Kêu gọi chống biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là một trong những nguy cơ đe dọa sự phát triển bền vững toàn cầu, ảnh hưởng hệ sinh thái và cuộc sống của con người.
Nhằm hướng sự chú ý của dư luận đến các vấn đề về khí hậu, hệ sinh thái và hối thúc chính phủ đưa ra những hành động ngăn chặn tình trạng này, thời gian gần đây, làn sóng biểu tình kêu gọi chống biến đổi khí hậu đã diễn ra tại nhiều nước.
Người dân xuống đường biểu tình kêu gọi chống biến đổi khí hậu tại Luân ôn, Anh. Ảnh ROI-TƠ
Các báo cáo công bố gần đây cho thấy, những thách thức về khí hậu vẫn chưa được giải quyết khi một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này là lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng cao. Tổng Thư ký Liên hợp quốc A.Gu-tê-rét từng cảnh báo, biến đổi khí hậu sẽ khiến nền kinh tế toàn cầu gánh chịu thiệt hại lên đến 21 nghìn tỷ USD vào năm 2050. Nhân Ngày Quốc tế Mẹ Trái đất, ngày 22-4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi thế giới chung tay chống biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Nhận thấy tình trạng biến đổi khí hậu vẫn tiếp diễn và những biện pháp của chính phủ chưa đạt hiệu quả, làn sóng biểu tình đã diễn ra tại nhiều nước châu Âu. Tại I-ta-li-a, hưởng ứng phong trào chống biến đổi khí hậu, học sinh, sinh viên nước này đã đổ xuống đường phố ở thủ đô Rô-ma, tham gia cuộc biểu tình và các sự kiện nhằm kêu gọi bảo vệ trái đất. Cảnh sát I-ta-li-a ước tính, khoảng 3.500 người đã tham gia biểu tình, kêu gọi nâng cao nhận thức về tính cấp bách của tình trạng biến đổi khí hậu. Tại ức, khoảng 100 nhà hoạt động môi trường đã tổ chức cuộc biểu tình làm tê liệt giao thông tại một cây cầu ở trung tâm thủ đô Béc-lin.
Các cuộc biểu tình kêu gọi chống biến đổi khí hậu tại thủ đô Luân ôn (Anh), khiến gần 1.000 người bị bắt giữ; hàng chục người bị buộc tội gây rối trật tự công cộng, làm ùn tắc giao thông và cản trở người thi hành công vụ. Những người biểu tình tại Anh tham gia phong trào Extinction Rebellion – “Cuộc nổi dậy chống lại sự tuyệt chủng”, một trong những phong trào hoạt động vì môi trường lớn nhất trên thế giới. Phong trào này đưa ra các yêu cầu với Chính phủ Anh, gồm: tuyên bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu và sinh thái; ban hành các chính sách để giảm lượng khí thải
các-bon xuống mức 0% vào năm 2025; thành lập Hội nghị Công dân bao gồm các đại diện trên khắp nước Anh để giám sát những thay đổi cần thiết. Các nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu ở Anh tuyên bố, sẵn sàng tạm ngừng biểu tình nếu Luân ôn tiến hành thảo luận các yêu cầu nêu trên; song vẫn cảnh báo nếu Chính phủ Anh từ chối, các cuộc biểu tình sẽ tiếp diễn và lan rộng theo nhiều cách khác nhau.
ể làm dịu làn sóng biểu tình, các nghị sĩ Anh đã hối thúc chính phủ xúc tiến dự án thu hồi, lưu trữ và sử dụng khí các-bon (CCUS) để đạt được mục tiêu về khí hậu mà nước này đặt ra. Mục tiêu hiện nay của Chính phủ Anh là đến năm 2050 giảm được 80% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so mức khí thải của năm 1990. Theo Ủy ban Chiến lược kinh doanh, năng lượng và công nghiệp của Anh, việc tiến hành CCUS đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các mục tiêu chống biến đổi khí hậu với chi phí thấp.
CCUS là hoạt động thu hồi khí thải các-bon từ các nhà máy điện và công nghiệp, sau đó nén lại và lưu trữ để sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp như sản xuất đồ uống có ga. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), hiện có gần 20 dự án quy mô lớn đang được triển khai trên toàn cầu và cần có thêm những dự án tương tự.
