Kêu oan sau 35 năm bị khép tội hiếp dâm, giết người
Sau khi thụ án về tội giết người và hiếp dâm, 2 người đàn ông bất ngờ kêu oan sau án mạng 35 năm trước
Hai “hung thủ” hiếp dâm và giết người trong vụ án xảy ra 35 năm trước là ông Vũ Phúc Hậu (SN 1962) và Trần Văn Đô (SN 1965) – cùng ngụ xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau – vừa có đơn gửi Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát (C53) – Bộ Công an, xin trích lục hồ sơ để kêu oan.
Vụ án chấn động quê nghèo
Ông Hậu, ông Đô cùng một người tên Đỗ Thành Lợi (SN 1964, ngụ ấp Xóm Dừa, xã Quách Phẩm) là bị cáo trong vụ án nêu trên.
Bản án của TAND Tối cao xử phúc thẩm ngày 20-4-1985 tại TP HCM ghi rõ: Khoảng 15 giờ ngày 19-2-1981, Hậu và Đô qua nhà Lợi rủ đi đá bóng. Trên đường đi, Hậu nảy sinh ý định hiếp dâm cô gái trong xóm và hứa cho Lợi tham gia.
Ông Đô (trên) và ông Hậu gửi đơn kêu oan vì cho rằng mình vô tội trong vụ án giết người 35 năm trước
Khoảng 20 giờ hôm đó, cả 3 gặp nhau, Hậu phân công Lợi đón đường, gọi cô gái tên P.T.T vào, Hậu sẽ cưỡng bức trước rồi tới Lợi và Đô. Khoảng 30 phút sau, T. đi chơi về thì Lợi gọi vào. Vừa bước tới, Hậu nhào ra ôm T. vật ngã xuống đống rơm để Hậu và Lợi hiếp dâm. Khoảng 15 phút thì Hậu phát hiện T. đã chết. Cả 3 đưa xác nạn nhân xuống kênh, gác 2 chân trên bờ để khi có người phát hiện sẽ cho là nạn nhân té xuống nước tử nạn.
Video đang HOT
Tại phiên xử phúc thẩm, HĐXX giữ nguyên bản án sơ thẩm ngày 21-12-1984 của TAND tỉnh Minh Hải (sau này tách thành Cà Mau và Bạc Liêu) tuyên chung thân đối với ông Hậu và 15 năm tù đối với ông Lợi. Riêng ông Đô thì giảm từ 8 năm xuống còn 4 năm tù. Do thời điểm bị bắt tạm giam đến lúc tuyên án đã hơn 4 năm nên ông Đô được ra tù ngay sau phiên xử ít ngày. Sau nhiều lần được ân đặc xá, đến ngày 2-9-1996, ông Hậu được tự do. Trước đó, ông Lợi cũng đã được ân đặc xá.
Bị ép nhận tội (!?)
Theo trình bày của ông Hậu và ông Đô, vào khoảng 15 giờ hôm xảy ra vụ án, 2 người đi từ nhà ông Đô đến sân đá bóng. Do bóng bị xẹp, bơm hoài không được nên cả 2 bỏ sang nhà ông Trần Hồng Khanh (ở gần nhà ông Lợi và nạn nhân T.) chơi. Đến khoảng hơn 18 giờ, cả 2 trở về nhà. Trên đường đi ngang qua chòi canh đìa của ông Nguyễn Hiền Út (SN 1950, ngụ cùng địa phương), Hậu và Đô ghé vào chơi và đánh bài đến 22 giờ thì về nhà ông Đô ngủ.
Ông Khanh, anh em cô cậu với nạn nhân, xác nhận: “Chiều hôm đó, Hậu và Đô có ghé nhà tôi chơi rồi đi về. Sau đó thì T. cũng sang nhà tôi chơi như thường lệ. Khoảng 20 giờ T. mới về nhà mình. Chỉ gần 1giờ sau thì có người phát hiện T. nằm chết dưới mé kênh. Lúc kéo T. lên, ngực cô còn ấm, áo quần vẫn mặc trên người”. Hơn 10 ngày sau, ba ông Lợi, Đô và Hậu bị bắt.
Nhiều lần làm việc với Công an tỉnh Minh Hải lúc bấy giờ, ông Hậu và ông Đô đều cho rằng mình không biết gì về cái chết của T. “Tôi bị nhốt khoảng 5-6 tháng sau thì nhận tội. Cũng chỉ vì những lời đe dọa, hứa hẹn mà tôi nhận cho xong. Nhưng sau đó, tôi nghĩ nếu mình nhận thì phải chịu tội rồi ô danh suốt đời. Tôi quyết định phản cung, nhiều lần đề nghị đối chất với Lợi, vì cán bộ nói rằng Lợi khai tôi và Hậu là đồng phạm. Đến gần 4 năm sau, tôi vẫn kiên quyết không nhận. Bao nhiêu năm trong tù, tôi hoang mang và suy sụp, đành phải nhận tội, chờ ngày ra tòa” – ông Đô nhớ lại.
Ông Hậu càng bi đát hơn, khi bị giam, ông bị liệt cả tứ chi. “Bao nhiêu lần làm việc với công an tôi đều không nhận tội. Cán bộ công an nói tôi có tội vì Lợi đã khai như thế. Tôi xin đối chất, Lợi đều khẳng định tôi cầm đầu. Cán bộ công an nói tôi không nhận thì sẽ bị còng suốt đời…” – ông Hậu cay đắng.
