Khả năng giao tiếp của bạn có tốt không?
Khả năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm hết sức quan trọng và cần thiết để các bạn đạt được những thành công trong học tập, công việc và cuộc sống. Vậy kỹ năng giao tiếp của bạn như thế nào?
Tốt, bình thường hay còn hạn chế. Hãy thử kiểm tra nhé.
1. Bạn suy nghĩ thế nào về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp:
a. Rất quan trọng, nó là một trong những kỹ năng đóng vai trò tiên quyết giúp chúng ta đạt được những thành công trong cuộc sống.
b. Khá quan trọng, nếu không có kỹ năng giao tiếp sẽ không ai hiểu mình đang nghĩ gì, muốn, gì, cần gì và có những khả năng gì.
c. Bình thường, ai mà chẳng biết giao tiếp, chỉ đơn giản là nói và nghe giữa người và người thôi mà.
2. Đối với các lớp học, các tài liệu về kỹ năng giao tiếp, bạn sẽ:
a. Bạn luôn tìm hiểu, sưu tầm những tài liệu, những bài viết hay về kỹ năng giao tiếp, mỗi ngày bạn nghiên cứu, tham khảo một ít và ứng dụng vào thực tiễn hoạt động hàng ngày để tăng thêm kinh nghiệm cho mình. Không những thế bạn còn dành thời gian tham gia các khóa học về kỹ năng giao tiếp (học về thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cách nói chuyện sao cho thu hút,….)một cách rất hào hứng.
b. Bạn chỉ đọc qua xem có gì hay để học hỏi thêm hay không.
c. Bạn không muốn mất thời gian với những tài liệu, những khóa học về giao tiếp, với bạn đó là năng khiếu riêng của từng người trong khi giao tiếp đâu có gì quan trọng, cũng chỉ là nói chuyện giữa người và người thôi mà, ai mà chẳng làm được.
3. Đối với một người lạ bạn vô tình gặp trong một bữa tiệc, một chuyến đi picnic , một chuyến xe bạn sẽ:
a. Rất dễ làm quen và có thể nói chuyện vui vẻ ngay sau đó, trong nhiều trường hợp còn có thể trở thành những người bạn thân thiết.
b. Bạn có thể làm quen và chào hỏi vài câu nhưng không thể nói chuyện quá 5 phút vì không biết nói gì tiếp theo.
c. Bạn không thích những người lạ và cũng rất khó để làm quen với họ.
4. Những gì bạn nói mọi người có hiểu hay không:
a. Rất dễ hiểu và chăm chú lăng nghe, rất thích được nói chuyện, tâm sự với bạn về rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống.
Video đang HOT
b. Đa số thì mọi người hiểu nhưng cũng có nhiều khi bạn không diễn đạt hết ý mình muốn nói.
c. Bạn rất khó khăn để diễn đạt suy nghĩ, cảm nhận của mình và trong nhiều trường hợp còn gây ra hiểu lầm vì người nghe không điểu bạn muốn nói gì.
5. Đối với một bài thi thuyết trình trước lớp, bạn sẽ:
a. Chuẩn bị tài liệu thuyết trình xong là đã hoàn tất rồi, việc nói trước lớp, nói trước đám đông là thế mạnh của mình mà và bạn luôn đạt điể cao trong những bài thi này.
b. Bạn vừa chuẩn bị bài vừa tập nói tại nhà rất nhiều lần, bạn vẫn khá run khi nói trước rất nhiều người, tuy nhiên bạn vẫn thành công với bài thuyết trình với số điểm khá cao.
c. Bạn thường rất mất tự tin, diễn đạt không lưu loát thậm chí khiến mọi người khó hiểu về những gì bạn muốn nói. Nói trước đám đông vẫn là khuyết điểm mà bạn chưa thể khắc phuc.
6. Tại các bữa tiệc, các buổi sinh hoạt đông người, bạn sẽ:
a. Rất tự tin với nụ cười tươi tắn, thoải mái, nụ cười vốn là vũ khí giao tiếp cực kỳ hiệu quả mà.
b. Bạn chỉ giao tiếp, nói chuyện với những người bạn thân thiết.
c. Bạn cực ghét những nơi đông người như thế, nếu vì lí do nào đó bạn bắt buộc phải đi thì bạn sẽ rất khó chịu với nụ cười gượng ép.
7. Bạn có sử dụng ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, khuôn mặt, đôi tay,…. Trong hoạt động giao tiếp để tăng thêm hiệu quả hay không:
a. Sử dụng thường xuyên vì nó giúp bạn ăn nói có duyên, dễ hiểu, ấn tượng hơn khi giao tiếp.
b. Rất ít, bạn hầu như chỉ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.
c. Bạn chẳng hiểu ngôn ngữ cơ thể là gì, nó sử dụng như thế nào.
