Kh-25 Tên lửa đối đất chủ lực của Su-22 Việt Nam
Bên cạnh các loại vũ khí không chiến, KQVN còn được được trang bị nhiều loại tên lửa đối đất/đối hạm hiện đại có thể tích hợp trên tất cả các máy bay từ Su-22 đến Su-30.
Máy bay cường kích Su-22M3 của Không quân Việt Nam
Thông số kỹ thuật tên lửa Kh-25MR/ML
Trọng lượng: 315/299 kg
Chiều dài: Kh-25MR (với đầu dò 1VP/2VP): 4,255/4,355 m
Kh-25ML: 3,705 m
Đường kính: 0,275 m
Sải cánh: 0,755 m
Vận tốc: 300 – 450 m/s
Tầm bắn: Phụ thuộc độ cao máy bay phóng
Video đang HOT
50 m: 3 – 25 km
5.000 m: 7,5 – 33 km
10.000 m: 15 – 40 km
Độ cao phóng cho phép: 50 – 12.000 m
Đầu nổ: 86 kg HE
Kh-25 là loại tên lửa đối đất chiến thuật của Liên Xô, được sử dụng rộng rãi trên các máy bay cường kích Su-17, Su-22, Su-24, MiG-27. Chúng chuyên dùng để không kích các hỏa điểm kiên cố, các loại xe tăng thiết giáp hay mục tiêu có giá trị cao.
Tên lửa Kh-25 được phát triển dựa trên loại tên lửa Kh-23 vốn rất khó khăn khi sử dụng vì sau khi khai hỏa, trong quá trình lao tới mục tiêu tên lửa vẫn cần sự điều khiển liên tục, do đó phi công phải trực tiếp quan sát hình ảnh mục tiêu và hình ảnh tên lửa lẫn màn hình ngắm bắn trong quá trình tiếp cận.
Việc cùng lúc căng mắt theo dõi 3 chủ thể trên sẽ khiến phi công xao nhãng các công việc khác, điều vốn rất nguy hiểm trong quá trình chiến đấu. Khoảng cách đến mục tiêu lại được ước lượng bằng mắt thường của phi công, do đó tiềm ẩn thêm nhiều sai số đáng kể.
Phiên bản Kh-25ML dẫn đường bằng laser
Một phương thức dẫn đường khác đó là sử dụng tia laser để chỉ thị mục tiêu cho tên lửa, kết quả của sự hợp tác giữa cục thiết kế Zvezda OKB và Sukhoi đã cho ra mắt phiên bản máy bay Su-17MKG (lúc đầu dự án còn phát triển tên lửa dẫn đường bằng laser cho máy bay Su-7BM nhưng hệ thống trên Su-7BM quá yếu, không đảm bảo độ chính xác cho vũ khí).
Khi tên lửa Kh-23 vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, mẫu Kh-25 đã được tích hợp đầu dò laser bán chủ động 24N1 sử dụng tia ánh xạ từ mục tiêu nhờ thiết bị chiếu tia laser đầu tiên của Liên Xô “Prozhektor”. Tên lửa Kh-25 trang bị hệ thống bay tự động SUR-71, do không phải tích hợp thêm hệ thống Delta (hệ thống lái đuôi điều khiển bằng sóng radio) nên Kh-25 được trang bị thêm đầu nổ 24 kg thế vào vị trí Delta giúp tăng cường sức mạnh cùng với đầu nổ nặng 113 kg ở đầu tên lửa.
Su-22 Việt Nam với tên lửa Kh-25MR dưới bụng. Nguồn: Quân đội nhân dân
Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của Kh-25 gắn trên máy bay Su-17M được bắt đầu cuối năm 1973, tiếp theo đó là thử nghiệm cấp quốc gia trên máy bay Su-17MKG, cả hai loại Kh-23 và Kh-25 cũng được thử nghiệm trên trực thăng hải quân Ka-25 và Ka-27.
Nhờ kinh nghiệm thu được từ các phiên bản tên lửa Kh-23 điều khiển bằng sóng radio, Kh-25 dẫn đường bằng tia laser và một mẫu Kh-25 chuyên diệt radar đã giúp các chuyên gia Liên Xô ứng dụng vào một thiết kế mới: Kh-25M. Thiết kế này trở thành mẫu tên lửa đối đất thông dụng nhất của Liên Xô và thay thế cho tất cả các thiết kế trước đó.
Tên lửa chống radar Kh-25MR của Việt Nam
Kh-25M có 3 phiên bản, sử dụng chung động cơ, đầu đạn, hệ thống bay tự động, nhiên liệu, cánh lái và các bộ phận khác. Chỉ có hệ thống dẫn hướng là khác nhau: Loại Kh-25MR chuyên diệt radar có tầm xa nhất tới 40 km (NATO định danh AS-12 Kegler) tương tự với Kh-27PS ở các chi tiết nhận diện bên ngoài, chúng sử dụng đầu dò PRGS-1VP hoặc PRGS-2VP bám theo cánh sóng radar đối phương để tiêu diệt đài phát.
