Kêu trời vì cảnh tượng ở hành lang ký túc xá, cư dân mạng chỉ ra chi tiết lạ rồi tủm tỉm cười: Thông cảm đi
Giày dép mỗi chiếc mỗi nơi ngập cả lối đi khiến chàng trai kêu trời. Nhìn xong cảnh tượng này, cư dân mạng đã bảo, cần gì giới thiệu, nhìn là biết phòng con gái rồi.
Ở ký túc xá, đi trọ thuê có lẽ ám ảnh nhất chính là bạn cùng phòng ở bẩn. Chẳng phải lần đầu tiên những câu chuyện như thế gây xôn xao trên mạng xã hội nhưng cứ hễ xuất hiện là y như rằng biết bao người nhảy vào đồng cảm và kể khổ.
Mới đây, trên một hội nhóm dành cho giới trẻ xuất hiện một bài đăng của một chàng trai khiến cho bao nhiêu người phải cười bò cũng vì chuyện ăn ở bừa bộn, đồ đạc lộn xộn khi sống trong môi trường tập thể. Dù mức độ chẳng hề kinh khủng như những câu chuyện từng xuất hiện trước đó, nhưng lần này vẫn thu hút cư dân mạng theo một cách riêng.
Theo chia sẻ của chàng trai, anh chàng bước về tới hành lang của khu ký túc xá thôi đã phát ớn với đống giầy dép lộn xộn, chắn hết cả lối đi:
“Tao không cá trê ai đâu nhé. Nhưng đây là cửa 2 phòng con gái chéo cánh nhau. Bước chân vào hành lang phát ôi ám ảnh.”
Ngay sau khi đăng tải, bài đăng này nhanh chóng thu hút đông đảo sự chú ý của cộng đồng mạng. Người thì chê trách, kẻ thì đồng cảm, thậm chí cả cười cợt cũng có luôn.
Cụ thể, nhiều người tỏ ra không thể chấp nhận được con gái sống bừa bộn như vậy:
“Giống ở ghép nó vậy. Đứa này tị đứa kia. Bát thì rửa xong rồi ăn, quần áo đầy chậu mới giặt. Có hôm mưa nó để bát ở ngoài bể nước tạnh mưa mới ra rửa. Hôm đó mưa 2 ngày liền.”
“Con gái mà ở bẩn đến sợ.”
Video đang HOT
“Tao là con trai mà tao còn tự hào vì hơn mấy đứa này.”
“Nhìn là biết con gái rồi.”
“Nhìn giày dép như thế này là biết sao phải giới thiệu. Chỉ bọn con gái mới lắm loại thế, nhưng nhiều mà làm gì, giỏi bày.”
Một số không ít lại bày cách cho chủ thớt cách trị:
“Đá lung tung lên cho tao! Cho tìm dép chết luôn lần sau chừa cái tật ở bừa bộn.”
“Để ngoài người ta đi ra đi vào đá linh tinh cho biết.”
“Mày đem đi giấu đi mày.”
Thế nhưng, nhiều người lại tinh mắt phát hiện ra điều lý thú, cười cười, trêu chọc:
“Đôi giày nam kìa mày, người ta đang vội nên không kịp xếp gọn thôi mà, thông cảm đi.”
“Phòng con gái mà tia qua tao thấy mấy đôi giày nam kìa.”
“Bạn trai tới phòng mà cũng không dọn chỗ để giày dép nhỉ.”
Phát hiện lý thú từ cư dân mạng.
Những bình luận ấy cũng chỉ vui vui, vô thưởng vô phạt thôi. Nhưng kể ra, nếu những bạn gái này sống gọn gàng và ngăn nắp hơn một chút thì đã chẳng bị bạn nam chung tầng ký túc xá chụp ảnh rồi gọi hồn thế này rồi. Ý thức của giới trẻ trong cuộc sống tập thể vẫn là điều cần cải thiện nhiều.
Theo Trí thức trẻ
Bề bộn năm học mới ở vùng sạt lở núi
Đã bắt đầu năm học mới nhưng nhiều trường của H.Tu Mơ Rông (Kon Tum) vẫn chưa dạy, học được vì trường đã thành nơi trú ẩn của người dân do nạn sạt lở núi.
