Khả năng động vật hoang dã xử lý rượu trong tự nhiên
Các nhà nghiên cứu cho biết, không chỉ con người sử dụng đồ uống có cồn, mà ngay cả động vật hoang dã cũng “chếnh choáng” vì rượu có sẵn trong tự nhiên, xuất phát từ hoa quả, mật hoa lên men.
Rượu xuất hiện trong hầu hết mọi hệ sinh thái trên Trái Đất, khiến cho hầu hết các loài động vật ăn trái cây ngọt và mật hoa, thường xuyên tiêu thụ chất gây say này.
Nhiều loài đã tiến hóa để chịu được rượu và một số loài khác lại học cách tự bảo vệ mình bằng rượu. Ví dụ như ruồi giấm thường đẻ trứng trong thực phẩm giàu ethanol, bảo vệ chúng khỏi ký sinh trùng. Cũng có những loài dường như không thể xử lý được tác động của rượu trong tự nhiên.
Sau khi tìm hiểu kỹ các bài báo nghiên cứu về động vật và rượu, nhóm nhà khoa học tại Đại học Exeter (Anh) đã tìm ra một “nhóm đa dạng” các loài đã tiêu thụ và thích nghi với ethanol từ hoa quả, mật hoa lên men.
Ethanol phổ biến trên Trái Đất từ khoảng 100 triệu năm trước, khi thực vật có hoa bắt đầu tạo ra trái cây ngọt và nấm men khiến mật hoa lên men. Hàm lượng cồn trong tự nhiên này thường thấp, khoảng 1% đến 2% cồn theo thể tích, nhưng trong quả cọ chín nẫu, nồng độ có thể lên tới 10%.
Trong một nghiên cứu, có bằng chứng bằng hình ảnh về tinh tinh hoang dã ở Đông Nam Guinea say sưa uống nhựa cây cọ raffia. Trong khi đó, những con khỉ nhện trên đảo Barro Colorado, Panama lại thích quả mombin vàng chứa từ 1% đến 2,5% cồn.
Băn khoăn về việc động vật tiêu thụ rượu trong tự nhiên có dẫn đến say xỉn hay không là một vấn đề khác. Có nhiều câu chuyện về động vật say xỉn, từ voi và khỉ đầu chó say quả marula ở Botswana, đến một con nai sừng tấm bị kẹt đầu trong cây ở Thụy Điển sau khi nhai táo lên men… Nhưng chúng không hề được đo nồng độ cồn.
Động vật thường xuyên ăn thực phẩm lên men có xu hướng chuyển hóa rượu nhanh chóng, tránh được những tác động tồi tệ nhất của nó. Nhưng một số loài vật không thường xuyên tiêu thụ ethanol, chúng có thể phải chịu hậu quả.
Việc xét nghiệm những con chim Bombycilla cedrorum chết do đâm vào hàng rào và các công trình khác, cho kết quả chúng đã bay dưới ảnh hưởng của rượu sau khi ăn quả chín nẫu của cây tiêu Brazil.
Vào đầu tháng này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv (Israel) phát hiện ra rằng ong bắp cày phương Đông có thể là loài động vật duy nhất có khả năng tiêu thụ lượng rượu không giới hạn mà không bị ảnh hưởng xấu đến hành vi hoặc gây tử vong.
Thái Lan lập đội cảnh sát đặc nhiệm trấn áp khỉ
Thái Lan thành lập một đơn vị cảnh sát đặc nhiệm chuyên truy bắt đàn khỉ hung hãn gây rắc rối cho người dân ở tỉnh Lop Buri.
Một sĩ quan đặc nhiệmchuyên đối phó khỉ tại tỉnh Lop Buri ở Thái Lan. ẢNH ĐỒN CẢNH SÁT THA HIN
Thiếu tướng Apirak Vetkanchana, cảnh sát trưởng tỉnh Lop Buri (Thái Lan) đã chỉ đạo thành lập một lực lượng cảnh sát đặc nhiệm chuyên trấn áp những con khỉ gây rối người dân tại tỉnh này.
Theo tờ Bangkok Post, đơn vị đặc nhiệm trên bắt đầu hoạt động từ ngày 25.3, được ông Apirak phê chuẩn việc trang bị và sử dụng ná để đối phó những con khỉ hung dữ.
Trước đây, cảnh sát bắn khỉ bằng thuốc gây mê, nhưng phải mất ít nhất 5 phút để con vật thấm thuốc. Trong thời gian đó, chúng có thể chạy trốn đi nơi khác, kể cả việc leo lên nóc các tòa nhà và có thể gây nguy hiểm cho người dân.
Việc đơn vị cảnh sát đặc nhiệm mới đi vào hoạt động đã nhận được phản hồi tích cực từ người dân địa phương.
Động thái này được đưa ra sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan đồng ý bồi thường cho những người bị khỉ tấn công, trong bối cảnh các vụ việc gia tăng ở Lop Buri, bao gồm ít nhất 3 vụ lớn trong tháng này.
Hơn 10 cán bộ Văn phòng Bảo tồn Động vật hoang dã số 1 tại tỉnh Saraburi đã được triển khai hỗ trợ đối phó với lũ khỉ xung quanh Văn phòng Hợp tác xã và Nông nghiệp tỉnh Lop Buri, nơi khỉ cướp đồ của người qua đường.
Họ đã đặt những chiếc lồng khắp khu vực và bẫy 9 con khỉ hôm 25.3 và 7 con khác vào một ngày sau đó.
Quan chức bảo tồn động vật hoang dã Sutthipong Kaemtubtim cho hay những con khỉ bị bắt đã được đưa đến phòng khám động vật hoang dã tại tỉnh Saraburi để kiểm tra sức khỏe. Chúng sẽ được đưa đến một nơi thích hợp trong 2 tháng, trước khi đưa trở lại Lop Buri.
Trong khi đó, Bộ Tài nguyên, Động vật hoang dã và Bảo tồn Thực vật Thái lan đang tìm giải pháp cho vấn đề liên quan những con khỉ quấy rối, chẳng hạn như giữ chúng trong vườn thú.
Khỉ đã gây rắc rối cho cư dân tỉnh Lop Buri trong vài năm qua. Một nghiên cứu mới đây cho thấy có 5.709 con khỉ sống hoang dã trong tỉnh vào năm 2023. Tại Thái Lan, khỉ được bảo vệ bởi Đạo luật Bảo vệ và Bảo tồn Động vật hoang dã.
Đàn khỉ 'khủng bố' du khách viếng đền Taj Mahal ở Ấn Độ
Sri Lanka: 73 học sinh nhập viện vì bị ong bắp cày đốt Ngày 20/2, tổng cộng 73 học sinh tại Trường học Passara ở tỉnh Uva của Sri Lanka đã phải nhập viện sau khi bị ong bắp cày tấn công. Phát biểu với báo giới, đại diện cảnh sát cho biết các em nhỏ đang ở sân chơi của trường khi lũ ong đến tấn công. Các em đã được đưa vào bệnh viện...