Khả năng mất trắng hàng trăm nghìn tỷ
Theo đánh giá của các chuyên gia cùng các tổ chức nước ngoài, vấn đề nợ xấu trong các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam sẽ là thách thức dai dẳng ít nhất trong vài năm tới.
Đến nay chưa có một báo cáo đầy đủ nào về tình hình nợ xấu của từng ngành, lĩnh vực cũng như lối thoát nào cho các khoản nợ xấu lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng này.
Nhiều ngân hàng khốn đốn với nợ xấu (ảnh minh họa). Ảnh: Phạm Tuyên.
Đua nhau nợ, mất vốn nghìn tỷ
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đổi mới – Phát triển doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ, tổng số lỗ phát sinh của tập đoàn, tổng công ty năm 2012 khoảng 2.253 tỷ đồng.
Có 10 tập đoàn, tổng công ty lỗ lũy kế với tổng số khoảng 17.730 tỷ đồng. Đặc biệt đáng lo ngại, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty lên tới 1,33 triệu tỷ đồng trong đó riêng số nợ xấu khó đòi và có nguy cơ mất vốn nằm trong số nợ phải trả của các doanh nghiệp nhà nước cũng lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng nếu như vòng xoáy lỗ – nợ – mất vốn của các “quả đấm thép” của nền kinh tế vẫn tiếp diễn như trong thời gian qua.
Bài học lớn đến nay vẫn được coi khó giải quyết nhất đến nay vẫn là câu chuyện đổ vỡ của Vinashin kéo theo khoản nợ, theo ước tính của các chuyên gia, phải cần tới 100.000 tỷ đồng để trả lương, đóng bảo hiểm, trả các khoản nợ đã vay trước đó.
Các khoản nợ xấu của Vinashin đã tác động xấu trực tiếp đến sức khỏe của một số ngân hàng. Với mức nợ xấu bị đẩy lên đến 16,06%, trong đó 3.000 tỷ đồng cho Vinashin vay coi như mất vốn, Ngân hàng Nhà Hà Nội ( Habubank) là một trong những đơn vị đầu tiên phải trả giá bằng việc phải sáp nhập vào Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB).
Ngay cả khi sáp nhập, SHB cũng phải trích lập dự phòng cả nghìn tỷ đồng, chỉ lãi chút đỉnh do phải xử lý những khoản nợ xấu mà ngân hàng này đang mang.
Có mặt trong danh sách các doanh nghiệp bị giám sát đặc biệt của Bộ Tài chính từ nhiều năm qua, việc xử lý nợ, lỗ của Tổng Công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco) đang là bài toán nan giải đối với Bộ GTVT khi các chỉ số sức khỏe của đơn vị này đều thuộc dạng “khủng”: Lỗ lũy kế tính đến năm 2012 âm hơn 1.000 tỷ đồng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 14,55 lần, vượt trần 5 lần so với quy định của Bộ Tài chính.
Video đang HOT
Tái cơ cấu toàn diện được coi là lối thoát duy nhất để Vinawaco bứt hẳn ra khỏi cảnh nợ nần nhưng điều này cũng đồng nghĩa hàng nghìn tỷ đồng tiền nợ của đơn vị này sẽ dồn sang nhà nước, “ăn” cả vào lợi nhuận của các ngân hàng.
Theo Tổng giám đốc Vinalines Nguyễn Cảnh Việt, trong năm 2012, dù đã thu gọn số doanh nghiệp đầu mối từ 87 xuống còn 37, bán đi mười tàu lớn nhưng số lỗ năm qua của tổng công ty vẫn lên đến 2.439 tỷ đồng.
Hệ quả của việc vung tay đầu tư tràn lan theo phong trào dẫn đến nợ xấu còn thể hiện trong lĩnh vực xi măng.
Đứng đầu trong danh sách này phải kể đến hai dự án là Xi măng Thái Nguyên và Xi măng Đồng Bành của Tổng Cty Cơ khí Xây dựng (Coma, Bộ Xây dựng).
Không có khả năng thanh toán nợ và phải dừng hoạt động từ tháng 3-2012, dự án Xi măng Đồng Bành lỗ gần 197 tỷ đồng, và Bộ Tài chính đã phải dùng Quỹ tích lũy cho vay 3,49 triệu USD để trả nợ.
Với dự án xi măng Thái Nguyên của Tổng công ty Cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinaicon), do chưa có nguồn thu để trả nợ, Cty mẹ không có khả năng thanh toán các khoản nợ và lãi vay trong năm 2011 nên Quỹ tích lũy cũng đã phải ứng trả thay 4,25 triệu Euro.
