Kẹt xe gần 2km trên đường tới khu du lịch Đại Nam
Thông tin KDL Đại Nam đang mở cổng miễn phí trước khi tạm đóng cửa (từ ngày 19/11 tới ngày 31/12/2014) đã thu hút đông đảo khách tham quan, thậm chí gây kẹt xe hàng km
Mặc dù KDL Đại Nam đã miễn phí vé vào cổng và nhiều trò chơi từ ngày 4/11, nhưng hôm nay (Chủ Nhật, ngày 9/11) lượng khách tham quan mới thật sự đông đảo. Theo anh Minh Tuấn (bảo vệ cổng số 9), “so với mấy ngày trong tuần và cả hôm qua là Thứ Bảy thì hôm nay mới thấy đông người như vậy. Khó khăn nhất là phải liên tục hướng dẫn xe máy đi gửi xe vì họ không biết nên cứ chạy thẳng vào”.
Dòng người tới KDL Đại Nam di chuyển trong một con hẻm nhỏ theo hướng dẫn của người dân sống trong khu vực.
Theo ghi nhận của PV, đoàn người tới tham quan khu du lịch (KDL) Đại Nam đã gây kẹt xe gần 2km trước khi tới cổng KDL trên Đại lộ Bình Dương. Thậm chí, các con hẻm xung quanh đường chính (Đại lộ Bình Dương) cũng kẹt xe nghiêm trọng. Lý do là rất nhiều người nối đuôi nhau di chuyển theo hướng dẫn của người dân vào các con hẻm nhỏ.
Trong các con hẻm này, người dân còn tự dựng nên các điểm giữ xe tự phát. Tuy nhiên, với khoảng cách gần 2km so với KDL Đại Nam thì nhiều người đã phải lấy xe ra sau khi vừa gửi với số tiền gửi xe từ 10 cho đến 20 ngàn đồng. Sau đó, lực lượng cảnh sát cơ động trên địa bàn đã có mặt để phân luồng xe cộ trong từng hẻm nhỏ và ở các ngã tư trên đường lớn.
Trước cổng KDL Đại Nam cũng “mọc” lên hàng loạt địa điểm giữ xe. Anh Hoàng, chủ một điểm giữ xe trước cổng KDL Đại Nam cho biết, anh đã phải tạm đóng cửa quán cà phê để làm mặt bằng giữ xe. Theo khảo sát của PV, giá giữ xe tại các địa điểm rất khác nhau, có nơi chỉ 10 ngàn đồng nhưng cũng có nơi lên tới 40 ngàn đồng.
Chị Chung, người giữ xe cùng với anh Hoàng chia sẻ: “Hồi sáng chỗ này gửi là 10 ngàn, nhưng giờ (khoảng 13h – PV) trời nắng quá, tụi em làm cực lắm nên tăng lên 15 ngàn”.
Bãi giữ xe tự phát ngay trước cổng KDL lấn chiếm lề đường.
Ngoài ra, từ cổng KDL ngay mặt tiền Đại lộ Bình Dương vào tới các địa điểm vui chơi trong KDL cũng rất xa. Do đó đã phát sinh thêm một “dịch vụ” lần đầu tiên xuất hiện là… xe ôm đưa đón tới tận cổng vào khu vui chơi. Ở đây, các bác tài đưa ra mức giá đồng đều nhau là 10 ngàn đồng/người.
Khoảng 15h30, dòng người tham quan bắt đầu ra về. Có nhiều trường hợp người thân thất lạc nhau, phải nhờ thông báo trên loa phóng thanh của KDL.
Toàn cảnh dòng người tham quan KDL Đại Nam.
