Khả năng diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Nhật – Trung
Một nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết Thủ tướng nước này Shigeru Ishiba và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có khả năng sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên vào ngày 15/11 khi hai nhà lãnh đạo có mặt tại Peru tham dự các cuộc họp của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ( APEC).
Theo nguồn tin, tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo sẽ tìm kiếm mối quan hệ chiến lược vì lợi ích của hai bên. Cụ thể, hai bên có thể thảo luận về những nỗ lực khôi phục hoạt động nhập khẩu hải sản của Nhật Bản sau khi Bắc Kinh nhất trí sẽ dỡ bỏ dần các lệnh cấm nhập khẩu hải sản của Tokyo mà Trung Quốc đã áp đặt sau khi Nhật Bản xả nước thải đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Dự kiến, ông Ishiba sẽ có mặt tại Peru để tham dự các cuộc họp APEC vào ngày 14/11 và sẽ đến Brazil tham gia Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển và mới nổi G20.
Ngoài kế hoạch gặp ông Tập Cận Bình, Thủ tướng Nhật Bản dự kiến có cuộc gặp với lãnh đạo các nước khác như Mỹ và Hàn Quốc tại Peru.
Video đang HOT
Ông Ishiba, Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, đã tái đắc cử Thủ tướng trong vòng 2 cuộc bầu cử tại Quốc hội Nhật Bản ngày 11//1. Ông đã dành được 221 phiếu ủng hộ, đán.h bại đối thủ là Chủ tịch đảng Dân chủ Lập hiến (CDPJ) đối lập chính, ông Yoshihiko Noda với 160 phiếu ủng hộ. Điều hành đất nước với tư cách một chính phủ thiểu số có nghĩa là liên minh cầm quyền cần phải chú ý nhiều hơn đến các yêu cầu từ khối đối lập đã được tăng cường sức mạnh sau cuộc tổng tuyển cử ngày 27/10. Thách thức cấp bách nhất mà ông Ishiba phải đối mặt là dự thảo một ngân sách bổ sung cho năm tài chính đến tháng 3/2025, dưới áp lực của cử tri và các đảng đối lập nhằm tăng chi tiêu cho phúc lợi và các biện pháp trợ cấp trước tình trạng giá cả tăng cao.
Apple tìm ra cách vẫn bán được hai mẫu đồng hồ cao cấp bị cấm nhập vào Mỹ
Phiên tòa phúc thẩm liên bang đã bác bỏ đề nghị của Apple về việc tạm dừng lệnh cấm nhập khẩu các mẫu Apple Watch tiên tiến và lệnh cấm sẽ được khôi phục vào 18/1.
Apple watch được trưng bày tại Apple Store ở Grand Central Station (Mỹ). Ảnh: Getty Images
Trước đó, Apple đã yêu cầu hoãn lại lệnh cấm trong khi kháng cáo phán quyết của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ICT) có hiệu lực vào tháng trước. Lệnh cấm ngăn Apple nhập khẩu hai mẫu đồng hồ là Apple Watch Series 9 và Apple Watch Ultra 2, cùng với các mẫu mới hơn khác sang Mỹ vì vi phạm bằng sáng chế mà một công ty khác đã đăng ký.
Tháng trước, Apple đã được phép tạm dừng lệnh cấm trong thời gian xem xét yêu cầu kháng cáo của công ty chờ kết luận của Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ, có thể sẽ mất vài tháng.
Phán quyết hôm 17/1 đã bác bỏ đề nghị của Apple và lệnh cấm nhập khẩu sẽ có hiệu lực trong suốt quá trình kháng cáo.
Tuy nhiên, Apple sẽ có giải pháp khác để thay thế thay thế. Tập đoàn công nghệ hàng đầu hồi đầu tháng này đã nhận được sự chấp thuận của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ để tiếp tục nhập khẩu phiên bản thiết kế lại của những chiếc đồng hồ Apple cao cấp nhất. Đồng hồ được thiết kế lại sẽ không có chức năng đo nồng độ oxy trong má.u vì đây chính là tính năng đang có vấn đề trong việc tranh chấp bằng sáng chế.
Apple cho biết họ sẽ bắt đầu bán Apple watch Series 9 và Ultra 2 không có tính năng đo nồng độ oxy trong má.u tại các cửa hàng và nền tảng trực tuyến bắt đầu từ 18/1. Khi khách hàng mua đồng hồ được thiết kế lại, họ vẫn thấy biểu tượng đo oxy trong má.u, nhưng khi nhấp vào thì sẽ báo tính năng này "không còn khả dụng".
Trong một tuyên bố, công ty cho biết: "Trong khi chờ kháng cáo, Apple đang thực hiện các bước để tuân thủ phán quyết, đồng thời đảm bảo khách hàng có quyền truy cập vào Apple watch nhưng có tính năng bị hạn chế".
Những khách hàng đã mua Apple watch Series 9 hoặc Ultra 2 có tính năng đo nồng độ oxy trong má.u trước đây sẽ không bị ảnh hưởng.
Vấn đề cấm Apple watch
Lệnh cấm nhập khẩu bắt nguồn từ phán quyết của ITC vào tháng 10 rằng tính năng đo nồng độ oxy trong má.u ở các mẫu Apple watch tiên tiến đã vi phạm bằng sáng chế của công ty Masimo ở California.
Phán quyết này có nghĩa là Apple không thể nhập các mẫu thiết bị vi phạm sang Mỹ nữa và công ty bắt đầu hạ các sản phẩm này khỏi kệ hàng khi lệnh cấm chính thức có hiệu lực vào tháng 12/2023. Apple sau đó cũng ngay lập tức kháng cáo lệnh cấm.
Tuy nhiên, ngay khi toà phúc thẩm liên bang tạm thời dừng lệnh cấm để có thời gian cho thẩm phán xem xét việc duy trì lệnh cấm trong toàn bộ quá trình kháng cáo và phía Hải quan Mỹ xem xét đề xuất thiết kế lại của công ty, Apple đã nhanh chóng khởi động lại việc bán các mẫu đồng hồ nói trên.
Việc tạm dừng lệnh cấm hiện đã kết thúc vào ngày 18/1.
Trong tuyên bố đưa ra, công ty cho biết: "Đơn kháng cáo của Apple đang trong quá trình tiến hành và chúng tôi tin rằng Tòa phúc thẩm Liên bang nên thay đổi quyết định của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ. Chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với quyết định của Ủy ban Thương mại Quốc tế và các lệnh đưa ra".
Joe Kiani - giám đốc điều hành Masimo, đã thể hiện sự ủng hộ với quyết định chấm dứt tạm dừng lệnh cấm của Ủy ban Thương mại Quốc tế và gọi đây là "một chiến thắng cho tính toàn vẹn của hệ thống bằng sáng chế của Mỹ và cho cả sự an toàn của những người tin tưởng vào phương pháp đo nồng độ oxy trong má.u".
Nhà Trắng xác nhận cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung dự kiến diễn ra trong tháng này Ngày 1/11, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Mỹ trong tháng này. Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) tại cuộc gặp ở Bali, Indonesia, ngày 14/11/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo kế hoạch, Chủ tịch Trung Quốc...