Kỹ thuật viên lắp tên lửa Kh-25MR vào máy bay Su-22. Nguồn: Quân đội nhân dân
Phiên bản Kh-25ML (NATO định danh AS-10 Karen) là loại dùng đầu dò laser 24N1. Loại Kh-25MR sử dụng cơ chế điều khiển qua sóng radio với hệ thống điều hướng Delta ở đuôi, tương tự với mẫu Kh-23M. Tầm bắn của Kh-25ML và Kh-25MR đạt 10 km. Phiên bản Kh-25 hiện đại nhất là Kh-25MTR với đầu dò ảnh nhiệt.
Tên lửa Kh-25 được Không quân Việt Nam sử dụng chủ yếu trên các máy bay chiến đấu dòng Su-22. Mặc dù mục đích lúc đầu sinh ra Kh-25MR là chế áp các trận địa radar hỗ trợ tên lửa đất-đối-không hay pháo phòng không trên mặt đất, nhưng khi cần thiết thì radar trên tàu chiến cũng có thể là mục tiêu của loại tên lửa Kh-25MR này. Nếu một chiếc tàu chiến hiện đại bị “chọc mù” khi hệ thống radar bị tiêu diệt sẽ làm sức chiến đấu của con tàu sẽ bị triệt tiêu gần như hoàn toàn.
Mặt ngang 3 phiên bản tên lửa Kh-25
Minh họa cơ chế dẫn đường của tên lửa Kh-25ML
Theo Trí Thức Trẻ
Quân đội Việt Nam tham dự triển lãm trực thăng HeliRussia-2014
Việt Nam sẽ tham dự triển lãm trực thăng HeliRussia-2014 được tổ chức ở thủ đô Moscow (Nga).
Đoàn đại biểu và tùy viên quân sự Việt Nam sẽ tham dự triển lãm trực thăng HeliRussia-2014 do Nga tổ chức từ ngày 22 - 24/5 tới.
Theo dịch vụ báo chí của Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự (FSMTC) Nga, triển lãm HeliRussia-2014 sẽ có sự tham dự của 98 tổ chức của Nga và 48 công ty nước ngoài từ 17 quốc gia khác nhau. Triển lãm sẽ là nơi trưng bày và giới thiệu, quảng cáo những thiết kế trực thăng quân sự và dân sự mới của Nga và thế giới.
Tham gia triển lãm, phía Nga có công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport, Công ty Cổ phần NPO Pribor, UOMZ, Công ty Cổ phần Schwabe, Oboronprom, Công ty Cổ phần Máy bay trực thăng Nga, Rostvertol, Ulan-Ude và Kamov.
HeliRussia là nơi lý tưởng để các quốc gia nước ngoài có thể xem xét và đánh giá về những ứng cử viên trực thăng sẽ được trang bị cho quân đội trong tương lai.
Hiện diện tại triển lãm, Công ty Cổ phần Máy bay trực thăng Nga sẽ giới thiệu loại trực thăng tấn công đa năng Mi-28N, cũng như các mẫu máy bay trực thăng dân sự như Ansat và Mi-38.
Phía đại biểu được mời tham quan triển lãm bao gồm các đại sứ quan, tùy viên quân sự và phái đoàn quân sự từ nhiều nước khác nhau trên thế giới, bao gồm Síp, Zambia, Namibia, Malaysia, Kuwait, UAE, Ả Rập Saudi, Jordan, Yemen, Ai Cập, Afghanistan, Congo, Kenya, Mozambique, Sudan, Namibia, Uganda, Slovakia, Cộng hòa Séc, Belarus, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ý, Việt Nam, Mông Cổ, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Brazil và Colombia.
Triển lãm HeliRussia-2014 sẽ được tổ chức từ ngày 22 đến 24/5 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Crocus Expo, trên nền diện tích rộng 14.750km2 ở thủ đô Moscow. Đây cũng là dịp để đoàn quân sự Việt Nam cũng như các nước tham dự khác có cơ hội xem xét và đánh giá những mẫu trực thăng mới, phù hợp cho những nhiệm vụ đặc thù của quân đội mỗi nước. Từ đó đi đến việc ký kết các hợp đồng.
Theo Báo Đất Việt
Gặp những người Nga góp phần làm nên chiến thắng 30/4 Một sáng đẹp trời cuối tháng 4, chúng tôi lên đường tới Bảo tàng Phòng không Nga ở thành phố Zaria, ngoại ô Moskva, để dự khán cuộc gặp thú vị với các cựu chuyên gia quân sự Liên Xô trước đây, từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Những chuyên gia Nga nổi tiếng...