Khả năng làm mẹ của bạn
Nếu đứa con nhỏ muốn xem một bộ phim dành cho người lớn và bạn sẽ nhất định không cho con xem, lại chẳng giải thích gì, thì có lẽ bạn là một người mẹ rất thương con nhưng hơi quá nguyên tắc.
Trả lời những câu trắc nghiệm dưới đây của chuyên gia tâm lý người Mỹ Debra Rosenberg để xem mình là người mẹ như thế nào bạn nhé.
1. Bạn sẽ làm gì nếu thấy con (3 tuổi) đang dùng thỏi son vẽ lên tường?
a. Bạn la rầy nhưng nghĩ con vẫn còn nhỏ
b. Bạn nghĩ đó là lỗi của mình vì đã không coi con cẩn thận hơn
c. Bạn cùng bé lau chùi vết bẩn trên tường
2. Nếu con bạn ở lứa tuổi thiếu niên muốn xem một bộ phim mà bạn nghĩ đó là phim của người lớn, bạn sẽ làm gì?
a. Chỉ đơn giản là không cho
b. Cùng xem với con bộ phim đó và bấm qua nhanh những đoạn bạn cho là không thích hợp
c. Bạn sẽ mua bù lại những bộ phim hợp lứa tuổi con và không cho xem bộ phim đó
3. Bạn cho rằng trẻ con sẽ học và hiểu được giá trị của đồng tiền qua:
a. Hằng tuần phát cho con một khoản tiền tiêu xài nhất định
b. Khen thưởng con khi trẻ làm được một việc nào đó giỏi, thành công
c. Cùng trẻ đi mua các vật dụng và thức ăn
Video đang HOT
4. Bạn bè hay những người xung quanh nhận xét thế nào về bạn?
a. Một phụ nữ đầy tự tin
b. Thật nồng nàn và hóm hỉnh
c. Sẵn sàng giúp đỡ mọi người và là một người phụ nữ đáng tin cậy
5. Theo bạn, cách nào hay nhất để có thể khuyến khích trẻ phụ giúp những việc lặt vặt?
a. Nếu con không làm, bạn sẽ hạn chế một số quyền lợi của trẻ
b. Bạn cho trẻ thấy phụ giúp gia đình là một công việc vui thú
c. Bạn thiết kế một lịch công việc làm cho con và nhắc nhở, khuyến khích trẻ làm theo
6. Bạn sẽ làm gì nếu như con bạn (tuổi chập chững) nghĩ rằng dưới gầm giường mình đang có một con quái vật?
a. Bạn sẽ giải thích đó là một điều không thể nào có và trấn an trẻ, cùng trẻ ngó xuống gầm giường
b. Bạn sẽ cho trẻ ngủ cùng bạn
c. Bạn sẽ ở lại với trẻ
7. Nếu như con bạn (bé được 7-8 tuổi) làm mất chiếc áo khoác hay một đồ dùng nào đó lần thứ hai trong tháng, bạn sẽ:
a. La rầy và bạn sẽ mua một chiếc áo khác
b. Bạn sẽ mua một chiếc áo khác thay thế nhưng loại rẻ tiền
c. Nói cho trẻ biết và hiểu được trách nhiệm của mình
8. Con bạn dành nhiều thời gian cho việc gì sau giờ tan học?
a. Phụ giúp làm những việc lặt vặt trong nhà
b. Đi chơi hết trò này đến trò khác, chơi với hết bạn này đến bạn khác
c. Làm bài tập nhà
Kết quả:
Nếu chọn hầu hết câu a: Bạn là một người mẹ rất yêu thương con nhưng nguyên tắc và khắc nghiệt.
Mệnh lệnh, sự sắp xếp có tổ chức là phương thức sống của bạn và về lý thuyết thì chúng tốt cho trẻ. Những quy tắc bạn đặt ra rõ ràng có thể giúp trẻ, nhất là khi trẻ ở lứa tuổi thiếu niên, có được những sự chọn lựa và quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, nếu như những nguyên tắc này quá áp đặt hay khắc nghiệt, trẻ sẽ nổi loạn. Bạn hãy cân bằng hơn bằng cách:
- Hãy suy nghĩ kỹ càng hơn trước khi đưa ra một quyết định với trẻ hay trước khi bạn nổi nóng. Hít thở thật sâu có thể giúp bạn làm dịu tình hình và cũng giúp hạ huyết áp.
- Hãy giải thích những nguyên tắc của bạn. Cho dù trẻ có thể hiểu được dễ dàng những nguyên tắc đơn giản nhưng nếu như bạn chịu khó giải thích thêm trẻ sẽ rất sẵn lòng và vui vẻ làm theo những nguyên tắc đó. Trẻ luôn thích nghe những lời giải thích thật xuôi tai và dịu dàng từ mẹ.
Nếu chọn đa số câu b: Bạn vừa là một người mẹ hiền yêu thương con, vừa có khả năng bầu bạn với con.
Thay vì đưa ra những quy tắc hà khắc hay nhai nhải la rầy con, bạn đã khuyến khích và động viên trẻ với một thái độ ôn hòa. Tuy nhiên, nếu như luôn đóng vai trò một người bạn của con, sẽ khó khăn nếu có những lúc bạn cần nghiêm khắc. Vì vậy:
- Bạn hãy dùng những từ ngữ thật hợp với từng hoàn cảnh. Ví dụ như thay vì nói: “Con hãy vui lòng dọn dẹp đồ chơi của mình” thì hãy nói: “Đã đến lúc con cần phải dọn dẹp đồ chơi”. Trẻ sẽ thấy được cha mẹ là người có quyền lực nhất định.
- Bạn đừng ngại lập ra những giới hạn: Các quy định trong một ngôi nhà cần thiết cho trẻ phải làm theo như phải ngủ sớm, không về nhà sau 10 giờ đêm…
Nếu như chọn toàn câu c: Bạn là một người mẹ đầy kinh nghiệm.
Bạn mong muốn chia sẻ và dạy cho con biết những kinh nghiệm và hiểu biết của mình. Tuy nhiên, bạn không nên đặt ra một mục tiêu quá cao và bắt trẻ phải đạt được nếu không bé sẽ thấy sự nỗ lực và khuyến khích của bạn như là một áp lực lớn. Bạn hãy cân bằng lại bằng cách:
- Thỉnh thoảng thư giãn và đùa giỡn với trẻ. Điều này sẽ giúp con vừa học được những điều thú vị và vừa cảm thấy thoải mái.
- Đừng quá nghiêm khắc, tạo áp lực và cảm giác nặng nề cho trẻ, hoặc cười nhạo những sai lầm của con mà luôn tạo dựng một bầu không khí gia đình vui tươi.
(Theo Phụ Nữ