Kêu cứu vì bị anh ruột bít lối đi vào nhà
Khi vụ tranh chấp đất giữa hai anh em đang chờ tòa án giải quyết thì phía gia đình người anh đã rào đường bít lối ra vào nhà của người em.
Ông Huỳnh Văn Lâm (ngụ ấp Quới Hòa Tây, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, Bến Tre) đang mong các cơ quan can thiệp để người anh trả lại lối đi.
Lối đi vào nhà bị bít kín
Trong đơn kêu cứu gửi cơ quan chức năng, ông Lâm trình bày nhà ông xây từ năm 1993. Lối đi từ trước đến nay có nguồn gốc là phần đất của cha ruột ông. Tuy nhiên, khoảng năm 2001, giữa cha ông Lâm và ông V. (anh ruột ông Lâm) xảy ra tranh chấp 800 m2đất, trong đó có lối đi ra vào nhà ông Lâm.
Vụ tranh chấp đất giữa cha ông Lâm và ông V. kéo dài. Đến tháng 3-2015, hai người con của ông V. đã xây dựng nhà kiên cố trên phần đất đang tranh chấp. Dù UBND xã Quới Sơn đã lập biên bản ngăn chặn việc xây dựng nhà nhưng những người này không chấp hành.
Trong thời gian vụ tranh chấp đất giữa cha ông Lâm và ông V. đang chờ tòa án giải quyết thì vào cuối tháng 12-2017, phía gia đình ông V. đã rào đường bít lối ra vào nhà của ông Lâm.
Ông Lâm có đơn yêu cầu TAND huyện Châu Thành can thiệp. Ngày 12-2-2018, TAND huyện Châu Thành ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (KCTT) buộc phía gia đình ông V. phải tháo dỡ hàng rào bằng tôn, tạo không gian lối đi có chiều ngang 1,5 m, chiều dài 10 m để gia đình ông Lâm ra vào nhà.
Ngày 13-2-2018, Chi cục Thi hành án (THA) dân sự huyện Châu Thành phối hợp với chính quyền địa phương đã buộc gia đình ông V. tháo dỡ hàng rào bằng tôn làm bít lối đi vào nhà ông Lâm. Tuy nhiên, khi cơ quan THA ra về thì gia đình ông V. lại đem tôn rào lối đi như cũ.
Video đang HOT
Gia đình ông Huỳnh Văn Lâm đã bị rào lối đi hơn nửa năm nay. Ảnh: ĐÔNG HÀ
Cần xử sớm để tránh xung đột gia đình
Trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Minh Đức, Chủ tịch UBND xã Quới Sơn, cho biết mâu thuẫn giữa hai anh em ông Lâm kéo dài đã nhiều năm nay do tranh chấp đất. Dù UBND xã nhiều lần vận động ông V. tháo dỡ rào chắn, trả lại lối đi cho ông Lâm nhưng không thành.
“Trước mắt UBND xã sẽ tiếp tục vận động ông V. và các con nên tháo dỡ rào chắn, tạo lối đi cho gia đình ông Lâm. Nếu không thành, UBND xã sẽ vận động hộ liền kề cho gia đình ông Lâm mượn lối đi tạm thời để chờ tòa giải quyết vụ tranh chấp đất giữa hai bên” – ông Đức nói.
Ông Đức thông tin thêm UBND xã cũng sẽ có văn bản kiến nghị tòa sớm đưa vụ tranh chấp đất này ra xét xử, tránh xung đột giữa hai phía làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Trao đổi với chúng tôi, ông HVV cho biết trước đây ông được cha cho 3,6 công đất và đã có giấy đỏ hẳn hoi. Sau đó ông Lâm cất nhà lấn sang phần đất của ông V. “Nguyên do tôi rào đường đi của Lâm là vì Lâm chẳng những chiếm đất của tôi mà còn đốc thúc cha thưa tôi ra tòa là tôi chiếm đất của cha. Tôi đã từng mở đường đi cho nhà Lâm nhưng ông ấy lại có những lời lẽ xa gần không tốt về tôi. Tôi tức giận quá nên mới rào đường luôn cho đến nay” – ông V. bức xúc nói.
Ông V. cho biết sẽ rào đường vào nhà ông Lâm cho đến khi tòa giải quyết xong vụ tranh chấp giữa ông và cha. “Nếu tòa giải quyết phần đất tranh chấp là của tôi thì tôi sẽ cương quyết lấy lại, còn nếu tòa cho đó là đất của cha tôi thì tôi sẽ mở đường cho ông Lâm” – ông V. nói.
ĐÔNG HÀ
Theo LĐO
Đắk Nông: Tranh chấp đất, dùng máy phát cỏ gây trọng thương nữ thương binh 64 tuổi
Sự việc tranh chấp đất rồi dùng máy phát cỏ làm trọng thương bà Võ Thị Lan (SN 1954) là thương binh với tỷ lệ thương tật 41%, xảy ra hơn một tháng nay trên địa bàn thôn Boong Ring, xã Nâm N'Jang, huyện Đắk Song (Đắk Nông) làm rúng động dư luận. Tuy nhiên, kể từ ngày dùng máy phát cỏ "phát" toác bụng và đùi bà Lan thì đến nay, ông Vũ Văn Giáo vẫn tự do đi lại trên địa bàn, khiến nhiều người dân không khỏi bức xúc và hoang mang.