8. Khi nói chuyện với người đối diện, ánh mắt của bạn nhìn vào đâu:
a. Nhìn thẳng vào mắt người đối diện, trong nhiều trường hợp bối rối quá bạn sẽ nhìn vào đường sóng mũi của họ, thỉnh thoảng nở một nụ cười rất tươi.
b. Nhìn về phía người đối diện, bạn rất ngại khi mắt chạm mắt với họ.
c. Nhìn đâu mà chẳng được, thậm chí nhìn những vật dụng xung quanh.
* Nếu đáp án đa số là câu a: Bạn là người có khả năng giao tiếp rất tốt, bạn ăn nói có duyên, khéo léo, biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể để tăng thêm ấn , mọi người rất thích nói chuyện, tâm sự với bạn đấy. Khả năng giao tiếp sẽ là một trong những thế mạnh giúp bạn đạt được những thành công trong cuộc sống đấy.
* Nếu đáp án đa số là câu b: Bạn là người có khả năng giao tiếp khá tốt, tuy nhiên trong nhiều trường hợp bạn vẫn chưa đạt được kết quả trong hoạt động giao tiếp, nhược điểm của bạn là thiếu tự tin và không biết cách tìm hiểu, trau dồi thêm kỹ năng này. Hãy cố gắng khắc phục để giao tiếp tốt hơn nhé.
* Nếu đáp án đa số là câu c: Bạn cần phải thay đổi ngay lập tức bởi vì giao tiếp là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng nhưng nó lại là khuyết điểm của bạn đấy. Đây sẽ là vật cản khiến bạn khó có thể đạt được thành công. Hãy ý thức lại tầm qaun trọng của nó và tích cực học hỏi, rèn luyện ngay từ bây giờ nhé.
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng, bây giờ bạn đã biết khả năng giao tiếp của bạn là như thế nào rồi phải không. Nếu bạn đã giao tiếp tốt hãy cố gắng phát huy hơn nữa, nếu bạn giao tiếp khá tốt thì cố gắng để tốt hơn, nếu bạn giao tiếp chưa tốt thì hãy thay đổi, cố gắng học hỏi, rèn luyện ngay từ bây giờ, ngay lúc này. Không có gì là không thể không làm được nếu bạn thực sự cố gắng đâu nhé. Chúc bạn thành công.
Theo Muctim
Cả thế giới là một sân khấu
Câu này thì ai cũng biết rồi đúng không? Giờ thì cần bạn tưởng tượng một chút đây! Phân cảnh mới vừa mở ra, màn đã kéo lên, cả khán phòng đông nghịt đang chờ và luồng đèn rực sáng đang rọi thẳng vào... chính bạn. Đúng thế, bạn chính là nhân vật chính.
1. Bạn thích nhất được diễn trong thể loại kịch gì, hài kịch, bi kịch, kịch tâm lý phức tạp hay... cải lương? Hãy tưởng tượng về một cảnh lớn trong vở kịch của bạn? Nhớ mô tả chi tiết nhé!
2. Bạn tham gia thử giọng cho một vở kịch và được chọn vào vai chính trong khi rất nhiều người khác bị loại. Đối thủ đáng gờm nhất của bạn đã nói gì về việc đó?
3. Tại buổi tổng duyệt cuối cùng trước đêm diễn, bạn thấy đạo diễn ngồi khoanh tay trước ngực, mặt lộ vẻ không hài lòng với phần diễn xuất của bạn. Anh ta không thích điều gì?
4. Buổi biểu diễn vô cùng suôn sẻ và vở kịch thành công rực rỡ. Khán giả vỗ tay rần rần yêu cầu diễn lại. Sau đó, mọi người hân hoan ra về, nhà hát lại trở lại im ắng. Bạn đứng trong hậu trường sân khấu tối om, nhìn ra khán phòng trống hoác và muốn nói điều gì đó, bạn sẽ nói gì nhỉ?
Giải mã:
Nhà hát đại diện cho một thế giới trong tưởng tượng mà bạn tự tạo ra cho chính mình. Câu trả lời của bạn sẽ tiết lộ những điều đang chờ đợi bạn trong tương lai.
1. Thể loại kịch mà bạn muốn diễn chính là "tiên đoán" về bối cảnh tương lai của bạn. Hi vọng là không có ai chọn bi kịch nhé, hehe!
