Khả năng bảo vệ của “Siêu tăng” T-90AM Việt Nam có thể mua
T-90AM được đánh giá là một “siêu tăng” bởi tính năng kỹ chiến thuật nổi trội so với các loại xe tăng chủ lực khác, đặc biệt là có kết cấu bảo vệ rất tinh xảo, độc đáo.
Thời gian qua, báo điện tử VZ.ru, Đài tiếng nói nước Nga và một số trang mạng khác đã đưa tin về việc Việt Nam đang xem xét khả năng mua xe tăng T-90 để hiện đại hóa lực lượng Tăng-Thiết giáp. Phiên bản T-90 mà Việt Nam dự kiến mua rất có thể là biến thể T-90AM hiện đại nhất với khả năng bảo vệ vượt trội, cụ thể như sau:
Trang bị giáp phản ứng nổ kiểu mới
Ở phần trán, hai bên sườn tháp pháo và mũi thân xe của T-90AM được lắp các module giáp phản ứng nổ “Relikt” – thế hệ giáp động học thứ ba mới nhất của Nga thay cho kiểu giáp phản ứng nổ “Kontakt-5″ trên các biến thể T-90 trước đây. Các module giáp Relikt có thể tháo lắp, thay thế dễ dàng.
Nhờ lớp giáp phản ứng nổ kiểu mới bao bọc tất cả các vị trí xung yếu đã nâng cao khả năng bảo vệ của xe tăng. Cụ thể: tạo lớp bảo vệ tương đương 850 mm ở chính diện xe khi chống đạn xuyên giáp dưới cỡ và 1.200 mm khi chống đạn xuyên lõm. Các module giáp tăng cường ở phần nóc và sườn phần trước thân xe tạo chiều dày tương đương 550 mm chống đạn xuyên lõm.
Ngoài ra, bên trong tháp pháo và thân xe được bọc lớp vật liệu chống cháy Kevlar thay cho lớp vật liệu bọc chống bức xạ neutron trước đây của hầu hết các loại xe tăng Xô Viết. Phía sau tháp pháo và hai bên sườn phần sau thân xe được lắp giáp lồng thép để hạn chế sức xuyên phá của đạn phóng lựu chống tăng.
Các module “Relikt” bố trí hai bên trán tháp pháo xe tăng T-90AM
Video đang HOT
Tháp pháo còn được bố trí một hộp giáp kiểu lưới để cản phá, bảo vệ đuôi tháp pháo trước đạn phóng lựu chống tăng khi lồng thép bị bắn hỏng.
Hộp giáp lưới ở đuôi tháp pháo
Sơ đồ bố trí các module giáp bảo vệ của T-90AM: 1. Module giáp bảo vệ phần mũi thân xe; 2. Module giáp bảo vệ phần trán tháp pháo; 3. Module giáp bảo vệ sườn thân xe; 4. Module giáp bảo vệ sườn tháp pháo; 5. Lồng thép bảo vệ phần sau thân xe và đuôi tháp pháo
Khoang chứa đạn phụ
Nếu điểm yếu chí tử của các họ xe tăng thế hệ trước như T-72, T-80 và T-90 là kíp xe không được ngăn cách với khoang chứa đạn pháo thì ở T-90AM đạn dược được bố trí theo 3 nhóm: 2 nhóm trong thân xe đặt ở khu vực khó xảy ra cháy và được cơ giới hoá xếp đạn nhờ băng chuyền của thiết bị nạp đạn kiểu mới nằm ở sàn xe. Băng chuyền đạn được bao bọc bởi một màn hình tròn chống mảnh đạn, chế tạo bằng loại vải có độ bền cực cao “Armoteks”. Nhóm còn lại đặt ở sau tháp pháo trong khoang chứa đạn phụ gồm ba ngăn, bọc thép dày 5 mm có kết cấu đặc biệt.
Bố trí đạn pháo trong khoang chứa đạn phụ bên ngoài xe T-90AM
Đạn trong các ngăn chứa được tính toán, sắp xếp kỹ lưỡng. 10 vỏ đạn pháo với liều phóng ở ngăn giữa được xếp theo chiều thẳng đứng và nằm trong các ống thép. Hai ngăn còn lại mỗi ngăn xếp 5 đầu đạn quay về phía sau xe. Bố trí như vậy nhằm giảm tối đa thương vong trong trường hợp khoang chứa đạn phụ bị cháy nổ, khi đó vụ nổ sẽ hướng ra phía ngoài tháp pháo.
Trong trường hợp xấu nhất, nếu khoang chứa đạn phụ bị trúng đạn, nó sẽ tự văng ra nhờ thiết kế dạng module và một đặc điểm độc đáo nữa là nếu ngăn chứa bị cháy, áp suất bên trong tăng đủ khả năng làm nắp đậy tự động bung ra để giảm sức phá hoại khi các đầu đạn nổ.
Ngăn giữa chứa 10 vỏ đạn đặt thẳng đứng
Việc lấy đạn từ khoang chứa đạn phụ đưa vào trong xe được làm bằng tay khi xe tăng tạm dừng. Cơ số đạn pháo 125 mm của T-90AM là 40 viên, trong đó 10 viên bố trí trong khoang chứa đạn phụ, 8 viên (gồm cả đạn tên lửa bắn qua nòng pháo) ở các giá đạn trong xe và 22 viên trong băng chuyền của thiết bị nạp đạn tự động.
Hệ thống bảo vệ chủ động
Khả năng bảo vệ chủ động của T-90AM được tăng cường nhờ lắp đặt các thiết bị cảm biến xung quanh tháp pháo, cho phép phát hiện và cảnh báo khi xe đang bị đối phương ngắm bắn bởi các loại vũ khí dẫn bằng laser. Cụ thể, có 4 cảm biến kiểm soát toàn bộ vùng không gian 3600 xung quanh xe, phát hiện và ra lệnh phóng đạn khói nguỵ trang hoặc phóng đạn phá hủy mục tiêu là đầu đạn hoặc tên lửa chống tăng đang bay hướng vào xe tăng (Thông tin chi tiết về hệ thống bảo vệ chủ động của T-90AM hiện chưa tiết lộ).
Trong sơ đồ trên, 2 cảm biến được bố trí ở 2 bên nòng pháo, kiểm soát vùng không gian 900. Hai cảm biến còn lại bố trí ở giữa 2 bên tháp pháo, mỗi cảm biến kiểm soát cung 1350. Các cảm biến này có kích cỡ nhỏ và gọn, khác biệt so với cảm biến trang bị cho các biến thể của xe T-90 trước đây.
Xe tăng T-90AM phóng đạn khói ngụy trang
Phóng đạn đánh chặn tên lửa đối phương
Đối với các biến thể xe tăng T-90 trước đây, việc gây nhiễu quang – hồng ngoại do tổ hợp Shtora-1 đảm nhận, còn trên T-90AM, thiết bị tương tự chưa xác định.
Theo Tri Thức