Không gọi người làm chứng Việc ông Hậu và ông Đô có mặt tại chòi canh đìa của ông Út để đánh bài được ông Út và một người dân khác làm chứng. Ông Út bức xúc: “Từ lúc Hậu và Đô bị bắt, tôi viết hàng chục tờ tường trình cam đoan tối hôm đó cả 2 ở chòi của tôi đánh bài nhưng không ai quan tâm. Mỗi lần có người đi thăm nuôi, tôi đều gửi tường trình nhưng chẳng thấy ai gọi đối chứng. Họ chỉ căn cứ lời khai của Lợi mà kết tội người khác”.
Theo Duy Nhân (Người lao động)
Nhiều cựu quan chức huyện đồng loạt kêu oan
Cựu chủ tịch, phó chủ tịch UBND huyện Đông Hòa (Phú Yên) cùng nhiều thuộc cấp đồng loạt kêu oan trong vụ án cố ý làm trái khi thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô.
Sáng 6-9, TAND tỉnh Phú Yên mở lại phiên tòa xử vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại UBND huyện Đông Hòa. Phiên tòa này đã bị hoãn vào ngày 15-8.
Trong phần thủ tục khai mạc phiên tòa, HĐXX cho biết có đến 34 trong 80 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt. Tuy nhiên, phiên tòa vẫn tiến hành xét xử.
16 bị cáo nghe đại diện VKS đọc cáo trạng truy tố. Ảnh: TẤN LỘC
Đại diện VKSND tỉnh Phú Yên giữ quyền công tố tại phiên tòa công bố cáo trạng dài 17 trang, trong đó truy tố 16 bị cáo cùng tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong đó, có đến 15 bị cáo đều nguyên là cán bộ huyện Đông Hòa gồm Nguyễn Tài, nguyên chủ tịch UBND huyện; Huỳnh Ngọc Sương, nguyên phó chủ tịch thường trực UBND huyện; Nguyễn Kích, nguyên giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện, phó ban đền bù giải phóng mặt bằng dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô; Dương Văn Nhân, nguyên phó Phòng TN Huỳnh Ngọc Thắng, nguyên phó giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện; Nguyễn Kỳ Tổng, nguyên trưởng Phòng TN Lê Văn Hoàng, nguyên chủ tịch UBND xã Hòa Tâm... Các bị cáo còn lại là chuyên viên Phòng TN&MT, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện, Phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng Kinh tế hạ tầng... Bị cáo duy nhất là dân thường là Nguyễn Hữu Phí (56 tuổi, ngụ phường 7, TP Tuy Hòa, Phú Yên).
Tất cả bị can trong vụ án này đều bị truy tố để xét xử theo quy định tại khoản 3 Điều 165 BLHS, có khung hình phạt từ 10 đến 20 năm tù.
Các bị cáo tại phiên tòa sáng nay. Người đầu tiên ở hàng thứ nhất là bị cáo Nguyễn Tài, nguyên chủ tịch UBND huyện Đông Hòa. Ảnh: TẤN LỘC
Cáo trạng xác định: Từ tháng 7-2013 đến 4-2014, trong quá trình thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô tại xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, các cán bộ trên đã có hành vi thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, gây thiệt hại đối với Nhà nước hơn 9,2 tỉ đồng.
Cụ thể, những cán bộ trên đã bồi thường về đất không đủ mật độ, đất lấn chiếm, nhà cất trái phép, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho cán bộ đang công tác, cán bộ hưu trí, những người ở ngoài tỉnh, không trực tiếp sản xuất, không có hộ khẩu tại địa phương... Ngoài ra, những cán bộ này đã hợp thức hồ sơ bồi thường, hỗ trợ diện tích nuôi thủy sản vượt mức cho phép, đứng tên nhiều người khác để nhận tiền cao hơn quy định... Trong tổng số tiền thiệt hại hơn 9,2 tỉ đồng, VKS xác định trách nhiệm hình sự chung của từng bị cáo như Nguyễn Tài hơn 9 tỉ đồng; Huỳnh Ngọc Sương 8,9 tỉ đồng; Nguyễn Kích, Huỳnh Ngọc Thắng cùng 9,2 tỉ đồng; Nguyễn Kỳ Tổng 7,9 tỉ đồng; Dương Văn Nhân 7,1 tỉ đồng; Nguyễn Hữu Phí 3,7 tỉ đồng...
Có đến 12 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa này. Ảnh: TẤN LỘC
Trước khi bước vào phần xét hỏi, chủ tọa phiên tòa hỏi từng bị cáo: "Cáo trạng truy tố bị cáo như vậy có oan không?". Nhiều bị cáo đều đồng loạt cho rằng mình bị oan như Nguyễn Tài, Huỳnh Ngọc Sương, Nguyễn Kích... Trong khi đó, phần lớn các bị cáo là cựu cán bộ huyện, còn lại đều cho rằng không bị oan. Riêng bị cáo Nguyễn Hữu Phí nói: "Tôi bị truy tố oan. Tôi là dân thường mà trước đây bị Công an tỉnh Phú Yên khởi tố tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, sau đó lại chuyển sang tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Chủ tọa ghi nhận ý kiến của các bị cáo và cho biết sẽ làm rõ trong phần xét hỏi bắt đầu từ chiều nay. Dự kiến phiên tòa diễn ra đến ngày 10-9.
TẤN LỘC
Theo PLO
Cựu thiếu uý công an bị kết tội dùng nhục hình kêu oan Vợ của bị hại vắng mặt với lý do không chính đáng trong khi bị cáo kêu oan, tình tiết vụ án phức tạp nên Tòa Cấp cao tại Đà Nẵng quyết định hoãn phiên phúc thẩm. Ngày 23/8, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng mở phiên xử phúc thẩm vụ án công an dùng nhục hình ở Phú Yên, theo kháng cáo...