Kẹt xe, người Sài Gòn vật vã dưới mưa giờ tan tầm
Mặc dù nhìn thấy đèn báo hiệu giao thông đã chuyển đèn xanh nhưng nhiều người vẫn phải “dậm chân tại chỗ”.
Ngã tư Lý Tự Trọng – Nam Kỳ Khởi Nghĩa bị ùn ứ nghiêm trọng lúc 17h45.
Chiều 20.1, tình hình giao thông ở trung tâm TP.HCM trở nên ùn ứ nghiêm trọng. Ở một số tuyến đường, người dân phải nhích từng chút một hơn 20 phút chỉ để di chuyển qua đoạn đường dài chưa tới 300m.
Ghi nhận trên đường Lý Tự Trọng lúc 17h30, chỉ trong một đoạn ngắn khoảng 300m từ ngã tư với đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Pasteur, nhiều phương tiện phải chờ qua 5 – 6 nhịp đèn xanh, đèn đỏ mới có thể thoát ra được. Đặc biệt có thời điểm xe máy, xe ô tô và cả xe buýt chen chúc nhau giữa ngã tư, khiến tất cả phương tiện khác ở các hướng đều phải “dậm chân tại chỗ”.
Cách đoạn đường này không xa là đường Trương Định đoạn đi qua Công viên Tao Đàn (Q.1), các phương tiện vẫn di chuyển được nhưng chỉ có thể nhích từng chút một. Sau khi thoát khỏi đoạn đường này, các phương tiện lại tiếp tục phải vật vã ở đoạn giao với đường Võ Văn Tần hay trên nữa là đường Nguyễn Đình Chiểu.
Phải qua nhiều nhịp đèn xanh, đèn đỏ, các phương tiện mới có thể vượt qua được một đoạn ngắn trên đường Lý Tự Trọng hay Trương Định.
Ở các vòng xoay cũng không ngoại lệ, đặc biệt ở vòng xoay Dân Chủ, các phương tiện di chuyển từ đường Võ Thị Sáu ra vòng xoay này bị ùn ứ nghiêm trọng. Trên xe, các em nhỏ được cha mẹ đưa về nhà ngủ thiếp đi khiến các bậc phụ huynh phải cực kỳ thận trọng khi lái xe.
Vừa rà chân vừa cầm lái xe máy trên đường Trương Định đoạn giữa đường Lý Tự Trọng và Nguyễn Du, anh Đình Huy vừa than thở: “Đường hẹp, xe đông mà ô tô còn đậu choáng hết nửa đường thì sao không kẹt xe. Giờ về tới Tân Phú chắc phải cả tiếng nữa”.
“Ngày nào thành phố cũng kẹt xe nên hôm nay tôi thấy cũng không có gì lạ. Hôm nay còn nhích được từng chút một là mừng rồi nhưng dính thêm cái mưa thì khổ hết sức”, một phụ nữ dừng đèn đỏ trên đường Lý Tự Trọng, nói.
Các tuyến đường xung quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất cũng trở nên đông đúc vào giờ tan tầm. Bên trong sân bay, lượng khách quốc tế đến và khách nội địa rời thành TP.HCM để về quê đón Tết cùng gia đình tăng cao khiến sân bay chật cứng người.
Video đang HOT
Lúc 17h, tại khu vực đón người thân ga quốc tế, hàng trăm người đứng chen chúc nhau. Các dãy ghế ngồi đều chật kín người. Nhiều người vì quá mệt mỏi với “biển người” đã ra khu vực bãi cỏ, ghế đá ngồi chờ, số khác ngồi vật vờ bên trong. Nhiều em nhỏ được gia đình dẫn đến sân bay để đón người thân từ nước ngoài về quê ăn Tết tỏ ra bơ phờ, gục gục trên tay các phụ huynh.
Ga Quốc tế tại sân bay Tân Sơn Nhất đông nghẹt người vào chiều 20.1.
