Kêu gọi hành động khẩn cấp đưa trẻ em ở các quốc gia nghèo nhất trở lại trường học
Ngày 12/1, tổ chức cứu trợ trẻ em quốc tế Save the Children đã kêu gọi hành động khẩn cấp để giúp trẻ em ở các quốc gia nghèo nhất trên thế giới được trở lại trường học sau một thời gian dài nghỉ ở nhà do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Trẻ em nhận thức ăn và nước uống cứu trợ sau vụ cháy trại tị nạn Moria trên đảo Lesbos, Hy Lạp, ngày 10/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Save the Children cho biết kinh phí để đưa trẻ em đi học trở lại chỉ vào khoảng 370 USD cho mỗi học sinh. Tổ chức cứu trợ có trụ sở ở London (Anh) đồng thời c ảnh báo, cứ thêm một ngày trường học đóng cửa là nguy cơ bất bình đẳng càng gia tăng.
Trong nghiên cứu mới công bố về 59 quốc gia nghèo nhất thế giới như Uganda, Syria và Yemen, Save the Children đã tính toán chi phí trung bình của việc mở lại trường học trong môi trường an toàn phòng dịch cũng như dạy bù kiến thức cho học sinh. Theo đó, tổng chi phí cho 136 triệu trẻ em bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 ước tính là 50 tỷ USD. Số tiền này dự kiến được sử dụng để hỗ trợ tài chính cho các gia đình có con em đang đi học, các lớp học bù, đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện vệ sinh trường lớp, đào tạo giáo viên cũng như các chiến dịch quốc gia nhằm khuyến khích trẻ em đi học trở lại. Save the Children cho biết sẽ ưu tiên những đối tượng nghèo và chịu thiệt thòi nhất như trẻ em gái, trẻ em tị nạn, phải di dời chỗ ở và trẻ em khuyết tật.
Video đang HOT
Trước đó, Save the Children đã nhiều lần kêu gọi hành động để hỗ trợ trẻ em tiếp tục đến trường bất chấp đại dịch. Giám đốc điều hành của Save the Children, Inger Ashing, cho rằng dịch COVID-19 là “trường hợp khẩn cấp về giáo dục lớn nhất từ trước đến nay”. Riêng ở Uganda, hơn 13 triệu trẻ em đã phải nghỉ học kể từ tháng 3/2020 đến nay.
Anh có thể phong tỏa toàn quốc đến tháng 3
Giới chức Anh cho biết lệnh phong tỏa toàn quốc mới có thể được duy trì ít nhất đến tháng 3, một số biện pháp thậm chí kéo dài hơn.
"Chúng tôi không thể dự đoán chắc chắn về khả năng dỡ bỏ các biện pháp hạn chế trong tuần bắt đầu từ ngày 15 đến 22/2. Việc chúng tôi sẽ làm là tiến hành mọi phương án có thể nhằm đảm bảo càng nhiều người được tiêm chủng càng tốt, để chúng tôi có thể bắt đầu gỡ hạn chế dần dần", Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michael Gove trả lời báo chí hôm nay.
"Tôi nghĩ là không sai khi nói rằng vào thời điểm chúng ta bước sang tháng 3, một số biện pháp hạn chế có khả năng được dỡ bỏ, nhưng không nhất thiết là tất cả", ông nói thêm.
Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michael Gove tới một cuộc họp ở London hôm 1/12/2020. Ảnh: Reuters .
Trước đó, Anh ban lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ ba, với loạt biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất kể từ mùa xuân năm ngoái. Thủ tướng Boris Johnson cảnh báo những tuần tới sẽ là "khó khăn nhất", khi các trường học và cơ sở kinh doanh không thiết yếu bị đóng cửa, người dân được yêu cầu ở nhà. Đây được cho là quyết định cần thiết để ứng phó chủng nCoV mới, có khả năng lây nhiễm cao hơn chủng đầu tiên 70%.
Tuy nhiên, giới chức chưa thể giải thích tại sao tới khi một số trẻ em đã quay lại trường học họ mới ra lệnh phong tỏa, thậm chí vài giờ trước đó còn khẳng định các học sinh sẽ an toàn. Trong cuộc phỏng vấn, Gove thừa nhận họ đã chờ đến phút cuối và chỉ phong tỏa khi không còn lựa chọn nào khác.
"Đóng cửa trường học thực sự là biện pháp cuối cùng. Không ai trong chúng ta muốn như vậy. Chúng ta đều biết việc tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ em vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, các lãnh đạo y tế tại tất cả khu vực thuộc Anh hôm qua đều đánh giá rằng chúng ta cần chuyển lên cấp độ 5, mức cảnh báo nghiêm trọng nhất đối với đại dịch này. Do đó, chúng tôi không còn cách nào khác ngoài việc thực hiện mọi hành động trong khả năng", Gove giải thích.
Keir Starmer, lãnh đạo Công đảng đối lập, cho biết ông ủng hộ tái phong tỏa toàn quốc, đồng thời bày tỏ mong muốn chính phủ triển khai tiêm chủng nhanh chóng. "Thủ tướng nói là cần 7 tuần để tiêm chủng cho 13-14 triệu người. Tôi hy vọng ông ấy không hứa quá đà", Starmer cho hay. Tuy nhiên, Gove thừa nhận con số 14 triệu khó có thể đạt được đúng thời hạn, đồng thời ám chỉ các lệnh hạn chế sẽ được giữ nguyên cho tới khi họ hoàn thành mục tiêu tiêm chủng.
Anh hiện là vùng dịch lớn thứ 5 thế giới, với hơn 2,7 triệu ca nhiễm và hơn 75.000 người chết. Giới chức nước này giữa tháng trước công bố phát hiện chủng nCoV mới mang tên B.1.1.7, có hơn 20 đột biến so với phiên bản gốc và khả năng lây nhiễm cao hơn 70%. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói chưa có bằng chứng cho thấy B.1.1.7 có khả năng gây tử vong cao hơn các chủng trước đó.
Quyết tìm cha đẻ sau nhiều năm ly biệt, người phụ nữ sốc với sự thật "ớn lạnh" Sau khi biết được sự thật, người phụ nữ có lẽ đã hối hận về quyết định tìm kiếm cha đẻ của mình. Chloe Wilkinson vô cùng sốc khi phát hiện sự thật về cha đẻ. Ảnh: Sunday Mirror Tờ Mirror hôm 10/10 đưa tin, Chloe Wilkinson, bà mẹ hai con, 19 tuổi, sống tại thị trấn Bexhill, phía đông hạt Sussex, Anh,...