Kêu gọi EU họp thượng đỉnh về tình trạng phân phối vaccine không công bằng
Lãnh đạo các nước Áo, CH Séc, Slovenia, Bulgaria và Latvia ngày 12/3 gửi một bức thư kêu gọi tổ chức một hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) để thảo luận về “sự mất cân bằng lớn” trong phân phối vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 Pfizer- BioNTech tại Prague, CH Séc ngày 27/12/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cùng 4 người đồng cấp đã gửi một bức thư lên Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, trong đó phàn nàn rằng “việc phân phối vaccine của các công ty dược phẩm tới các nước thành viên riêng lẻ không được thực hiện trên cơ sở công bằng”. Thư nêu rõ: “Nếu hệ thống này được duy trì sẽ tiếp tục gây ra và làm nghiêm trọng hơn những bất cân bằng lớn giữa các nước thành viên trong mùa Hè tới, dẫn đến tình trạng một số nước có thể sớm đạt miễn dịch cộng đồng trong vài tuần trong khi nhiều nước khác bị bỏ lại phía sau”. Các nước trên kêu gọi tổ chức một cuộc thảo luận giữa các nhà lãnh đạo EU về “vấn đề quan trọng này trong thời gian sớm nhất”.
Theo ông Kurz, các nước thành viên EU đã nhất trí rằng việc phân phối vaccine cho các quốc gia nên được thực hiện dựa trên quy mô dân số. Tuy nhiên, sau khi so sánh tổng lượng vaccine có được giữa các quốc gia thành viên, ông thấy rằng có tình trạng “phân phối không theo cơ chế hạn ngạch đầu người”. Nhà lãnh đạo Áo nêu rõ có những bằng chứng cho thấy đã có thỏa thuận bổ sung giữa các nước thành viên và các công ty dược phẩm. Đơn cử, đến cuối tháng 7 tới, Malta sẽ nhận được lượng vaccine bình quân trên đầu người cao gấp 3 lần so với Bulgaria. Tính đến cuối tháng 6, Hà Lan sẽ nhận được lượng vaccine bình quân đầu người cao hơn Đức, thậm chí cao gần gấp đôi so với Croatia. Điều này rõ ràng mâu thuẫn với các mục tiêu chính trị của EU.
Video đang HOT
Dù ông Kurz mô tả việc một số nước có thỏa thuận bổ sung với các hãng dược là “kỳ lạ”, một người phát ngôn của EU khẳng định các nước thành viên có quyền “đề nghị thêm hoặc bớt lượng vaccine” cung cấp cho mình. Trong khi đó, Bộ Y tế Áo cũng bác bỏ than phiền của Thủ tướng Kurz, tái khẳng định tuyên bố của EU là mỗi nước thành viên được phép thông báo số liều mình muốn được cung cấp.
Đến nay, EU vẫn chậm chân hơn Mỹ, Israel và Anh xét về tỷ lệ dân số được tiêm phòng ít nhất 1 mũi vaccine. EU lý giải sự chậm trễ này là do những vấn đề về nguồn cung và phân phối
EU mua bổ sung 4 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech
Ngày 10/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết EU sẽ được bổ sung 4 triệu liều vaccine của hãng Pfizer/BioNTech trong hai tuần tới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 Pfizer-BioNTech tại Prague, CH Séc. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, bà der Leyen cho biết số vaccine trên - cao hơn mức mà nhà sản xuất vaccine đã nhất trí - sẽ được chuyển tới các vùng biên giới bị ảnh hưởng nhằm "giúp đảm bảo hoặc khôi phục sự di chuyển tự do của người và hàng hóa".
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh EC đang tìm cách thuyết phục ít nhất 6 quốc gia thành viên dỡ bỏ các hạn chế ở biên giới mà Brussels cho là "thái quá". Bà der Leyen nhắc tới tình trạng tăng số ca nhiễm và số ca nhập viện tại vùng Tyrol (Áo), thành phố Nice và vùng Moselle của Pháp, Bolzano ở Italy và nhiều nơi ở vùng Bavaria và Saxony ở Đức, dẫn tới "những biện pháp nghiêm ngặt và trong một số trường hợp là áp đặt các kiểm soát mới ở biên giới".
Bà der Leyen cũng lưu ý rằng vaccine của BioNTech/Pfizer đã chứng tỏ "hiệu quả cao" chống các biến thể mới của virus.
Bà der Leyen đánh giá thỏa thuận bổ sung nói trên "là hành động nhanh chóng và mang tính quyết định" của EC, đồng thời nhấn mạnh rằng việc khôi phục tự do đi lại trong EU là "chìa khóa để vận hành các hệ thống y tế và Thị trường chung duy nhất".
Trong một động thái liên quan, ba quốc gia vùng Baltic ngày 10/3 đề nghị Ủy ban châu Âu (EC) lập một hệ thống mới nhằm phân phối vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) dựa trên nhu cầu thay vì theo quy mô dân số.
Trong một bức thư trên gửi Cao ủy châu Âu về Y tế Stella Kyriakides, Bộ trưởng Y tế các nước Estonia, Latvia và Lítva kêu gọi áp dụng một "cơ chế tạm thời phân phối lại vaccine có tính đến tình hình vụ thể và việc sử dụng vaccine trên thực tế".
Các nước này đề nghị các tiêu chí như lượng vaccine sẵn có, tỷ lệ tiêm phòng, tỷ lệ nhiễm, tỷ lệ tử vong và mức độ lây lan các biến thể mới cần phải được tính đến trong cơ chế phân phối mới. Thư nêu rõ kế hoạch trên sẽ "thúc đẩy việc phân phối vaccine đến các nước thành viên đang cần khẩn cấp" và cải thiện sự hiệu quả bằng cách phân phối lại các vaccine chưa dùng đến, trước khi quá hạn sử dụng.
Các nước vùng Baltic không bị ảnh hưởng nhiều trong làn sóng lây nhiễm thứ nhất hồi năm 2020, nhưng những tuần gần đây đang bị tác động nặng nề và buộc phải áp đặt phong tỏa một phần. Theo các số liệu của hãng tin AFP, trong 14 ngày qua, Estonia đang có tỷ lệ số ca nhiễm trên đầu người ở mức cao nhất thế giới, trong khi Latvia đứng thứ hai EU về tỷ lệ tiêm phòng thấp nhất, chỉ sau Bulgaria.
New Zealand đã mua đủ vaccine ngừa COVID-19 cho toàn bộ người dân Với việc mua thêm vaccine ngừa COVID-19 được hai công ty dược phẩm Pfizer và BioNTech kết hợp phát triển, New Zealand đã có đủ liều lượng để tiêm chủng cho toàn bộ dân số. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng tin Reuters, Chính phủ New Zealand đã ký một hợp đồng mua thêm 8,5 triệu liều vaccine Pfizer,...