hiệp định này là cách để thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên, tạo thêm cơ hội cho người lao động, các hộ gia đình, nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Các Bộ trưởng cũng đồng ý cần phải hiện thực hóa những lợi ích của Hiệp định TPP. Theo hướng đó, các Bộ trưởng nhất trí giao cấp kỹ thuật nghiên cứu các kịch bản phù hợp để nhanh chóng đưa Hiệp định toàn diện và tiêu chuẩn cao này vào thực thi, trong đó bao gồm việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia của các nước ký kết ban đầu.
Quang cảnh cuộc họp của đại diện các quốc gia thành viên TPP sáng ngày 21/5 (Ảnh: Bộ thương)
Video đang HOT
Các Bộ trưởng đã chỉ đạo các trưởng đoàn xúc tiến việc chuẩn bị cho nhiệm vụ này và yêu cầu hoàn tất trước khi các nước TPP nhóm họp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC sẽ được tổ chức vào ngày 10 – 11/11/2017 tại Đà Nẵng, Việt Nam.
Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh về khả năng mở rộng TPP cho các nền kinh tế khác tham gia nếu họ có thể chấp nhận các tiêu chuẩn cao của Hiệp định.
Những nỗ lực này sẽ giải quyết các mối quan ngại về chủ nghĩa bảo hộ, duy trì mở cửa thị trường, củng cố hệ thống thương mại quốc tế dựa trên các quy tắc chung, thúc đẩy thương mại toàn cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống.
TPP ban đầu gồm 12 quốc gia – Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam. Được đàm phán dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, TPP nhằm xóa bỏ các rào cản thương mại và thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các quốc gia thành viên chiếm 40% GDP toàn cầu.
Nhưng người kế nhiệm ông Obama là Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi TPP ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20/1.
An Bình
Theo Dantri
11 đối tác khẳng định tầm quan trọng của TPP sau khi Mỹ rút lui
Các bộ trưởng của 11 quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày 15/3 đã nhóm họp tại Chile, tái khẳng định tầm quan trọng của thỏa thuận, đồng thời bày tỏ lo ngại về xu hướng bảo hộ đang gia tăng khắp thế giới. Trong khi đó, giới chức cũng không loại trừ phiên bản "TPP 2.0" với sự tham gia của Trung Quốc.
Đại diện các nước tham gia hội nghị tại Chile ngày 15/3 (Ảnh: Reuters)
Đại diện các quốc gia thành viên TPP đã tham gia hội nghị kéo dài 2 ngày tại thành phố Vina del Mar, Chile. Đây là lần đầu tiên một cuộc họp cấp bộ trưởng giữa các thành viên TPP diễn ra kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi TPP ngày trong ngày đầu nhậm chức.
Hội nghị có sự tham gia của các quan chức từ 11 quốc gia thành viên TPP. Trung Quốc, Hàn Quốc và Colombia cũng cử đại diện tới hội nghị, trong khi Mỹ cử Đại sứ Mỹ tại Chile.
Kyodo đưa tin, các bộ trưởng của 11 quốc gia thành viên đã cho biết trong một tuyên bố chung đưa ra hôm qua rằng họ "nhắc lại kết quả công bằng và tầm quan trọng kinh tế và chiến lược của TPP".
Họ cũng bày tỏ "lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ tại nhiều khu vực trên thế giới", và "tái khẳng định cam kết mạnh mẽ" nhằm hợp tác cùng nhau để duy trì các nền kinh tế mở và tự do, thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và tăng cường hệ thống thương mại quốc tế dựa trên các quy định,
Tuy nhiên, họ không đạt được sự đồng thuận về việc liệu có tìm cách thực thi TPP thiếu Mỹ hay không. Trong khi Australia và New Zealand ủng hộ thực thi TPP trong 11 quốc gia thành viên thì Nhật Bản lại bày tỏ mong muốn đàm phán thêm và có thể khuyến khích Mỹ quay trở lại.
"TPP 2.0"?
Theo Kyodo, Ngoại trưởng Chile Heraldo Munoz phát biểu với báo giới trước đó rằng Santiago không loại trừ các cuộc đàm phán với sự tham gia của Trung Quốc, vốn không phải là một thành viên ngay từ đầu.
AFP cũng đưa tin rằng giới chức không loại từ phiên bản "TPP 2.0" với sự tham gia của Trung Quốc.
"Tùy thuộc vào Trung Quốc, với chiến lược của họ, quyết định có áp dụng các quy định của TPP hay không", Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo nói với AFP.
Các bộ trưởng 11 quốc gia thành viên TPP cho biết họ sẽ gặp lại nhau vào tháng 5, khi hội nghị bộ trưởng thương mại của APEC diễn ra tại Việt Nam.
TPP ban đầu gồm 12 quốc gia - Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam. Được đàm phán dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, TPP nhằm xóa bỏ các rào cản thương mại và thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các quốc gia thành viên vốn chiếm 40% nền kinh tế thế giới.
Nhưng người kế nhiệm ông Obama là Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi TPP ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20/1, cú giáng mạnh nhất của ông cho tới nay nhằm vào các thỏa thuận tự do thương mại mà ông báo cuộc là chuyển việc làm của Mỹ ra nước ngoài.
An Bình
Theo Kyodo, AFP
Việt Nam cùng các nước đang thảo luận hướng tiếp theo của TPP Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang bàn về bước tiếp theo, sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: Quý Đoàn "Việt Nam đang cùng các nước thành viên TPP thảo luận để đưa ra hướng phát triển tiếp theo...