Kêu gọi đầu tư vào công trình ngầm công viên 23.9
Ngày 18.1, thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM cho biết sau khi nghe báo cáo tiến độ quy hoạch và đầu tư các dự án liên quan đến khu vực Công viên 23.9 (quận 1), Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín đã có ý kiến với các sở ngành liên quan.
Ảnh minh họa
Theo đó, ông Nguyễn Hữu Tín chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai ngay công tác kêu gọi và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 về xây dựng công trình ngầm tại công viên 23.9 và báo cáo UBND TP kết quả thực hiện trong vòng 1 tháng.
Ông Tín cũng giao Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch khẩn trương chấn chỉnh việc tổ chức kinh doanh, mua bán và quảng cáo tại khu vực sân khấu Sen Hồng (khu B, công viên 23.9).
Video đang HOT
Điều này phải thực hiện, báo cáo kết quả thực hiện cho UBND TP trước tết Nguyên đán năm 2014.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM cũng giao Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở Tài nguyên – Môi trường), rà soát, tổng hợp báo cáo và đề xuất UBND TP hiện trạng về tình hình khai thác và sử dụng mặt bằng công viên 23.9. Trước mắt, trong lúc TP đang triển khai thực hiện đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực công viên 23.9, nên chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Thương mại Cửu Long được đầu tư cải tạo, chỉnh trang nâng cấp một phần công viên 23.9 (khu B), để khai thác tạm thời dịch vụ mua sắm, vui chơi, giải trí cho người dân và khách du lịch.
Thời hạn khai thác sử dụng 2 năm và khi nhà nước có nhu cầu sử dụng thì thu hồi vô điều kiện. Trường hợp sau 2 năm TP vẫn chưa có nhu cầu sử dụng sẽ xem xét gia hạn thời gian khai thác cho phù hợp.
Tuy nhiên, khu vực này phải sử dụng đúng mục đích phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân, thiết kế đẹp, phù hợp và hài hòa với mỹ quan đô thị, thân thiện, an toàn, trật tự và vệ sinh môi trường; đặc biệt, không xâm hại đến cây xanh trong công viên.
Theo TNO
Xem xét cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp không đủ điều kiện
Ngày 23.12, UBND TP.HCM đã họp với các quận, huyện để bàn phương án cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (giấy chứng nhận) cho các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận trên địa bàn TP.
ảnh minh họa
Được biết, hiện TP còn hơn 120.000 trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận nằm trong 4 nhóm: mua bán đất bằng giấy tay sau ngày 1.7.2004 và mua bán nhà sau 1.7.2006, nhóm vi phạm quy hoạch, nhóm vi phạm xây dựng và nhóm tranh chấp.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP, chỉ đạo đối với nhóm mua bán nhà đất bằng giấy tay, các quận, huyện rà soát lại nếu không có tranh chấp, phù hợp quy hoạch, đúng mục đích nhà ở sẽ đề xuất tính nghĩa vụ tài chính để cấp giấy chứng nhận cho người dân.
Tuy nhiên, cần xem xét phạt hành vi đi mua bán "lậu". Sau khi cấp giấy chứng nhận phải niêm yết công khai tránh trường hợp tranh chấp.
Trường hợp vướng quy hoạch, khi rà soát nếu thấy nhà tạo lập trước khi có quy hoạch, nay trong quy hoạch 1/2000 là đất ở vẫn có thể cấp giấy chứng nhận cho dân.
Đối với trường hợp thứ 3 là vi phạm xây dựng. Nếu xây dựng không phép mà phù hợp quy hoạch sẽ cho tồn tại và cấp giấy. Nếu sai phép sẽ rà soát lại trên tinh thần vẫn cấp nếu phù hợp quy hoạch. Phần xây dựng sai phép, nếu không ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà phải tháo dỡ, còn ảnh hưởng đến kết cấu sẽ phạt và cho tồn tại.
Đối với nhóm cuối cùng là nhà đất đang tranh chấp, ông Tín chỉ đạo các địa phương tiếp tục lập hồ sơ để quản lý.
Theo ông Tín, việc cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp này sẽ giúp cơ quan chức năng dễ dàng trong việc quản lý nhà, đất.
Theo TNO
TP.HCM: Tháng 6.2014 chấm dứt tình trạng tạm cư Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Tín tại buổi làm việc giữa HĐND TP.HCM và UBND TP.HCM ngày 20.11. Khu tái định cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, TP.HCM) ít người chịu về do quá xa nơi ở cũ - Ảnh: Đình Sơn Sở Xây dựng TP.HCM cho biết từ năm 2007-2012, thành phố có 191 dự án trọng điểm...