Khả năng bão nối tiếp bão
Hôm qua 5.11, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư – Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có công điện hỏa tốc gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau và Kiên Giang yêu cầu các địa phương kiên quyết kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền đang ở khu vực nguy hiểm trên biển di chuyển trú tránh an toàn, kể cả khu vực biển Tây (Cà Mau – Kiên Giang).
Bản đồ dự báo vị trí và đường đi của ATNĐ sau mạnh lên thành bão (ảnh lớn); Bản đồ vị trí và đường đi của cơn bão mạnh có tên quốc tế là Haiyan theo dự báo của hải quân Mỹ (ảnh nhỏ) – Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư – vnbaolut.com
Đối với các tỉnh từ Khánh Hòa – Bà Rịa-Vũng Tàu, kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền hoạt động ven biển, vùng cửa sông và căn cứ tình hình thực tế chủ động thực hiện cấm biển trong ngày 6.11; tổ chức chặt tỉa cành cây, hướng dẫn nhân dân chằng chống nhà cửa; sơ tán dân vùng ven biển, cửa sông, hoàn thành trước 19 giờ ngày 6.11.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đã đi vào phía đông nam biển Đông vào sáng hôm qua 5.11, với cường độ mạnh cấp 7, giật cấp 8, cấp 9; di chuyển nhanh theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 – 30 km và có khả năng mạnh lên thành bão. Dự báo đến 13 giờ hôm nay 6.11, tâm bão ở trên vùng biển các tỉnh Phú Yên – Bà Rịa-Vũng Tàu, cường độ mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Trong khoảng 24 – 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng giữa tây và tây tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 25 – 30 km, đi vào đất liền các tỉnh Nam Trung bộ và Nam bộ rồi suy yếu thành ATNĐ. Đến 13 giờ ngày 7.11, tâm ATNĐ ở trên khu vực vịnh Thái Lan, cường độ mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8.
Video đang HOT
Ngoài ra, hiện nay trên khu vực biển Thái Bình Dương một cơn bão mạnh đang hoạt động và có tên quốc tế là Haiyan. Hồi 13 giờ hôm qua cường độ bão mạnh cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Dự báo bão Haiyan sẽ di chuyển nhanh theo hướng giữa tây và tây tây bắc, với tốc độ khoảng 25 km/giờ và còn tiếp tục mạnh thêm. Khoảng chiều và đêm 8.11, cơn bão này có khả năng đi vào biển Đông.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu ATNĐ sau mạnh lên thành bão, từ sáng hôm nay 6.11, vùng biển các tỉnh từ Phú Yên – Bà Rịa-Vũng Tàu gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh. Từ chiều hôm nay, khu vực các tỉnh Nam Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Từ đêm qua và hôm nay, trên các sông từ Thừa Thiên-Huế – Bình Thuận, khu vực nam Tây nguyên và miền Đông Nam bộ có khả năng xuất hiện một đợt lũ. Đề phòng lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra ở vùng núi, ngập úng vùng đồng bằng các tỉnh từ Bình Định – Ninh Thuận, khu vực nam Tây nguyên và miền Đông Nam bộ. Riêng miền Tây Nam bộ (vùng hạ nguồn sông Cửu Long) do ảnh hưởng của kỳ triều cường kết hợp với mưa, mực nước nhiều nơi lên rất cao, sẽ ngập úng do mưa và triều cường.