Sau hơn một năm hoạt động nhà máy lỗ 77 tỷ đồng. Số tiền trả nợ gốc vay đối tác nước ngoài (được Chính phủ bảo lãnh) lên tới hơn 120 triệu USD (tương đương gần
2.500 tỷ đồng).
Hậu quả khôn lường
Nhiều ngân hàng khốn đốn với nợ xấu (ảnh minh họa). Ảnh: Phạm Tuyên.
Trao đổi với PV, thành viên HĐQT của một ngân hàng cổ phần thừa nhận, nếu chỉ trông vào trích lập dự phòng rủi do thì chẳng mấy các ngân hàng sẽ kiệt quệ vì phải trích lập dự phòng nhiều hơn nữa do nợ của các doanh nghiệp nhà nước đang ngày càng chất chồng trong khi nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường.
Tính toán của tiến sĩ Đinh Tuấn Minh (ĐH Quốc gia Hà Nội) ghi rõ nợ xấu của khu vực tập đoàn, tổng công ty chiếm tới 30-35% tổng dư nợ của khối này trong vay nợ từ hệ thống ngân hàng thương mại.
Trong đó, riêng tổng dư nợ của 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng. Còn theo Đề án tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính năm 2012, dư nợ lớn nhất thuộc về Tập đoàn Dầu khí (PVN – 72.300 tỷ đồng), Điện lực (EVN – 62.800 tỷ đồng), Than và Khoáng sản ( Vinacomin – 19.600 tỷ đồng).
Điều đáng nói hơn, nợ xấu của khu vực doanh nghiệp nhà nước đang tập trung nhiều ở Ngân hàng Phát triển (VDB) mà đây là đơn vị sử dụng nhiều nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá và nhận vốn ODA cho vay lại.
Ngay tại VDB, Vinashin cũng có khoản vay ưu đãi gần 300 tỷ đồng với lãi suất bằng 0% để hỗ trợ trả lương và phụ cấp EVN được vay hơn 5.000 tỷ đồng. Tính riêng nợ của các tập đoàn, tổng công ty… chiếm độ 75-80% tổng dư nợ của Ngân hàng Phát triển.
Nợ xấu – chuyện dài kỳ
Theo TS Đinh Tuấn Minh, nợ xấu tại khu vực doanh nghiệp nhà nước rất khó giải quyết vì khu vực này khó bán tài sản hoặc cổ phần nhà nước theo giá thị trường trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
Trong khi đó, trong bối cảnh tỷ lệ nợ công của Việt Nam ở mức rất cao, khoảng 54,8% GDP năm 2011, và nguy cơ thâm hụt ngân sách trong năm 2012 tăng trở lại thì khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước để giảm nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ vô cùng khó khăn.
Còn theo TS Cao Sĩ Kiêm, thành viên Hội đồng chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, dù có quy định doanh nghiệp phải có nghĩa vụ bồi hoàn cho Chính phủ các khoản tiền đã trả cùng với lãi và tất cả các chi phí phát sinh thực tế liên quan đến khoản vay, thế nhưng, trong bối cảnh các doanh nghiệp đang ngập trong nợ nần hiện nay thì hy vọng “đòi nợ” và quyền được bán tài sản thế chấp là dây chuyền công nghệ, nhà máy của Chính phủ là hết sức mong manh. Điều này đồng nghĩa, nợ xấu không sớm giải quyết ngày một ngày hai được.
Còn nữa
Theo Dantri
Bauxite không phải cứu cánh của Việt Nam
Đó là khẳng định của PGS-TS Nguyễn Khắc Vinh, Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam, nguyên viện trưởng Viện Địa chất và Khoáng sản.
* PV: Tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng về trữ lượng bauxite của Việt Nam là 10-11 tỉ tấn có chính xác không, thưa ông?
- TS Nguyễn Khắc Vinh: Tôi rất ngạc nhiên và phản đối kịch liệt việc Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng trữ lượng bauxite Việt Nam là 10-11 tỉ tấn và cũng không hiểu bộ trưởng căn cứ vào tài liệu nào. Ở đây, phải phân biệt giữa tài nguyên và trữ lượng. Trữ lượng bauxite mà bộ trưởng nói đến chỉ là tài nguyên, còn muốn mở ra ngành công nghiệp bauxite - nhôm thì phải khoan thăm dò chi tiết, tính toán nhiều yếu tố chứ không thể căn cứ vào dự báo tài nguyên để làm luận chứng kinh tế chodự án bauxite Tây Nguyên.
