Khá giả nhờ vay Quỹ Hội nuôi trâu vỗ béo
Nhiều hội viên, nông dân huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã có việc làm ổn định và cuộc sống khá giả nhờ vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) để nuôi trâu thương phẩm phát triển kinh tế.
Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập cho các hội viên, vươn lên làm giàu chính đáng ở cơ sở.
Nhiều hội viên, nông dân huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã có việc làm ổn định và cuộc sống khá giả nhờ vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) để nuôi trâu thương phẩm phát triển kinh tế. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập cho các hội viên, vươn lên làm giàu chính đáng ở cơ sở.
Với mục đích hỗ trợ các hộ nông dân duy trì và phát triển ngành nghề sản xuất, kinh doanh có thế mạnh ở địa phương, Hội ND huyện Cao Phong luôn duy trì tăng trưởng Quỹ HTND. Tính đến nay, tổng số nguồn vốn quỹ này ở huyện Cao Phong là 3 tỷ 640 triệu đồng. Quỹ đã giúp cho các hội viên có vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cuộc sống.
Bà Bùi Thị Hảo xóm Đồng Mới (xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) vay 25 triệu đồng từ Quỹ HTND để nuôi trâu nhốt chuồng. Ảnh: H.H
Điển hình trong các mô hình được hỗ trợ vốn vay là mô hình “Nuôi trâu bán thịt” của chi hội xóm Đồng Mới, xã Dũng Phong. Hiện xã Dũng Phong đã thành lập tổ hợp tác nuôi trâu nhốt chuồng rồi vỗ béo bán thịt với 12 hộ hội viên nông dân tham gia, tổng số tiền vay từ Quỹ HTND là 300 triệu đồng.
Là một trong số những hộ được vay vốn Quỹ HTND nuôi trâu nhốt chuồng, bà Bùi Thị Hảo xóm Đồng Mới (xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) phấn khởi cho biết: “Gia đình được vay 25 triệu đồng từ Quỹ HTND, tôi mua 1 con trâu đực về nuôi vỗ béo để bán thịt, khoảng 5 – 6 tháng là có thể xuất chuồng bán cho các thương lái kiếm lời. Khi bán xong, tôi lại tiếp tục tìm mua những con trâu trưởng thành khác về vỗ béo. Với số tiền gốc 25 triệu đồng bỏ ra nuôi trâu, sau khi vỗ béo tôi có thể bán được 45 – 50 triệu đồng…”.
Video đang HOT
Theo bà Hảo, nuôi trâu nhốt chuồng rồi vỗ béo, nông dân có việc làm thường xuyên và thu nhập cao hơn, vì giá thịt trâu trên thị trường luôn được mua với giá cao. Không riêng gì gia đình bà Hảo, nhiều hội viên khác trong xã cũng nhờ vay vốn từ Quỹ HTND nuôi trâu nhốt chuồng đến nay cuộc sống của họ cũng đã ổn định.
Theo tính toán của bà con nông dân xã Dũng Phong, nuôi trâu nhốt chuồng rồi vỗ béo phù hợp hơn nhiều so với vật nuôi khác, vì trên địa bàn xã có đất rộng lớn, cỏ mọc ở các đồi núi và đồng ruộng nhiều nên lượng thức ăn rất dồi dào. Tuy vốn ban đầu bỏ ra lớn nhưng chi phí thường xuyên nuôi trâu không nhiều. Bà con có lợi thế được hỗ trợ vay vốn Quỹ HTND, thời gian trả nợ kéo dài 2 năm nên có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, mà không phải lo trả lãi. Thấy được hiệu quả thiết thực đó, nhiều hội viên xã Dũng Phong đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư nuôi trâu nhốt chuồng rồi vỗ béo bán thịt.
Theo ông Bùi Đức Biên – Chủ tịch Hội ND huyện Cao Phong, Quỹ HTND giải ngân vay vốn theo tổ nhóm không chỉ giải quyết việc làm thường xuyên cho nhiều hội viên nông dân, phát triển kinh tế mà còn giúp các hội viên đoàn kết, gắn bó với nhau hơn.
Có thể khẳng định, dự án vay vốn từ Quỹ HTND thông qua tổ nhóm tại huyện Cao Phong đã giúp nhiều hội viên, nông dân mở rộng quy mô, phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hộ, xây dựng các mô hình kinh tế tập thể.
Theo Danviet
Giá chanh bất ngờ cao vút, nông dân khóc ròng vì lỡ phá vườn
Vụ thu hoạch chanh năm 2018, giá xuống đáy, bà con bán chanh không đủ trả công cho người hái nên nhiều nông dân ở các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang... đã chặt chanh làm củi. Vụ chanh năm nay, giá bỗng lên cao vút, bà con lại tiếc hùi hụi.