Một tàu cá cùng 14 ngư dân mất tích hơn 20 ngày * 2.002 tàu thuyền Ninh Thuận đã vào bờ tránh bão Ngày 5.11, UBND H.Bình Sơn (Quảng Ngãi) xác nhận việc tàu cá QNg 90789 TS (công suất 655 CV, của ngư dân Trần Tiến Dũng ở xã Bình Châu) cùng 14 ngư dân địa phương bị mất liên lạc hơn 20 ngày qua. Theo đơn trình báo của gia đình ngư dân Trần Tiến Dũng, ngày 5.9 tàu QNg 90789 TS xuất bến ra khơi đánh bắt tại ngư trường vùng biển quần đảo Trường Sa. Đến sáng 13.10, khi tàu về đất liền để trú tránh bão số 11, ông Dũng có liên lạc với gia đình, cho biết trên biển sóng to, gió lớn. Sau đó, gia đình nhiều lần liên lạc với tàu cá QNg 90789 TS nhưng không được. * Chiều tối 5.11, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Ninh Thuận cho biết đã có 2.002 tàu thuyền vào bờ tìm nơi neo đậu tránh bão. Còn 649 tàu thuyền với 4.665 lao động đang đánh bắt ở khu vực biển Sóc Trăng, Kiên Giang, Bình Thuận, Vũng Tàu đã được lực lượng chức năng thông tin và hướng dẫn vào bờ phòng tránh bão số 13.
Theo TNO
Quảng Ninh - Hải phòng chịu ảnh hưởng bão số 7
Đi sâu vào đất liền của Trung Quốc, bão số 7 vẫn tiếp tục càn quét mạnh. Dự báo các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng cũng chịu ảnh hưởng của bão; toàn miền Bắc nước ta sẽ có mưa lớn.
Tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, đến 4h sáng nay (13/8), tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 116,1 độ Kinh Đông. Cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 450 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 15, cấp 16.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 4h ngày mai (14/8), tâm bão ở vào khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 110km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức là từ 150 đến 166km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 4 giờ ngày 15/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,2 độ Vĩ Bắc; 109,7 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (tức là từ 89 đến 102km một giờ), giật cấp 11 cấp 12. Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km.
Miền Bắc lại đối mặt với nguy cơ ngập úng trong những ngày tới.
Ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, nhận định, hiện nay hướng đi của bão vẫn hướng vào bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) và đi sâu vào đất liền. Tuy nhiên, đây là một cơn bão rất mạnh nên sức gió của nó vẫn quét rộng đến khu vực vịnh Bắc bộ.
"Từ sáng 13/8, vùng biển phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh dần lên cấp 8 - cấp 9, sau tăng lên cấp 10 - cấp 11, giật cấp 12 - cấp 13, biển động dữ dội. Dự báo vùng ảnh hưởng gió cấp 10 cũa bão là Quảng Ninh, khu vực Hải Phòng cũng có gió mạnh cấp 6- 7. Từ 15-17/8, bão số 7 cũng sẽ gây mưa to ở khu đông bắc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng). Các địa phương khác ở Bắc bộ cũng diễn ra mưa vừa, mưa to đến rất totrong 2 ngày tới ; vùng núi có thể xảy ra lũ quét và sạt lở đất" - ông Hải nói.
Chiều 12/8, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương họp khẩn bàn phương án ứng phó với bão mạnh trên biển Đông. Chỉ đạo cuộc họp, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát yêu cầu khẩn trương kêu gọi tàu thuyền trên biển vào bờ hoặc trú tránh. Ở Hoàng Sa, thời gian chỉ còn trong đêm nay trước khi khu vực này có thể hứng chịu sóng gió tới cấp 10. Trên bờ, dù lũ đã xuống nhưng theo Bộ trưởng Phát, sẽ có thêm các sự cố bộc lộ ở các tuyến đê. Ông Phát bày tỏ sự lo lắng khi mưa lớn lại trút về miền Băc sẽ gây nguy cơ lũ trở lại trên hệ thống sông Hồng, Thái Bình. Do đó cần gấp rút khắc phục sự cố ở các tuyến đê xung yếu, chuẩn bị ứng phó đợt lũ mới.
Phạm Thanh
Theo Dantri
Năm 2013: Kỷ lục về số cơn bão hoạt động trên biển Đông Sáng nay 5-11, áp thấp nhiệt đới hoạt động ngoài khơi Thái Bình Dương đã vượt qua Philippines vào biển Đông. Trong ngày hôm nay, áp thấp sẽ mạnh lên thành bão, cơn bão số 13 hoạt động trong vùng biển Đông trong năm nay. 17 cơn bão và còn thêm nữa Trong khi đó, ngoài khơi xa cũng vừa hình thành một...