Khả năng kiểm soát lũ lụt của Trung Quốc còn hạn chế dù chính phủ đã chi rất nhiều tiền?
Mưa lớn dai dẳng gây ra lũ lụt nghiêm trọng tại Trung Quốc, cướp đi sinh mạng của hơn 100 người, buộc 1,7 triệu người phải chuyển chỗ ở và gây ra thiệt hại tài chính ước tính 61,8 tỷ nhân dân tệ.
Ảnh: GettyImages
Trong mùa hè này, mưa lớn dai dẳng đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng tại Trung Quốc, cướp đi sinh mạng của hơn 100 người, buộc 1,7 triệu người phải chuyển chỗ ở và gây ra thiệt hại tài chính ước tính 61,8 tỷ nhân dân tệ tức khoảng 8,8 tỷ USD.
Theo Bloomberg, tại nhiều thành phố dọc sông Dương Tử của Trung Quốc, nhiều ngôi nhà bị nhấn chìm, xe ô tô trôi trong nước và nhiều cây cầu bị lũ đánh sập.
Việc chống lụt tại Trung Quốc đã diễn ra suốt bao đời nay. Trong lịch sử Trung Quốc đã có rất nhiều câu chuyện con người chiến thắng thiên nhiên. Ông Mao Trạch Đông trước đây từng có câu nói nổi tiếng: “Làm cho núi phải cúi đầu, làm cho sông phải đổi dòng”.
Đã nhiều năm nay, Trung Quốc đã cố gắng kiểm soát lũ lụt bằng cách phát triển nhiều dự án ví như dự án xây đập và đê. Gần 34.000 km đê đã được xây dựng dọc sông Dương Tử. Dự án đập Tam Hiệp với tổng số vốn đầu tư ước khoảng 200 tỷ nhân dân tệ, tương đương khoảng 24 tỷ USD ở thời điểm phê duyệt dự án, được khởi động với mục đích chính là kiểm soát lũ lụt.
Dự án này tuy nhiên gây ra nhiều tranh cãi. Dự án được hoàn thành vào năm 2006, khi đó, 1,4 triệu người đã bị buộc phải chuyển chỗ ở. Giới chức và các chuyên gia Trung Quốc hy vọng rằng đập Tam Hiệp sẽ có thể chống chịu được các đợt lũ lớn tồi tệ nhất, vốn thường chỉ xảy ra theo chu kỳ 10.000 năm.
Tuy nhiên, niềm tin vào dự án đập Tam Hiệp đã giảm đi rất nhiều. Khu vực sông Dương Tử thường xuyên có lũ lớn, con sông này luôn là nơi tập trung nhiều cơn lũ gây ra thiệt hại nhân mạng nhiều nhất tại Trung Quốc.
Những năm gần đây, Trung Quốc thay đổi chiến lược ứng phó với thiên nhiên. Trong chương trình biến đổi khí hậu quốc gia được công bố bởi Quốc vụ viện Trung Quốc năm 2007, Trung Quốc thừa nhận thách thức của biến đổi khí hậu và khẳng định rằng Trung Quốc cần theo đuổi chiến lược phát triển bền vững. Các biện pháp kiểm soát lũ lụt của Trung Quốc đang hướng nhiều đến giải pháp dựa vào thiên nhiên.
Video đang HOT
Trung Quốc đã tăng cường công tác thủy văn trong những năm gần đây, ví như Trung Quốc sẽ theo dõi số liệu về dòng chảy đồng thời đánh giá lượng nước trên sông. Những nỗ lực này đã giúp Trung Quốc ứng phó tốt hơn với thảm họa và giảm đi thiệt hại.
Trung Quốc đồng thời chi ra nhiều tiền để khôi phục hàng trăm kilomet khu vực bãi sông cũng như trồng thêm nhiều cây, đồng thời hạn chế đáng kể hoạt động canh tác gây hại tại nhiều khu vực vùng núi. Năm 2015, Trung Quốc đưa ra sáng kiến điều chỉnh dòng chảy và khu vực chịu lũ, theo đó cả cả khu vực đô thị cũng có thể tiếp nhận và điều chỉnh được nước lũ.
Tuy nhiên, theo phân tích của chuyên gia tại Tổ chức Hòa Bình Xanh khu vực châu Á, ông Liu Junyan, dù rằng chính phủ Trung Quốc đã coi biến đổi khí hậu như một mối lo ngại lớn, đồng thời đã tính đến các biện pháp ứng phó, việc áp dụng các biện pháp trên trong thực tế như thế nào vẫn là thách thức.
TQ: Vỡ 14 đê ở Giang Tây, hơn 2 vạn người mắc kẹt, làng trở thành hồ nước
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV ngày 11.7 đưa tin, do ảnh hưởng của mưa lớn và nước từ thượng nguồn đổ về, 14 đê bao thuộc địa bàn huyện Phiên Dương ở tỉnh Giang Tây đã bị vỡ. Tình hình mưa lũ ở Giang Tây được đánh giá là rất nghiêm trọng.
Một em bé được giải cứu ở Giang Tây trong cơn lũ (ảnh: Xinhua)
Theo giới chức Phiên Dương, trong một số ngày qua, nước sông Dương Tử không ngừng đổ về hồ Phiên Dương với lưu lượng lớn nhất đạt 3.160 m3/giây.