Bà Nguyễn Thị Thi là đầu mối buôn chanh ở thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình từ nhiều năm nay. Mỗi ngày cơ sở thu mua của bà có thể xuất vài tấn chanh mỗi ngày. Năm 2018, bà mua chanh dễ bao nhiêu thì năm nay lại khó bấy nhiêu. Giá chanh lên cao gấp 3 lần so với năm ngoái mà bà không mua đủ hàng.
Trao đổi với PV DANVIET, bà Thi than thở: "Mới đầu tháng 10, giờ tôi muốn mua chanh đào mà chịu không tìm được nguồn hàng. Chắc tôi phải chuyển sang bán cam thôi, chứ mỗi ngày gom được vài thùng chanh thì không đủ công".
Giá chanh đào lên cao, cơ sở thu mua chanh của bà Thi gom được rất ít hàng.
Nỗi buồn của bà Thi chỉ là không mua được hàng, trong khi nhiều nông dân ở Hòa Bình lại vô cùng đau xót vì cũng tầm này năm ngoái, giá chanh siêu rẻ, chỉ đạt 2.000 - 3.000 đồng/kg, thu hoạch không đủ bù chi phí nên bà con chán nản, phá bỏ cả vườn.
Ngồi thẫn thờ bên vườn của gia đình, ông Triệu Văn Hòa ở xóm Đồng Khụ, xã Thống Nhất, thành phố Hòa Bình cũng không giấu nổi tiếc nuối. "Năm ngoái chanh rẻ quá, tôi để rụng đầy gốc. Năm nay, ai ngờ nó lại lên đến 15.000 - 16.000 đồng/kg" - ông Hòa tiếc rẻ nói.
Năm 2018, giá chanh đào chỉ dao động từ 2.000 - 5.000 đồng/kg. Năm nay, giá chanh lên đến 15000 đồng/kg mà bà con không có chanh để bán.
Cách đây 6-7 năm, cây chanh đào lên cơn sốt, giá lên đến 50.000 - 60.000 đồng/kg. Nhiều nhà trồng chanh thu về cả tỷ đồng. Cây chanh lại dễ chăm, ít phải đầu tư, cho sai quả, có những cây cho thu 2-3 triệu đồng. Thấy lợi ích cao từ cây chanh nên nhà nhà lại đổ xô vào trồng chanh.
Khi chanh rẻ, bà con chặt làm củi.
Trong khi đó, toàn tỉnh Hòa Bình ước tính có hàng nghìn hecta chanh đào và chanh trắng. Diện tích tăng lên cũng là lúc giá chanh xuống dốc không phanh. Từ mấy chục nghìn đồng/kg, giá chanh đào giảm xuống chỉ còn vài nghìn đồng, rồi có vườn bán không ai mua. Khi đó, bà con nông dân vô cùng lo lắng và sốt ruột. Thay vì "ôm cây" đợi ngày mai, bà con lại đốn hạ chanh không thương tiếc.
Chỉ trong vài tháng, diện tích chanh tươi tốt của bà con đã bị biến thành vườn củi. Điển hình như gia đình chị Lê Thị Mai ở thị trấn Cao Phong, cũng trồng 300 cây chanh nhưng khi được thu hoạch, giá chanh lại xuống giá thê thảm. Không giấu nổi nỗi buồn, chị Mai đành lòng mà phá bỏ hàng trăm cây chanh. Trớ trêu thay, năm nay giá chanh lên cao vút nên chị Mai cũng như nhiều hộ khác tiếc xót ruột.
Giá chanh lên, bà con không còn chanh để bán. Người trồng chanh, ai cũng tiếc rẻ vì lỡ phá bỏ vườn chanh.
Cây chanh đã bén rễ đất Hòa Bình từ nhiều năm nay. Theo phân tích của bà Nguyễn Thị Thi, Khu 1, thị trấn Cao Phong, nhu cầu tiêu thụ chanh, đặc biệt là chanh trắng vẫn rất lớn. Một ngày như cơ sở của bà có thể xuất vài tấn chanh. Nếu giá chanh được 10.000 đồng/1kg là người trồng chanh có thể sống được. Việc bà con ồ ạt trồng chanh rồi lại ồ ạt phá bỏ là điều đáng tiếc.
Theo Danviet
Ở huyện Cao Phong dân nuôi trâu vỗ béo mà khấm khá lên Nhiều hội viên nông dân huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã có công việc làm ổn định và cuộc sống khá giả nhờ vay vốn từ Qũy Hỗ trợ nông dân để nuôi trâu thương phẩm phát triển kinh tế. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập cho các hội viên, vươn lên làm giàu chính đáng ở cơ sở. Với...