Tại khu vực ga quốc nội, lượng khách rời TP.HCM để về quê đón Tết cùng gia đình cũng tăng cao, một số hành khách bị đến sân bay sát giờ máy bay cất cánh được nhân viên hướng dẫn làm thủ tục nhanh để kịp lên máy bay.
Theo đại diện lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất: Hiên trung bình mỗi ngày có khoảng 17.000 hành khách nhập cảnh ở cửa khẩu cảng hàng không quốc tế này, trong đó có lương lơn bà con Viêt kiêu vê đón Têt.
Trong hôm nay, hơn 120.000 người đổ về các bến xe, nhà ga, sân bay ở TP.HCM để về quê đón Tết, riêng sân bay Tân Sơn Nhất có hơn 39.000 người rời Sài Gòn trên 200 chuyến bay.
Ùn ứ nghiêm trọng trên đường Trương Định (Q.1).
Ở các ngã tư, ô tô và xe máy cũng chen chúc nhau nhích từng chút một.
Vật vã với kẹt xe trên đường Lý Tự Trọng.
Theo Danviet
Người Sài Gòn thả cá chép sớm tiễn Táo quân chầu trời
Chiều 19/1, một ngày trước ngày cúng ông Công ông Táo, nhiều người Sài Gòn đã mang cá chép đi thả sớm.
Chiều 19/1, nhiều người dân Sài Gòn bắt đầu đi thả cá chép trước ngày tiễn Táo quân chầu trời. Tại bờ sông ở chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh), chị Nhẫn cho biết: "Mình thả sớm vậy như cách gửi cá ở trước để mai các Táo chỉ việc 'cưỡi', hơn nữa còn để tránh cá bị vớt lại".
Trước khi thả cá chép, nhiều người dành chút thời gian cầu khấn. "Tôi ngày mai mới cúng ông Táo nhưng nay đi phóng sinh với họ hàng nên mua thêm ba con cá chép đỏ thả luôn thể", chị Vy (quận Bình Thạnh) nói.
Cá được thả là loài cá chép đỏ vì theo quan niệm dân gian, giống này là "phương tiện đi lại chính" của ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp.
"Thực ra cúng ngày 23 tháng Chạp mới là đúng nhưng mấy năm nay tôi vẫn giữ thói quen thả cá trước một ngày, nhiều người cũng vậy, không có sao hết miễn là mình thành tâm", chị Thanh Phương chia sẻ.
Nhiều phụ huynh dẫn theo các bé đi thả cá. Càng về chiều, nhất là sau giờ tan tầm lượng người tiễn ông Táo nhiều hơn.
Những người thả cá chép đều nhẹ nhàng nhúng xô nước xuống sông cho cá tự bơi ra. Hầu hết, mọi người đều thả ít nhất 3 con cá chép tượng trưng cho 3 ông bà Táo quân.
Trong khi đã có người thả cá trước thì tại các chợ ở TP HCM, việc mua bán cá, đồ cúng diễn ra nhộn nhịp.
Tại chợ Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình), các tiểu thương đều nhập thêm cá chép đỏ về bán. Họ thường cho 3 con vào một bịch và bán với giá 30.000 đồng.
Mỗi tiểu thương đều bán thêm các loại hoa, xôi, trầu cau, kẹo thèo lèo... để cúng ông Táo.
Cô Lê Quỳnh Vui (53 tuổi, đường Bạch Đằng, quận Tân Bình) mua hoa, cá và bộ đồ vàng mã cúng Táo quân.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Người Sài Gòn ám ảnh kẹt xe ở Tân Sơn Nhất Không chỉ vào giờ cao điểm, tình trạng kẹt xe tại các tuyến đường quanh sân bay Tân Sơn Nhất diễn ra nghiêm trọng cả buổi trưa và đang là nỗi ám ảnh của người Sài Gòn khi qua cửa ngõ này. Dòng xe ken đặc trên đường Trần Quốc Hoàn, gần sân bay Tân Sơn Nhất thường xuyên diễn ra. Ảnh: G.M...