Khu vực đất tranh chấp dẫn đến bà Lan bị trọng thương
Bức xúc vì gây thương tích nặng mà vẫn được tự do
Theo đơn tố cáo của ông Trương Thanh Hùng (SN 1956), trú thôn Boong Ring, xã Nâm N'Jang, huyện Đắk Song (Đắk Nông) chồng bà Lan, vào khoảng 15h, ngày 26/6/2018, bà Nguyễn Thị Đông (SN 1967) trú cùng xóm đã chỉ đạo ông Vũ Văn Giáo (SN 1976) dùng máy phát cỏ phát vào diện tích đất của gia đình ông Hùng và bà Lan. Thấy vậy, bà Lan ra ngăn cản thì bị ông Giáo dùng máy phát cỏ tấn công vào đùi và bụng gây thương tích rất nặng. Sau đó, bà Lan được người nhà đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Đắk Song nhưng do vết thương hở, máu chảy nhiều nên chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Nông tiếp tục cấp cứu.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Thanh Hùng cho biết: "Sau khi đưa bà Lan lên cấp cứu tại Bệnh viện tỉnh với hai vết thương rất nặng ở vùng bụng và đùi. Tại đây, bà Lan được các bác sỹ khâu hàng chục mũi và băng bó rồi đưa ra phòng hồi sức tiếp tục điều trị hơn 20 ngày mới về nhà. Tuy nhiên, trong thời gian này phía ông Giáo và bà Đông không lên thăm hỏi hay gọi điện thoại gì hết.
Ngoài ra, không có một cơ quan chức năng nào lên làm việc hoặc xem xét tình hình sức khỏe của bà Lan như thế nào". Cũng theo ông Hùng, "bản thân rất bức xúc vì không hiêu lý do gì mà đến thời điểm này người gây thương tích nặng cho vợ ông như thế vẫn tự do đi lại như không có chuyện gì ?"
Xác nhận với phóng viên Báo điện tử TN&MT, một Bác Sỹ ở Khoa Ngoại - Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Nông cho biết: "Vào tối 26/6/2018, Khoa Cấp cứu có tiếp nhận một bệnh nhân nữ 64 tuổi tên Lan bị hai vết thương hở lớn ở vùng bụng và đùi".
Ông Giáo và bà Đông trao đổi với Phóng viên Báo TN&MT
Bị thương là do bà Lan tự xông tới máy phát cỏ?
Để rộng đường dư luận cũng như xác minh việc ông Giáo có phải là người trực tiếp dùng máy phát cỏ gây ra thương tích cho bà Lan hay không? Ngày 17/7/2018, phóng viên đã tìm đến nhà ở thôn Boong Ring, xã Nâm N'Jang, huyện Đắk Song gặp ông Giáo và bà Đông. Tại đây, ông Vũ Văn Giáo xác nhận và phân trần rằng: "Vào chiều ngày 26/6/2018, tôi được bà Đông thuê phát cỏ ở khu đất thuộc quản lý của bà Đông nhưng bà Lan lại ngăn cản và dùng cây đánh vào đầu và lưng tôi, lúc này tôi đang cắt cỏ thì bà ấy xong đến nên bị trúng phải".
Điều đáng nói, khi được phóng viên hỏi lúc gây thương tích xong có đưa bà Lan đi bệnh viện và từ thời điểm đó đến nay, có đến thăm hỏi gì hay không?. Lúc này, ông Giáo bật cười và vô tư trả lời: "Tôi đi làm thuê tôi chả có gì, xe chả có mà đi thăm, tôi cũng chẳng biết bà bị trúng ở đâu, tôi nghỉ bà ăn vạ nên tôi quay đi phát cỏ chỗ khác tiếp".
Trao đổi thêm với phóng viên, bà Đông cho biết: "Ông Giáo là người được tôi thuê để phát cỏ trồng thông, còn diện tích tranh chấp tôi được huyện giao để quản lý, bảo vệ và đã có sổ 50 năm".
Tìm hiểu thêm với người dân sống gần khu vực trên, việc tranh chấp đất đai tại đây diễn biến ngày một phức tạp, nhất là từ khi có thông tin huyện giao đất rừng phòng hộ cho một cái nhân quản lý và bảo vệ. Qua quan sát, khu vực đất tranh chấp nằm giáp với được Quốc lộ 14, phía sau có một số nhà của người dân sinh sống từ lâu và trồng nhiều cây nông nghiệp lâu năm.
Đã thụ lý hồ sơ và đang trong quá trình điều tra
Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, Trung tá Phạm Quốc Lập - Trưởng Công an huyện Đắk Song xác nhận:"Công an huyện đã nhận được đơn của ông Hùng và đã thụ lý hồ sơ vụ việc, còn vì sao chưa tạm giữ người gây thương tích cho bà Lan thì Cơ quan Công an đang trong quá trình điều tra chưa thể thông tin cho báo chí". Hiện tại, phóng viên Báo điện tử TN&MT đang tiếp tục theo dõi vụ việc và sẻ thông tin cho quý bạn đọc khi có thông tin liên quan.
Phạm Hoài
Theo baotainguyenmoitruong
Xử phúc thẩm vụ Đặng Văn Hiến nổ súng khiến 3 người chết tại Đắk Nông TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án nổ súng trong tranh chấp đất đai tại Đắk Nông làm 3 người chết, 13 người bị thương. Hiện trường vụ tranh chấp đất dẫn xô xát giữa chủ rừng và người dân. Sáng 12.7, TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Đặng Văn Hiến và...