Kêu gọi hiến máu khẩn cấp
Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư (Hà Nội) cho biết từ ngày 28.1 đến nay viện chỉ tiếp nhận được hơn 8.200 đơn vị máu hiến nhưng đã cung cấp gần 16.000 đơn vị máu (khối hồng cầu và các loại chế phẩm khác).
Kho máu dự trữ tại Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư đang cạn kiệt – ẢNH: CÔNG THẮNG
Có ngày viện cung cấp lên đến 2.500 đơn vị máu, và cung cấp đến các bệnh viện (BV) tại nhiều địa phương. Lượng máu cung cấp dù gần gấp đôi lượng máu tiếp nhận nhưng chỉ đáp ứng được 70 – 80% cần dự trù máu cho điều trị tại các BV.
TS- BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư, cho biết: “Với các lịch hiến máu được duy trì đến thời điểm này thì vẫn còn thiếu khoảng hơn 20.000 đơn vị. Tình trạng thiếu hụt máu với số lượng lớn như vậy ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp máu cho 177 cơ sở y tế tại 28 tỉnh, thành phố khu vực phía bắc, với diện bao phủ xấp xỉ 41 triệu dân”.
Trước Tết Nguyên đán, đã có 30 đơn vị xin hoãn, hủy lịch tổ chức hiến máu do lo ngại dịch Covid-19. Sau kỳ nghỉ tết dài, viện tiếp tục nhận thông tin hoãn thêm khoảng 24 lịch hiến máu từ nay đến hết tháng 3. Lượng máu dự trữ của viện hiện chỉ còn 4.800 đơn vị máu; trong khi trung bình mỗi ngày cần 1.200 – 1.500 đơn vị máu.
Video đang HOT
Ngay trong các ngày giáp tết và ngày đầu năm mới sau tết, gần 2.000 cán bộ, thầy thuốc, nhân viên y tế tại Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư, BV Nhi T.Ư, BV Ung bướu Hà Nội, BV Hữu nghị Việt Đức, BV E… đã hiến máu và đăng ký hiến máu dành cho cấp cứu, điều trị người bệnh.
Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe tham gia hiến máu (đặc biệt là nhóm O, nhóm A) và hiến tiểu cầu; đồng thời mong muốn các cơ quan, đơn vị duy trì lịch hiến máu theo kế hoạch và tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân viên, người dân tham gia hiến máu. Viện luôn đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19 tại các điểm hiến máu, cũng như tại các đơn vị tổ chức hiến máu.
'Tôi khỏe ra, da đẹp hơn sau nhiều lần hiến tiểu cầu'
Nhiều bệnh nhân vượt qua ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết nhờ được truyền tiểu cầu kịp thời từ người tình nguyện.
"Nhiều người muốn làm từ thiện, song không phải ai cũng có thể khi không có điều kiện tài chính. Với hiến máu và tiểu cầu, tôi thấy rất đơn giản để hiện thực ước muốn cho đi của mình. Chỉ cần có tấm lòng và sức khỏe, tôi có thể làm được", chị Nguyễn Thị Thu Hiền (38 tuổi, ở Lâm Thao, Phú Thọ) chia sẻ bên lề chương trình "Gặp mặt người hiến tiểu cầu tiêu biểu giai đoạn 2018 - 2020" ngày 26/12.
Chị Hiền (giữa) tìm hiểu về trang Zalo của Trung tâm Máu quốc gia. Ảnh: Công Thắng.
Gắn bó với các hoạt động tình nguyện từ nhỏ, tiếp xúc, gặp gỡ những trường hợp mồ côi, neo đơn, khuyết tật..., chị Hiền nhận ra bản thân may mắn. Chị tự nhủ mình cần làm gì đó để tri ân cuộc đời. Hiến máu là lựa chọn của chị.
Đều đặn mỗi năm, chị đến Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Hà Nội) để hiến máu 3-4 lần. Sau đó, chị biết hiến tiểu cầu có thể thực hiện cách nhau 21 ngày. Nhờ đó, chị có thể giúp nhiều người bệnh hơn. Sau 3 năm, chị đã có 38 lần tặng tiểu cầu.
Người phụ nữ chia sẻ việc hiến tiểu cầu giúp chị được nhiều hơn mất. "Trước đây, tôi hay bị hoa mắt, chóng mặt, ốm vặt. Từ khi hiến máu và tiểu cầu, các triệu chứng đó hoàn toàn biến mất. Tôi thấy khỏe hơn, da cũng đẹp hơn", chị kể.
Anh Nguyễn Văn Khải (28 tuổi, ở Nam Định) cũng chia sẻ bản thân đã có 10 lần hiến máu và 50 lần hiến tiểu cầu. Năm 2013, cha anh Khải bị tai nạn, mất rất nhiều máu. Nhờ những giọt máu tình nguyện, cha anh mới có thể sống sót. Hơn ai hết, anh hiểu việc hiến máu có giá trị ra sao. Hiện anh duy trì hiến tiểu cầu, đều đặn 21-30 ngày/lần.
Tại buổi gặp mặt do Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương ương tổ chức, họ là những gương mặt tiêu biểu đại diện cho hàng nghìn người hiến tiểu cầu thường xuyên.
Anh Nguyễn Văn Khải (28 tuổi, ở Nam Định) đã có 10 lần hiến máu và 50 lần hiến tiểu cầu. Ảnh: Công Thắng.
Tiến sĩ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, cho biết tiểu cầu là tế bào rất nhỏ trong máu, được sinh ra từ tủy xương, làm nhiệm vụ cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Tiểu cầu cũng là thành phần máu có vai trò quan trọng trong điều trị những bệnh lý và người bệnh có liên quan rối loạn đông cầm máu, thường là những trường hợp rất nặng, đe dọa tính mạng.
Trước đây, để có được tiểu cầu, các trung tâm truyền máu thường tách từ những đơn vị máu toàn phần trong hệ thống kín, vô trùng hoặc gộp từ 3-4 người hiến để có một đơn vị tiểu cầu thông thường. Tuy nhiên, loại chế phẩm này không đáp ứng được nhu cầu điều trị. Chính vì thế, y học đã áp dụng những kỹ thuật hiện đại để thực hiện gạn tách tiểu cầu từ một người hiến.
Khi gạn tách tiểu cầu, thành phần khác trong máu như bạch cầu, tế bào gốc sẽ được lọc và trả lại cho người hiến. Lượng tiểu cầu trong một lần gạn tách từ một người hiến tương đương 10 đơn vị máu toàn phần, rất có lợi cho công tác cấp cứu.
Tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, việc gạn tách tiểu cầu nói trên đã được triển khai từ năm 2000 với số đơn vị tiểu cầu gạn tách trong 10 năm đầu là 11.337 đơn vị. Mười năm trở lại đây (giai đoạn 2010-2020), con số này lên tới 222.187 đơn vị, tăng gấp 20 lần giai đoạn trước đó và tiếp tục có xu hướng tăng.
Thiếu 13.000 đơn vị máu điều trị cho dịp Tết Nguyên đán Tết Nguyên đán 2021 sắp đến cùng với những ảnh hưởng của dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại nhiều địa phương đã khiến lượng máu tiếp nhận của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương giảm nghiêm trọng. Lượng máu tiếp nhận của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương giảm nghiêm trọng. Ảnh: Công Thắng Đã có 30 đơn...