Cảnh lớn mà bạn tưởng tượng chính là nói về bước ngoặt trong cuộc sống của bạn. Đó là một cảnh chia ly hay gặp gỡ, một cuộc vật lộn khó khăn hay cảnh ca khúc khải hoàn đón nhận thành công? Tất cả những điều này có thể là tín hiệu cảnh báo cho bạn để có những điều chỉnh trong hiện tại. Đó cũng có thể là biểu hiện của trạng thái tinh thần của bạn. Nếu viễn cảnh tương lai quá "mịt mờ" thì nhiều khả năng bạn đang bị "quá tải", gặp chuyện buồn hoặc bạn là người theo chủ nghĩa bi quan chán nản.
2. Những gì bạn tưởng tượng về đối thủ của bạn thực ra lại chính là phản ứng của chính bạn trong tương lai đối với con người bạn hiện tại.
Những câu đối thủ của bạn nói chính là điều mà bạn cảm thấy sau này, khi đã trưởng thành hơn và nhìn lại cuộc sống của mình. Có phải bạn đã nghĩ đến những câu có tính động viên như: "Cậu làm tốt đấy. Cứ thế phát huy nhé!". Hay đối thủ đã nhìn bạn gườm gườm mà bảo: "Đừng có mà đắc ý vội. Một lần diễn tốt không biến cậu thành sao được đâu! Đường còn dài lắm em ơi...".
3. Đạo diễn là người biết cách nhìn toàn bộ buổi diễn ở nhiều khía cạnh với con mắt khách quan và tỉnh táo.
Sự không hài lòng của anh ta có lý do từ những điểm yếu mà tự bản thân bạn không nhìn ra được. Anh ta sẽ chỉ ra những khiếm khuyết trong diễn xuất của bạn và đó cũng chính là "khu vực" bạn dễ mắc sai lầm nhất trong tương lai.
Nếu đạo diễn nói nhân vật của bạn bị chìm nghỉm trong phông cảnh sân khấu thì bạn nên làm việc / học tập chăm chỉ hơn để khẳng định chỗ đứng của mình.
Nếu đạo diễn nhận xét bạn không thực sự tập trung, không toàn tâm toàn ý với vai diễn thì có lẽ bạn nên dành thời gian suy ngẫm về những ước mơ, mong muốn thực sự của mình.
Nếu đạo diễn phàn nàn rằng bạn chưa biết cách cân đối thời gian, bị "cháy" vai diễn (nghĩa là diễn chưa xong đã hết giờ í) thì bạn nên cẩn thận với việc bị trôi mất cơ hội. Vai diễn trên sân khấu có thể làm lại, nhưng cơ hội trong đời thực thì không. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị cho mình những điều kiện tốt nhất để một khi cơ hội đến thì bạn đã đủ sẵn sàng để đón nhận.
Còn nếu đạo diễn chê bạn diễn thiếu cuốn hút thì có lẽ cuộc sống của bạn có vẻ hơi bị tẻ nhạt. Bạn nên nghĩ đến việc làm phong phú hóa đời sống tinh thần của mình. Cũng đơn giản thôi, ghi thêm vào thời gian biểu những việc đọc truyện, nghe nhạc, xem phim, tụ tập với bạn bè, tập thể thao...
4. Những lời bạn dự định nói với khán phòng trống trơn sau khi khán giả đã về hết chính là những lời nói cuối cùng của bạn trước khi... từ giã cuộc đời. Nó cho biết bạn có hài lòng với cuộc sống của mình hay không. Có câu nào nằm trong những câu nói cuối cùng nổi tiếng dưới đây không?
"Ơn Trời, đã xong. Tôi khát quá đi mất!" - Một tâm lý dễ hiểu, gần giống như cảm giác thảnh thơi của bác nông dân vừa cày xong thửa ruộng.
"May nhờ có mọi người giúp đỡ mà tôi đã hoàn thành vai diễn" - Bạn thật hạnh phúc vì luôn có người đồng cảm và ủng hộ.
"Cũng không đến nỗi tồi nhỉ!" - Chà, có lẽ đây là câu "tổng kết" cuộc đời mà ai cũng muốn nói.
"Cẩn thận đấy, thế giới, ta đang đến đây" - Ối, bạn có vẻ hơi hiếu thắng quá đấy!
Theo Hoahoctro
Nếu bạn là một diễn viên hài kịch Cười người thì dễ nhưng làm cho người khác bật cười thì lại không dễ chút nào. Giả dụ bạn là người làm cái công việc "khó nhằn" ấy thì sao nhỉ? Câu trả lời trong tình huống giả định này sẽ bật mí những bí mật ẩn sâu trong nội tâm bạn đấy! Bắt đầu nhé! 1. Lần biểu diễn ra mắt...