Hơn nữa, cho đến nay, trên các tài liệu đã công bố, Việt Nam chỉ có 6,9 tỉ tấn tài nguyên bauxite, còn Mỹ nhận định trữ lượng bauxite của Việt Nam chỉ có 2,1 tỉ tấn. Tuy nhiên, khi thăm dò chi tiết, trữ lượng có thể thấp hơn nữa. Trong khi trữ lượng bauxite của cả thế giới chỉ có 38 tỉ tấn. Lâu nay, Việt Nam hay dùng khái niệm trữ lượng là không chính xác, thậm chí còn nói "vống" trữ lượng lên để gây phấn khởi.
Đoàn chuyên gia khảo sát khu vực xây dựng Nhà máy Bauxite Nhân Cơ (Đắk Nông). Ảnh: Thu Sương
* Về mặt kinh tế, ông nhìn nhận thế nào về tiềm năng bauxite Việt Nam?
- Về bauxite, nếu nhìn ở góc độ kinh tế và khoa học thì lỗ nặng vì thị trường thế giới không lớn. Đây lại là lĩnh vực mới, phải đầu tư số tiền khổng lồ, trong khi giá bauxite rất rẻ (khoảng 35 USD/tấn) nên không phải là sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Mỗi năm, thế giới chỉ sử dụng 200 triệu tấn và với trữ lượng 38 tỉ tấn thì 100 năm nữa, thế giới mới sử dụng hết, điều này cho thấy nhu cầu về bauxite của toàn cầu là không nhiều. Vì vậy, nếu ta khai thác nhiều cũng chẳng bán được cho ai. Hiện nay, Trung Quốc gần như là khách hàng mua bauxite duy nhất của Việt Nam vì nhu cầu họ lớn nhưng trữ lượng có hạn. Theo đánh giá của thế giới, trữ lượng bauxite của Trung Quốc chỉ có 700 triệu tấn và là loại mỏ bauxite Diaspore giống như Cao Bằng, Hà Giang, Hải Dương... chủ yếu trong hang đá, trữ lượng ít, không phải là loại Gibbsite như ở Tây Nguyên nên việc khai thác khó khăn, chi phí rất lớn.
Chính vì thị trường nhỏ, giá rẻ nên Guinea là quốc gia có trữ lượng bauxite đứng đầu thế giới, khoảng 8 tỉ tấn nhưng họ vẫn không tập trung khai thác. Thị trường bauxite thế giới đã ổn định. Châu Mỹ có Guinea, Jamaica, Brazil cung ứng châu Âu có Ấn Độ và nhiều nước khác Úc có trữ lượng 7 tỉ tấn, đứng thứ hai nên là nhà cung cấp chiến lược.
Ngoài ra, sản xuất nhôm từ bauxite phải cần nguồn điện dồi dào và giá rẻ nên thế giới cũng không mặn mà. Vì thế, đừng viển vông nghĩ bauxite là cứu cánh của Việt Nam hay Tây Nguyên.
Tính toán các yếu tố, nhất là trữ lượng bauxite thế giới và nhu cầu thực tế đã khẳng định khai thác bauxite Tây Nguyên không có lợi trong thời điểm này. Còn nếu tính đúng, tính đủ chi phí làm đường vận chuyển, cảng... thì lỗ nặng, chưa kể yếu tố hủy hoại môi trường.
* Vậy theo ông, đối với dự án bauxite Tây Nguyên, cần làm gì vào lúc này?
- Việc đã rồi thì phải tìm giải pháp để giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất nhưng giải pháp nào cũng phải đặt hiệu quả kinh tế của dự án lên trên hết.
Bao giờ thế giới tiêu thụ hết nhôm do Việt Nam sản xuất?
PGS-TS Nguyễn Khắc Vinh nhấn mạnh: "Một lần nữa, tôi không đồng tình với tuyên bố của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và nguyên bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Phạm Khôi Nguyên khi tuyên bố: Việt Nam là nước giàu khoáng sản, với trữ lượng 11 tỉ tấn bauxite có thể sản xuất ra 1 tỉ tấn nhôm để mang lại nhiều tỉ USD.
Cả thế giới mỗi năm tiêu thụ 40 triệu tấn nhôm thì đến bao giờ mới sử dụng hết 1 tỉ tấn nhôm Việt Nam dự định sản xuất?".
Theo 24h
Vinashin có Tổng Giám đốc mới Bộ trưởng Giao thông Vận Tải Đinh La Thăng vừa ký quyết định giao cho ông Vũ Anh Tuấn - Tổng giám đốc TCty Công nghiệp tàu thủy Phà Rừng - làm quyền Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) từ ngày 1.3. Ông Vũ Anh Tuấn sẽ thay cho TGĐ hiện tại là ông Trương Văn Tuyến...