Kêu gọi nhân dân thế giới phản đối hành động nguy hiểm của Trung Quốc
Ngày 15/5, Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam – ASEAN đã ra Tuyên bố phản đối hành động sai trái của Trung Quốc trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; kêu gọi nhân dân ASEAN, nhân dân thế giới phản đối hành động nguy hiểm của Trung Quốc trên biển Đông.
ASEAN đoàn kết phản đối mạnh mẽ các hành động nguy hiểm của Trung Quốc trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Tuyên bố của Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam – ASEAN phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 và tiến hành khoan thăm dò tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tuyên bố khẳng định, việc Trung Quốc huy động một lực lượng lớn tàu hộ tống đi cùng, trong đó có cả tàu quân sự và máy bay, cố tình đâm các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam đang hoạt động chấp pháp tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đang đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và gây thiệt hại về tài sản cho lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển của Việt Nam.
Hành động này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, được quy định tại Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà Trung Quốc cũng là một quốc gia thành viên; đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, làm phức tạp tình hình và gây mất ổn định, đe dọa hòa bình, tự do hàng hải ở khu vực.
Video đang HOT
Tàu Trung Quốc hung hăng vi phạm, tấn công các tàu Cảnh sát biển Việt Nam.
Hoan nghênh và đánh giá cao việc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 và Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN họp tại Myanmar vừa qua đã bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng nêu trên; yêu cầu các bên nghiêm chỉnh tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS, DOC và sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam – ASEAN đã khẩn thiết kêu gọi nhân dân các nước ASEAN và các nước trên thế giới, các cá nhân và tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối hành động nguy hiểm này của Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc nghiêm chỉnh tuân thủ Luật pháp quốc tế, đặc biệt tôn trọng chủ quyền hợp pháp của Việt Nam, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc DOC mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
TP HCM trấn áp hơn 100 người lợi dụng diễu hành để phá hoại
Khi cùng đoàn người diễu hành để phản đối Trung Quốc ở TP HCM, hơn 100 người đã kích động, gây rối, đập phá tài sản và chống lại lực lượng công vụ.
Ngày 15/5, Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP HCM, cho biết cơ quan này đang tạm giữ hành chính hơn 100 người để điều tra về hàng loạt hành vi như Gây rối trật tự công cộng, Huỷ hoại tài sản, Chống người thi hành công vụ và còn có thể là Cướp tài sản.
Những nghi can này được xác định đã mượn danh nghĩa diễu hành phản đối Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, để xuống đường quậy phá, đập phá đồ đạc vào đêm 13 và rạng sáng 14/5 ở các công ty trong khu Chế xuất Linh Trung 1, khu Chế xuất Linh Trung 2, KCN Bình Chiểu và Công ty PouYuen. Đã có hơn 10 chiến sỹ bị thương khi thực thi nhiệm vụ.
"Chúng tôi đã và đang huy động 100% quân số, tất cả phương tiện sẵn có, tăng cường lực lượng ứng trực để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư và hoạt động kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp kể cả người Việt Nam lẫn người nước ngoài", Tướng Minh khẳng định.
Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP HCM cũng kêu gọi nhân dân cả nước lên án những hành vi quá khích, kêu gọi kiềm chế và mong muốn các nhà đầu tư, khách nước ngoài bình tĩnh, tiếp tục duy trì các hoạt động kinh doanh.
Trong số những người tuần hành phản đối Trung Quốc có không ít người quá khích. Ảnh: An Nhơn
Trước đó, đêm 13 rạng sáng 14/5 rất đông công nhân của các công ty ở KCN Tân Tạo xuống đường với cờ Tổ quốc, biểu ngữ, chạy xe tuần hành, phản đối Trung Quốc. Từng tốp công nhân vài chục, có lúc vài trăm người chạy dọc các con đường nội bộ trong Khu công nghiệp, quốc lộ 1, số 7, Tên Lửa, đường Kinh Dương Vương.
Trong đám đông có nhiều thanh niên quá khích, kích động công nhân xông vào các công ty hô hào phản đối, xô cửa rào xông vào trong nhưng bị ngăn chặn. Lo sợ bị đập phá, các công ty treo cờ Tổ quốc, băng rôn "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam", "công ty chúng tôi ủng hộ Việt Nam", hoặc "công ty 100% vốn Việt Nam"...
Hàng trăm công an, cảnh sát 113 được huy động chốt chặn trước cổng các ngả đường như Kinh Dương Vương, Hồ Học Lãm, số 7, Tên Lửa (quận Bình Tân)... trước cổng các công ty. Trước công ty Pou Yuen (100% vốn Đài Loan), lo sợ người dân quá khích đập phá nhà xưởng, lực lượng công an túc trực dày đặc ở nhiều cổng ra vào.
Liên quan đến vụ gây rối, phá hoại tại Bình Dương, chiều nay, Cơ quan điều tra tỉnh này đã khởi tố vụ án, làm rõ hàng loạt hành vi vi phạm pháp luật của gần 400 người, trong số 800 người bị bắt giữ do liên quan việc lợi dụng việc diễu hành phản đối Trung Quốc để gây rối, đập phá công ty trong khu công nghiệp. Những người này đang được điều tra, phân loại để xử lý về các tội Cố ý huỷ hoại tài sản; Gây rối trật tự công cộng Trộm cắp tài sản, Cưỡng đoạt tài sản, Chống người thi hành công vụ...
Tương tự, Công an Đồng Nai cũng bắt giữ hơn 100 nghi can trong vụ gây rối tại khu công nghiệp Amata vào cùng thời điểm.
Theo VNE
Thứ trưởng Tô Lâm: 'Bộ Công an đảm bảo an ninh ở Bình Dương' Trong chuyến thị sát đột xuất, Trung tướng Tô Lâm khẳng định Bộ Công an đảm đảm tình hình an ninh trật tự và kêu gọi các công ty nhanh chóng ổn định sản xuất. Tối 15/5, Đoàn công tác Bộ Công an do Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn đã đến thị sát tình hình tại...