Kêu oan khi bị công khai hóa
Đã 5 tháng qua, ông Phạm Văn Đẹp (sinh năm 1960, ngụ ấp Phú Hữu 2, xã Lê Chánh, TX. Tân Châu) làm đơn gửi nhiều nơi kêu oan và cho rằng ông bị người xấu dựng chuyện bêu xấu nên bị công khai hóa oan uổng.
Đương sự yêu cầu làm rõ việc này, sớm phục hồi danh dự, đồng thời bồi thường thiệt hại cho ông.
Tiếp xúc với phóng viên Báo An Giang, ông Phạm Văn Đẹp trình bày: “Tôi và ông Phạm Văn M. (cha vợ của Lê Thanh S., ngụ cùng ấp, đã qua đời) là sui gia. Biết tôi quen với một lãnh đạo UBND xã Lê Chánh, nên cuối tháng 4 vừa qua, ông M. nhờ tôi mở lời nói với lãnh đạo, ký tên cấp phép sửa chữa nhà cho S. Sau đó, ông kêu S. đưa tôi 3 triệu đồng “chi phí uống cà phê, trà nước”. Khoảng 4 ngày sau, tôi trả tiền lại cho S., cũng không nói chuyện đã nhờ, do thấy nhà của S. cặp bờ kênh cũ, là địa điểm không cho sửa chữa, xây dựng mới. Đến đây, tôi coi chuyện như đã xong. Vài ngày sau, tôi nghe người ở xóm thông tin: “Có nghe tiếng của S. (phát trong máy ghi âm) nói Đẹp ép S. lấy 3 triệu đồng lo hối lộ cho lãnh đạo xã”. Họ nói tôi đến nhà năn nỉ vợ chồng vị lãnh đạo trên, nếu không thực hiện coi chừng bị xử lý hình sự”.
Cho là tin đồn, ông Đẹp không quan tâm. Tuy nhiên, sau đó Công an xã gửi thư mời ông “trao đổi một số việc liên quan”. Ngày 7-5, ông nhận thư mời của Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lê Chánh Phan Thành Bởi, nội dung “dự buổi họp dân công khai hành vi vi phạm pháp luật”, lúc 18 giờ tại Ban Nhân dân ấp Phú Hữu 2. “Vợ chồng tôi cùng 5 người con cực lực phản đối việc này, nên khiếu nại yêu cầu phục hồi danh dự, bồi thường thiệt hại của chúng tôi từ thời điểm ấy đến nay. Tôi yêu cầu cơ quan thông tin đại chúng lên tiếng, làm rõ về việc này, trả lại uy tín, nhân phẩm, danh dự cho bản thân và gia đình tôi. Với khoảng 50 bà con “chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật” mà tôi không thực hiện là một việc bêu xấu, vi phạm pháp luật. Từ chuyện này, tôi không thể đi làm, ảnh hưởng kinh tế gia đình. Trong khi đó, Lê Thanh S. đã xây dựng căn nhà mới bề thế” – ông Đẹp bức xúc.
Ông Phạm Văn Đẹp trình bày về sự việc
Ông Lê Phát Tường (sinh năm 1956, ấp Phú Hữu 2, nguyên Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh xã, tham dự buổi công khai hóa vừa qua) cho biết: “Vụ việc “hối lộ” xảy ra thế nào và kết quả ra sao, tôi không rõ. Tuy nhiên, dư luận xã hội vừa qua cho thấy, câu chuyện xuất phát từ việc không hài lòng lẫn nhau, là việc “cá nhân”. Tôi biết ông Đẹp bị mời làm việc nhiều lần ở Công an xã và Công an thị xã. Dù việc chưa có kết quả cuối cùng, nhưng hiện nay với tâm thế “đã là người phạm pháp” nên ông Đẹp rất khổ sở, không chịu đi làm việc. Tôi mong ngành chức năng sớm cho kết quả ai đúng, ai sai và xử lý theo quy định của pháp luật, trả lại sự thật, bản chất của sự việc”.
Video đang HOT
Trưởng ban Nhân dân ấp Phú Hữu 2 (xã Lê Chánh) Trần Bảo Thụy cho biết thêm: “Ông Lê Thanh S. có xin phép sửa chữa nhà, nhưng sau đó thiết kế lại thực hiện không đúng với giấy phép, bị cán bộ xây dựng địa phương đến lập biên bản, yêu cầu thực hiện đúng quy định. Lúc này, chủ nhà nói “đã tốn 3 triệu đồng vẫn không xong”. Từ đó, cơ quan chức năng đã vào cuộc, làm rõ và tổ chức công khai hóa về hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ông Đẹp. Hôm đó, khoảng 50 bà con tham dự, cùng nhiều cán bộ, công chức, viên chức thị xã, địa phương. Hiện, vụ việc cơ quan chức năng huyện đang làm rõ. Vừa qua, Công an thị xã có làm việc với tôi và nhiều bà con ở địa phương”. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lê Chánh Phan Thành Bởi cho biết: “Vụ việc nói trên thực hiện đã 5 tháng. Vừa qua, địa phương và Công an TX. Tân Châu đã vào cuộc, mời ông Đẹp, các đối tượng liên quan để làm rõ. Hiện, vụ việc đang có ý kiến khác nhau. Khi có kết quả cuối cùng, địa phương và ngành chức năng sẽ xử lý đúng theo quy định của pháp luật”.
Luật sư Trần Ngọc Bản (Đoàn Luật sư tỉnh An Giang) thông tin: “Vụ việc này chưa có kết luận chính thức của cơ quan chức năng nên phải chờ. Khi xác định được ai đúng, ai sai, cũng như tính chất, mức độ ra sao thì mới xác định được hành vi có thể xử lý hình sự hay hành chính, dân sự. Theo Bộ luật Dân sự hiện hành: “Người bị xâm phạm về nhân phẩm, danh dự có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người xâm phạm chấm dứt hành vi, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật”".