NHƯ NGỌC
Theo NDĐT
Thủ tướng Pháp kêu gọi cắt giảm thuế để đối phó với làn sóng biểu tình
Chính phủ Pháp cần thực thi các biện pháp cắt giảm thuế táo bạo là lời kêu gọi của Thủ tướng Edouard Philippe đưa ra ngày 8/4, sau khi các cuộc tranh luận được tiến hành trên cả nước trong bối cảnh làn sóng biểu tình của phong trào "Áo vàng" làm chao đảo chính quyền trong nhiều tuần qua.
Người biểu tình "Áo vàng" tập trung tại thủ đô Paris, Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Phát biểu tại sự kiện công bố những kết quả đầu tiên của các cuộc tranh luận toàn quốc được khởi động hồi tháng 1, Thủ tướng Philippe cho biết người dân Pháp đã bày tỏ sự bất bình về gánh nặng thuế. Ông Philippe nêu rõ: "Các cuộc tranh luận cho thấy rất rõ ràng con đường mà chúng ta phải đi. Chúng ta cần phải giảm các loại thuế, và thực hiện việc này nhanh hơn".
Ngoài vấn đề thuế, Thủ tướng Philippe cho biết có nhiều vấn đề khác nổi lên trong các cuộc tranh luận. Cụ thể, người dân Pháp muốn có tiếng nói trực tiếp hơn trong vấn đề điều hành đất nước và hành động chống biến đổi khí hậu.
Các cuộc biểu tình của lực lượng "Áo vàng" bùng phát vào trung tuần tháng 11/2018, ban đầu với mục đích là phản đối tăng thuế nhiên liệu nhưng sau đó đã biến thành làn sóng phản đối các chính sách của Tổng thống Macron. Ông Macron lên nắm quyền điều hành nước Pháp hồi tháng 5/2017 với cam kết thực hiện các biện pháp cải cách có lợi cho doanh nghiệp cũng như đã chú trọng cắt giảm thuế đối với các công ty và người lao động có thu nhập cao trong nỗ lực tăng đầu tư và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Dự kiến, Tổng thống Macron sẽ công bố các chính sách mới trong bài diễn văn vào giữa tháng này.
Cuộc tranh luận toàn quốc được tiến hành nhằm xoa dịu sự bất bình của dư luận, với 10.000 cuộc tiếp xúc diễn ra ở các khu vực cộng đồng trên khắp nước Pháp và khoảng 2 triệu ý kiến đóng góp qua mạng. Tổng thời gian mà Tổng thống Macron tham gia các cuộc tiếp xúc ở địa phương là gần 100 giờ đồng hồ.
Tuy nhiên, nhiều người biểu tình "Áo vàng" cho rằng các cuộc tranh luận trên chỉ nhằm đánh lạc hướng dư luận. Theo kết quả khảo sát của Delabre công bố ngày 4/4 vừa qua, 68% số người tham gia khảo sát cho biết họ không nghĩ rằng các cuộc tranh luận này xem xét tới quan điểm của người dân, trong khi 79% không tin rằng các cuộc tranh luận có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng hiện tại ở nước này. Trước khi kết quả của các cuộc tranh luận này được công bố, cuối tuần qua, hàng nghìn người biểu tình "Áo vàng" tiếp tục xuống đường bày tỏ phản đối các chính sách của Chính phủ Pháp. Đây là tuần thứ 21 liên tiếp diễn ra các cuộc biểu tình phản đối chính phủ.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Pháp là nước có mức thuế cao nhất trong số các quốc gia phát triển.
Thùy An (TTXVN)
Theo Tintuc
Khả năng Anh rời EU không thỏa thuận rất cao Trong bối cảnh thỏa thuận Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu - EU) bị bác bỏ lần thứ ba liên tiếp, các quan chức châu Âu ngày 2/4 cho biết khả năng "xứ sở sương mù" rời khỏi "ngôi nhà chung" mà không có thỏa thuận trong 10 ngày tới là rất cao. Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier....