“Kẹt xe hoài làm tụi con trễ giờ học”
“Sáng nào con cũng phải dậy rất sớm để đi học vì đường kẹt xe mà nhiều khi vẫn bị trễ. Con mong các cô chú lãnh đạo quan tâm nhiều hơn về việc này để tụi con được đến trường đúng giờ hơn”.
Bạn Bùi Nguyễn Quỳnh Mai ở Q.9 đề nghị lãnh đạo thành phố phải có giải pháp cụ thể hơn với vấn đề quấy rối tình dục trong học đường; bạn Phan Lê Ánh Dương, lớp 6 Trường THCS Nguyễn An Khương, huyện Hóc Môn, nêu kiến nghị về việc dạy giáo dục giới tính cho lứa tuổi mình khi thường xuyên bị phụ huynh, thầy cô từ chối nói về vấn đề này cũng như chính cha mẹ phải học thêm về vấn đề này – Ảnh: THUẬN THẮNG
Sáng 4-2, lãnh đạo TP.HCM có cuộc gặp gỡ thiếu nhi TP nhân dịp xuân Đinh Dậu 2017.
Bí thư Thành ủy TP Đinh La Thăng, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể TP cùng 160 thiếu nhi tiêu biểu đã tham dự.
Đây là những học sinh giỏi, tài năng trẻ, Cháu ngoan Bác Hồ, các thành viên tích cực trong các hoạt động phong trào, con em cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại vùng biên giới, hải đảo, con em gia đình công nhân, nông dân, các em có hoàn cảnh đặc biệt đang sinh sống, học tập tại trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em…
Thay mặt lãnh đạo TP, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm bày tỏ đây là cuộc gặp gỡ được lãnh đạo TP mong đợi để được lắng nghe các em nhỏ với tinh thần hết sức cầu thị: lắng nghe để biết các em đang mong muốn điều gì cho TP, cho môi trường học tập, vui chơi của các em.
Lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ các em học sinh ở khắp các quận huyện để lắng nghe ý kiến đóng góp, nguyện vọng của em nhân dịp đầu năm mới – Ảnh: THUẬN THẮNG
Qua những ý kiến của các em thiếu nhi, lãnh đạo TP biết cần phải tập trung vào những vấn đề gì để TP phát triển nhiều hơn, để thế hệ trẻ của TP được quan tâm, chăm sóc tốt hơn trong năm mới.
“ Xe buýt cũ quá, mỗi lần đi con thấy cái bánh nó muốn sút ra”
Video đang HOT
Em Đinh Tố Linh, học sinh lớp 6A12 Trường THCS Ngô Tất Tố, nói: “Con đi đường thấy nhiều người lạng lách đánh võng, tống ba trên xe máy. Đặc biệt con còn thấy có chú cảnh sát giao thông đội nón bảo hiểm mà không cài dây. Như vậy thì làm sao làm gương cho người khác?”.
Cũng nói về chuyện kẹt xe, em Trần Hoàn Nghi, học sinh lớp 4 Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, quận 1, kể: “Sáng nào con cũng phải dậy rất sớm để đi học vì đường kẹt xe mà nhiều khi vẫn bị trễ. Con mong các cô chú lãnh đạo quan tâm nhiều hơn về việc này để tụi con được đến trường đúng giờ hơn”.
Ý kiến trên nhận được nhiều tràng vỗ tay đồng cảm của các em nhỏ khác tham dự chương trình.
Từ trái qua: giám đốc Sở GTVT Bùi Xuân Cường trả lời các kiến nghị của học sinh về kẹt xe, ngập, xe buýt xuống cấp; giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Lê Hồng Sơn trả lời các kiến nghị của học sinh về học quá tải, thiếu thực hành, học tiếng Anh với người bản xứ; thiếu tướng Lê Đông Phong, giám đốc Công an TP.HCM, khẳng định với các em rất nhiều tin bắt cóc trẻ em là giả mạo và gây hoang mang dư luận không đáng có – Ảnh: THUẬN THẮNG
Nhà ở huyện Bình Chánh, em Đinh Hồ Đoan Nghi, học sinh Trường THCS Nguyễn Thái Bình, nói: “Thiệt tình mùa mưa vừa rồi và mấy ngày tết có mưa làm huyện con ngập rất nặng. Mỗi sáng khi triều cường lên thì đường đi ngập hết, tụi con đi học khó lắm”. Nghi còn kể thêm: “Con hay đi xe buýt số 22. Xe cũ quá, mỗi khi lên dốc con tưởng như cái bánh xe nó muốn sút ra luôn”.
Nghe em Nghi nói, giám đốc Sở GTVT Bùi Xuân Cường xác nhận xe buýt tuyến số 22 là chuyến đi từ bến xe quận 8 đến KCN Lê Minh Xuân. “Đúng là xe cũ, sở đã có kế hoạch thay trong quý 2-2017. Đường sá ở Bình Chánh thì nhiều nơi vẫn còn xấu” – ông Cường nói.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm có ý kiến: “Có lẽ phải thay xe trong quý 1 năm nay hoặc sớm hơn chứ không thể để ảnh hưởng đến an toàn cho các em”. Bà Tâm đề nghị ông Cường hãy thử đi trên chuyến xe đó xem thế nào để hiểu cảm nhận của các em nhỏ chứ không thể chỉ tin vào chất lượng kiểm định.
Nói về chuyện kẹt xe, ông Cường hứa: “Giải pháp các cô chú đã có. Thời gian tới hi vọng tình hình sẽ tốt hơn”.
Trước ý kiến của một em học sinh Trường THCS Thị trấn Củ chi phản ảnh việc học sinh gặp khó khăn khi đi sang đường, ông Bùi Xuân Cường cho biết do trường học nằm ngay chân cầu vượt Củ Chi. Chỗ này làm cầu vượt bộ hành thì hơi khó. Trước mắt sẽ cải tạo lối đi bộ dưới chân dạ cầu. “Chú hứa với các cháu là cuối tuần sau sẽ cải tạo xong” – ông Cường cam kết.
“Lên mạng quá nhiều thông tin, tụi con hoang mang quá!”
Em Trần Phan Bảo Ngọc, học sinh lớp 8 THCS Nguyễn Du, quận 8, bày tỏ: “Tụi con đang ở tuổi dậy thì nên rất muốn tìm hiểu nhiều về bản thân. Trong trường thì rất ít tiết học về giới tính, về nhà hỏi ba mẹ thì ba mẹ ngại ngùng. Lên mạng thì quá nhiều thông tin nên tụi con hoang mang quá!”.
Cũng băn khoăn về chuyện này, em Lê Ánh Dương, học sinh lớp 6 ở huyện Hóc Môn, nói thêm: “Tụi con muốn tìm hiểu, muốn hỏi nhưng người lớn cứ lẩn tránh. Hỏi thầy cô thì thầy cô bảo các con còn nhỏ, không biết đâu. Đợi lớn đi hãy học. Hỏi ba mẹ thì ba mẹ nói: Con còn nhỏ lắm biết làm gì”.
Từ dẫn chứng đó, Ánh Dương đề xuất: “Nhiều người nói sẽ có thêm giáo viên tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường học nhưng con thấy nên mở lớp học tâm lý cho phụ huynh để ba mẹ hiểu tụi con hơn”. Ý kiến của cô bé khiến nhiều đại biểu ồ lên thích thú.
Bé Nguyễn Yến Vi – học sinh Trường THCS Đồng Khởi, quận Tân Phú, than: “Tụi con học lý thuyết nhiều quá chán lắm. Tới giờ thực hành lúc thì hết phòng, lúc thì thầy cô lấy phòng dự giờ rồi. Đến khi có phòng thì cô nói trễ chương trình rồi, phải học tiếp thôi. Mà phòng thực hành của trường con thì nhỏ, mỗi bàn ngồi tới 5-6 bạn”.
Vy mong muốn phòng học thực hành của trường sẽ rộng hơn, thoải mái hơn để học sinh có thể thỏa sức sáng tạo, ứng dụng những gì đã học.
Trước đề xuất này, giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Lê Hồng Sơn cam kết sẽ làm việc lại với phòng giáo dục các quận huyện để rà soát lại các điểm trường, kể cả các trường đã đạt chuẩn quốc gia nhiều năm trước để có kế hoạch đầu tư, nâng cấp, trang bị cơ sở vật chất.
Ông Sơn cho biết thêm TP đi đầu trong việc tổ chức nhiều tiết học ngoại khóa sinh động nhưng chưa nhân rộng. Tới đây sẽ cố gắng tổ chức nhiều hơn. Ông Sơn cũng hứa với các em là sẽ giải thích tuyên truyền nhiều hơn với thầy cô, phụ huynh để giảm bớt áp lực học tập cho các em.
Sáng cùng ngày, các em thiếu nhi cũng dâng hương, dâng hoa tại khuôn viên tượng Bác Hồ ở Nhà Thiếu nhi TP. Sau chương trình gặp gỡ, các em được ăn trưa, tham quan đường sách, xem phim tại rạp chiếu phim BHD Star Cineplex Icon 68, đến xem Đài quan sát tòa nhà tài chính Bitexco.
(Theo Tuổi Trẻ)
Đường hoa Nguyễn Huệ kéo dài thêm một ngày
Bí thư Thành uỷ TP HCM Đinh La Thăng yêu cầu mở cửa đường hoa Nguyễn Huệ thêm một ngày để phục vụ nhu cầu của người dân, du khách.
Đường hoa xuân năm nay kế hoạch diễn ra trong 7 ngày, từ 19h tối 25/1 (28 tháng Chạp) đến 22h ngày 31/1 (mùng 4 Tết). Tuy nhiên, từ nhu cầu của bà con còn nhiều nên Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng vừa chỉ đạo mở cửa đường hoa thêm một ngày để phục vụ người dân và du khách.
Theo Ban tổ chức đường hoa Nguyễn Huệ, tối mùng 3 Tết, lãnh đạo thành phố đã khảo sát đường hoa và thấy chất lượng hoa năm nay tốt, hoa còn rất tươi. Lượng người tham quan đông và nhiều người bày tỏ nguyện vọng kéo dài thêm thời gian mở cửa đường hoa. Do vậy, lãnh đạo thành phố quyết định để đường hoa hoạt động thêm một ngày.
Ngay trong sáng 31/1, hàng trăm nhân sự phục vụ đường hoa, từ lực lượng PCCC, an ninh, vệ sinh, chăm sóc... đã chuẩn bị cho kế hoạch làm việc thêm một ngày để đảm bảo đường hoa có thể phục vụ người dân tốt nhất.
Đường hoa Nguyễn Huệ nhìn từ trên cao. Ảnh: Duy Trần.
Ghi nhận của VnExpress, sáng nay lượng người đổ về tham quan đường hoa vẫn rất đông, dù trời nắng khá gắt.
"Tôi vừa từ Vũng Tàu lên chiều qua, sáng nay tranh thủ cùng chồng con đi tham quan đường hoa vì sợ tối nay đóng cửa không kịp thưởng lãm. Nếu kéo dài thêm một ngày thì nhiều người ở tỉnh lên Sài Gòn sẽ có thêm cơ hội ngắm đường hoa vì họ về quê ăn Tết sớm chưa kịp đi", chị Hạnh (ngụ quận 7) chia sẻ.
Đường hoa Nguyễn Huệ là nét văn hoá của Sài Gòn dịp Tết đến xuân về. Mỗi đợt tổ chức thu hút hàng triệu lượt người dân, du khách tham quan.
Với chủ đề Thành phố mang tên Bác - Khát vọng ngời sáng, đường hoa Tết Đinh Dậu 2017 trải dài từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Tôn Đức Thắng với tổng chiều dài khoảng 720 m. Trong đó, đoạn đường từ giao lộ Lê Lợi - Nguyễn Huệ được chia làm ba phân đoạn chính: Mùa xuân trên Thành phố mang tên Bác, Thành phố văn minh - hiện đại - nghĩa tình và Khát vọng ngời sáng.
Đường hoa Tết Đinh Dậu 2017 là năm thứ 14 được thực hiện trong dịp Tết cổ truyền tại TP HCM. Công trình do UBND thành phố chỉ đạo với sự chủ trì thực hiện của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) cùng sự phối hợp của các sở ban ngành thành phố.
Hữu Công
Theo VNE
Xe nhích từng mét qua cầu Rạch Miễu ngày mùng 2 Tết Lượng khách đi chơi đông sáng mùng 2 Tết khiến cầu Rạch Miễu nối hai tỉnh Tiền Giang - Bến Tre bị kẹt nhiều giờ liền. Khoảng 9h ngày 29/1 (mùng 2 Tết Đinh Dậu 2017), lượng khách đi chơi Tết đông, khiến cầu Rạch Miễu (nối tỉnh Tiền Giang - Bến Tre) kẹt xe nghiêm trọng gần 10 km. Các phương tiện...