Phòng học trở thành nơi tạm trú của người dân - PHẠM ANH
Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Tu Mơ Rông những ngày này quá bề bộn. Trong các phòng học, bàn ghế học sinh (HS) được kê gọn lại để người dân trải chiếu tạm ăn ở qua những ngày khó khăn. Hơn nửa tháng qua, do mưa dầm liên tục, núi bị sạt lở, nền, tường nhà và đường giao thông nứt toác, cả làng Tu Mơ Rông (xã Tu Mơ Rông) có nguy cơ đổ tuột xuống vực nên 29 hộ và khoảng 100 nhân khẩu phải tháo chạy, vào trường ở tạm. Sau đó, đến lượt trạm y tế, UBND xã Tu Mơ Rông cũng bị sạt lở, sụt lún, phải dời tạm về ngôi trường này để làm việc.
Bà Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng nhà trường, phân vân: "Đầu tháng 8, giáo viên đi vào các làng gặp phụ huynh vận động HS đến lớp. Giữa tháng 8, nhà trường ôn tập lại kiến thức cho HS và theo kế hoạch, đến 27.8 là tập trung HS về trường, sau đó tổ chức ăn ở cho HS bán trú, bắt đầu học. Vậy mà đến giờ chưa biết tính toán làm sao cho chu toàn vì HS đến lớp không có chỗ học".
Trong khi đó, điểm Trường tiểu học làng Tu Thó, Tê Xăng (H.Tu Mơ Rông) hiện cũng được trưng dụng làm nơi ở cho hơn 500 khẩu phải di dời vì nạn lở núi nên chưa thể triển khai việc học tập cho HS.
Theo ông Lê Văn Hoàn, Trưởng phòng GD-ĐT H.Tu Mơ Rông, 2 trường nói trên không thể tổ chức học từ ngày 27.8 vì đã làm nơi tạm trú của dân. "Hiện nay huyện đang tổ chức khảo sát, làm nhà tạm để dân làng Tu Thó và làng Tu Mơ Rông đưa dân ra ở. Còn việc học ở hai nơi này, sau khi trường lớp ổn định, phòng sẽ chỉ đạo nhà trường tổ chức học bù để đuổi kịp kiến thức", ông Hoàn nói.
Năm học mới 2018 - 2019, H.Tu Mơ Rông dự kiến có khoảng 7.600 HS từ bậc mầm non đến THCS. Hiện huyện đang thiếu rất nhiều về phòng học, phòng ăn, thiết bị dạy học, hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh tự hoại. HS bán trú một số trường vẫn phải học ở các phòng tạm, thiếu công trình vệ sinh, nước sạch, nhà ăn...
Nhiều khó khăn trong năm học mới ở Gia Lai
Tại TP.Pleiku (Gia Lai), năm học mới 2018 - 2019 phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong đó, 4 trường mầm non, tiểu học phải sáp nhập, dôi dư hơn 20 người là hiệu trưởng, hiệu phó, kế toán... Dù đã có sự chuẩn bị trước song vẫn khá nan giải khi phải sắp xếp, bố trí lại công việc cho những nhân lực dôi dư này. Ngoài ra, số HS lớp 1 và 6 trên địa bàn TP.Pleiku tăng mạnh.
Khó khăn nhất là Trường tiểu học Ia Phí, H.Chư Pah. Với 1 trường chính và 7 điểm trường, các thầy cô phải vào tận vùng sâu, vùng xa để đưa con chữ đến với HS. Trường có gần 600 HS, đa số là người dân tộc thiểu số Jrai và có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều em đến trường với manh áo rách, mùa đông không đủ ấm. Bộ đồng phục cho các em vào năm học mới là cả một sự xa xỉ.
Trần Hiếu
Theo thanhnien.vn
Nổi da gà nghe chuyện về bệnh viện ma đáng sợ nhất thế giới Được khai trương vào năm 1879, Bệnh viện Quân đội Cambridge rất nổi tiếng ở Aldershot Garrison đã ghi danh tên tuổi bởi những điều trị hiệu quả cho các binh sĩ bị thương. Tuy nhiên sau đó nó cũng trở nên nổi danh bởi những ám ảnh ma quái thường xuyên xuất hiện tại nơi này. Sau một thời gian dài phục...