Bài, ảnh: N.R
Theo baoangiang
Vụ đánh bạc ở Điện Biên : Nhiều công an khai gì tại tòa?
Liên quan vụ đánh bạc ở Điện Biên, nhiều cán bộ công an được triệu tập tới tòa với tư cách người tham gia tố tụng khác.
Sáng 2-10, TAND huyện Tuần Giáo (Điện Biên) tiếp tục xét xử 13 bị cáo trong vụ án đánh bạc tại địa phương. Đáng chú ý, nhiều bị cáo không nhận tội, kêu oan.
Nhiều bị cáo kêu oan, không nhận tội
Trong tổng số 13 bị cáo đã được xét hỏi, sáu người thừa nhận hành vi đánh bạc, bảy người còn lại đồng loạt kêu oan.
Điển hình là Nguyễn Đức Hiếu, cựu cán bộ Phòng CSGT Công an tỉnh Điện Biên. Hiếu khai chiều 6-2 có đến nhà Lê Văn Trường để chúc Tết rồi ra về, không tham gia đánh bạc. Hiếu cho rằng cáo trạng của VKS tỉnh Điện Biên truy tố không đúng người đúng tội.
Một loạt bị cáo trong vụ đánh bạc ở Điện Biên kêu oan. Ảnh: TP
Đặc biệt, cựu CSGT khai được điều tra viên (ĐTV) gợi ý cho đọc lời khai của các bị cáo khác trước khi trả lời, nhưng bị cáo không đọc. Hiếu cho rằng đây là một hình thức "đe dọa" đối với mình.
Tương tự, bị cáo Hoàng Quốc Việt (một trong bảy người bị bắt quả tang) cũng cho rằng mình bị oan. Việt nghi ngờ lời khai của một số bị cáo đã được "hướng dẫn", có nhiều điểm không đúng. Hôm đó, bị cáo chỉ đi chúc Tết, không đánh bạc. Thời điểm công an ập vào, bị cáo đang đứng xem. Bị cáo cho rằng bị công an "hướng dẫn" khai.
Trong số các bị cáo không nhận tội còn có Nguyễn Thị Hòa. Bị cáo khai chỉ đi chúc Tết chứ không đánh bạc. Nữ bị cáo khai ĐTV tên Tân của Công an huyện Tuần Giáo yêu cầu vẽ sơ đồ nhưng do bị cáo không biết nên sau đó ĐTV này tự vẽ luôn, rồi cho bị cáo ký.
Trong quá trình bị tạm giam tại Công an tỉnh Điện Biên, ĐTV tên Phạm Công Cảnh có đọc cho bị cáo một biên bản không được thuê luật sư. HĐXX hỏi có căn cứ gì không? Hòa cung cấp một đơn trình bày liên quan đến việc thuê luật sư, được cho là do ĐTV Cảnh hướng dẫn viết. Chủ tọa cho hay sẽ xem xét, đánh giá chứng cứ này.
Trước việc nhiều bị cáo không nhận tội, chủ tọa đặt câu hỏi với nhóm bị cáo nhận tội rằng có nhìn thấy những người này tham gia đánh bạc hay không. Một số khẳng định nhìn thấy, số còn lại nói không nhìn thấy hoặc không dám khẳng định 100%.
Công an khẳng định làm đúng, khách quan
Sau khi xét hỏi các bị cáo, chủ tọa lần lượt đặt vấn đề với loạt cán bộ công an được triệu tập tới tòa với tư cách người tham gia tố tụng khác.
Ông Trương Xuân Hân, nguyên Trưởng Công an thị trấn Tuần Giáo, cho biết sau khi nhận được báo cáo có việc đánh bạc tại xưởng gỗ của Lê Văn Trường, ông đã cử một tổ công tác xuống bắt quả tang. Quá trình giải quyết vụ án, công an thị trấn đã làm đúng quy định pháp luật.
Ông Vừ A Xè, cán bộ Công an thị trấn Tuần Giáo nói mình là người vào hiện trường đầu tiên và hô tất cả đứng im. Lúc này có khoảng 4-5 người bỏ chạy ra cửa sau, trong đó có Hiếu. Ông Xè khẳng định việc lập biên bản quả tang là đúng quy định pháp luật.
Tương tự, ông Vũ Văn Tân, ĐTV Công an huyện Tuần Giáo, cho hay không ép cung, mớm cung hay đánh đập gì. Chủ tọa hỏi về lời khai của bị cáo Hòa liên quan đến việc vẽ sơ đồ, ông Tân nói khi lấy lời khai của các bị cáo đã làm theo đúng trình tự, có kiểm sát viên tham gia.
Còn ông Phạm Công Cảnh, ĐTV Công an tỉnh Điện Biên, cho rằng một số bị cáo thành khẩn khai báo, một số không thành khẩn. Vị này khẳng định không ép hoặc mớm cung; hồ sơ vụ án được làm đúng theo quy định pháp luật, công tâm, khách quan.
Phiên tòa đang tiếp tục làm việc vào chiều nay...
TUYẾN PHAN
Theo PLO
Loay hoay đền oan sai 33 năm Người bị hàm oan cho rằng Công an tỉnh Đắk Lắk chưa làm đúng quy trình trong khi cơ quan này nói đương sự "không hợp tác" Ngày 14-11-1985, Phòng An ninh kinh tế - văn hóa Công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt giữ ông Nguyễn Lâm Sáu vì cho rằng ông buôn bán hàng trái phép. Quá trình điều tra không...