14 con đê ở Phiên Dương xuất hiện tình trạng vỡ, trong đó có 2 đê lớn. Hôm 8.7, đoạn đê trên sông Dương Tử bị vỡ, khiến hơn 9.000 người dân chạy lũ gấp trong đêm và nhiều người mắc kẹt.
Cơ quan quản lý khẩn cấp Giang Tây đã nâng mức ứng phó khẩn cấp lũ lên cấp 1 - cấp cao nhất.
Theo thông tin từ phóng viên của CCTV từ cuộc họp báo do tỉnh Giang Tây tổ chức hôm 10.7, dự kiến một trận lũ sẽ xảy ra ở hồ Phiên Dương.
Việc lượng nước ở một loạt sông hồ ở Giang Tây vượt mức cảnh báo như hiện nay là hiện tượng hiếm thấy trong lịch sử. Mực nước ở hồ Phiên Dương cao hơn 3,9 mét so với cùng kỳ năm ngoái, vượt cảnh báo lũ 2,3 mét.
Lượng mưa ở Giang Tây vào tháng 6 năm nay cũng cao hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái với 11 trận mưa đặc biệt lớn.
Theo thông tin mới nhất, mưa lũ và vỡ đê đã khiến hơn 4,3 triệu người ở Giang Tây bị ảnh hưởng, 140.000 người cần được hỗ trợ. Thiệt hại kinh tế đối với Giang Tây là khoảng 400 triệu USD.
Kể từ đầu tháng 7, lượng mưa trung bình trút xuống Giang Tây là 214 mm, cao nhất trong vòng 70 năm trở lại đây.
Mưa lũ khiến một ngôi làng ở Giang Tây chìm trong biển nước (ảnh: China News)
Giang Tây đang đối mặt với thử thách kép về tình trạng lũ lụt và áp lực bảo vệ đê điều. Trong khi công tác hộ đê đang được gấp rút tiến hành, việc giải cứu, di dời những người bị mắc kẹt trong trận lũ cũng được triển khai.
Huang Huoxiu - một người ở Phiên Dương - đang chờ đội cứu hộ tới đưa ra khỏi vùng nguy hiểm thì nhìn thấy người hàng xóm đang dắt 3 đứa con tìm cách thoát khỏi ngôi nhà bị ngập.
"Đừng cố đi xa hơn ra ngoài đó, nước sâu lắm, cẩn thận kẻo chết đuối", Huang hét lên cảnh báo.
Chỉ trong vòng nửa giờ sau vụ vỡ đê hôm 8.7, nước đã ngập hết tầng 2 ngôi nhà của Huang. Cô nhanh chóng di chuyển đồ đạc lên tầng 3 và chờ người đến cứu.
Làng Qiaotou của cô Huang ở huyện Thượng Nghiêu, Giang Tây là một trong số nhiều ngôi làng bị ngập lụt do vỡ đê liên tục. Ít nhất có khoảng 20.000 người dân Giang Tây bị mắc kẹt trong nhà sau khi nước lũ đổ về. Họ không có điện và nước sạch, theo SCMP.
Chính quyền Giang Tây cảnh báo mực nước trong hồ Phiên Dương có thể vượt qua kỷ lục 22,59 mét trong đợt mưa lũ lịch sử tháng 7.1998 ở Trung Quốc từng khiến hơn 4.000 người thiệt mạng.
Đêm 10.7, mực nước ở hồ Phiên Dương đã cao gần 22 mét.
"Nhiều khả năng mực nước trong hồ Phiên Dương sẽ vượt qua mực nước năm 1998 trong vài ngày tới. Nhiều biện pháp đang được tiến hành để giải quyết lũ lụt", Chen Guiya - phó Giám đốc Ủy ban sông Dương Tử - nhận định.
Binh sĩ Trung Quốc hộ đê ở Giang Tây (ảnh: Sohu)
Sáng 11.7 ở làng Qiaotou, người ta đã không còn có thể nhận ra đâu là đường đi. Ngôi làng trở thành một cái hồ nước, chỉ có 1 vài nóc nhà cao tầng được nhìn thấy.
Đội cứu hộ Thượng Nghiêu vẫn tìm đến từng nhà để kiểm tra xem còn ai mắc kẹt trong cơn lũ hay không.
"Chúng tôi sợ nhất là đang đi thì động cơ của xuồng có thể mắc vào rác, rong rêu rồi chết máy. Thế thì chính chúng tôi lại trở thành người bị kẹt mất. Chúng tôi dẫn theo một dân làng thạo đường để chỉ dẫn cho khỏi đụng trúng tường, dây điện dưới mặt nước", Sun Chao - một nhân viên cứu hộ - chia sẻ.
Khi xuồng đến một ngôi nhà, người ta phải buộc chặt nó bằng dây thừng và trèo vào bên trong. Những người được giải cứu thường ôm theo chăn màn, quần áo và đồ đạc có giá trị.
Ở Giang Châu, Giang Tây, chính quyền kêu gọi tất cả người từ 18 - 60 tuổi hãy tham gia vào cứu hộ lũ lụt và gia cố đê điều.
Vũ Hán oằn mình chống lũ lụt Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã trải qua ít nhất bảy đợt mưa lớn kể từ đầu tháng 6 tới nay. Lượng nước mưa trung bình đo được trong mỗi đợt là 55,3cm đã khiến nhiều thành phố thuộc tỉnh Hồ Bắc ngập lụt, và buộc chính quyền địa phương phải nâng mức ứng...