Trước đó, KDL Đại Nam thông báo sẽ mở cửa miễn phí từ ngày 4 tới ngày 19/11, sau đó sẽ bắt đầu tạm đóng cửa từ ngày 20/11 tới ngày 31/12/2014. Cụ thể, vé vào cổng, vé biển, vé vườn thú và các loại vé trò chơi hoàn toàn miễn phí cho khách tham quan. Riêng các trò chơi liên doanh thì giảm 50% giá vé, gồm: Ngũ long cung, ngũ phụng cung, bí mật kim tử tháp, long thần đại mê cung, bí mật lâu đài phù thủy, thảm bay, ngũ lân đại cung, bắn súng đạn sơn. Tới ngày tạm đóng cửa (20/11) Khu Kim Điện sẽ vẫn mở cửa phục vụ bình thường.
Lý giải cho quyết định này, ông chủ KDL Đại Nam – Huỳnh Uy Dũng (53 tuổi) cho biết, việc đóng cửa KDL Đại Nam là để phản đối chính quyền tỉnh Bình Dương yêu cầu Công ty Cổ phần Đại Nam phải chấp hành các thủ tục chuyển đổi thời hạn sử dụng khu đất rộng 61,4 ha của công ty tại Khu công nghiệp Sóng Thần 3 từ “lâu dài” còn 50 năm.
Hình ảnh phóng viên ghi nhận được trên tuyến đường này:
Lực lượng cơ động phân luồng giao thông cả trong hẻm nhỏ, cách KDL Đại Nam gần 2km.
Video đang HOT
Đại lộ Bình Dương ngay trước cổng KDL Đại Nam khá vắng, trong khi dòng người lại di chuyển trong các con hẻm gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng.
Khách tới tham quan KDL Đại Nam đông nghịt
Cảnh sát cơ động và dân quân phân luồng giao thông trước cổng KDL Đại Nam.
Xe và người chen chúc nhau vào KDL Đại Nam.
Thông báo hết chỗ gửi xe do KDL đặt ngay cổng vào.
Dịch vụ xe ôm chở khách từ cổng KDL ngay Đại lộ Bình Dương vào cổng các khu vui chơi.
Dòng người trong KDL.
Bãi giữ xe trong KDL kẹt cứng.
Khoảng 15h30, dòng người tham quan bắt đầu ra về.
Theo Ngọc Phạm (Khám phá)
Bức trướng hơi... chướng của ông "Dũng lò vôi"
Ông Huỳnh Uy Dũng ngoài vị thế của một doanh nhân dạng lớn thuyền lớn sóng còn có vẻ như một thần dân của thi ca. Tại vị trí trang trọng nhất trong chánh điện của ông, có một bức trướng lớn, hình như không phải để phục vụ cộng đồng.
Những điều các học giả phân vân
Ai đã từng đến thăm khu Đại Nam lạc cảnh thì dễ thấy từ toàn cảnh công trình này có cái gì mang hơi hướng của văn hóa ... phương bắc.
Hàng rào đạt kỷ lục quốc gia về độ dài này cũng mang hình hài của Vạn lý trường thành hoặc những công trình thời binh đao cung kiếm bên Trung Quốc.
Trong nội khu, những "tên lính" cung kiếm, Mâu, giáp uy nghi đứng gác thì hơi giống đạo quân... Nguyên Mông trong dã sử, rất xa lạ với những quân sỹ Việt Nam các thời đại.
Ngay chính điện và nhiều công trình phụ trợ, ít thấy bản sắc Việt Nam được khắc họa rõ nét trong tinh thần kiến trúc nơi đây.
Tóm lại, công trình này để giải trí thì được, còn các ý nghĩa khác mang tính giáo dục, lịch sử hầu như ít được chú trọng trừ khu bàn thờ các dân tộc là một bảng ghi tên các dân tộc rộng chừng dăm mét vuông.
Xây đền đài để xả stress ?.
Bốn bề trên vị trí các khung hình trang trí quanh chánh điện và nhiều nơi trong khu "Lạc cảnh" được trang trí bằng vài chục bài thơ của ... chính ông chủ Huỳnh Uy Dũng.
Ở đây không bàn đến chuyện thơ hay hay dở nhưng nên biết rằng, bà con lao động đến đây không phải để đọc thơ phú, nhất là loại thơ vô thưởng vô phạt này.
Tại vị trí trang trọng nhất trước chánh điện của ông, có một bức trướng lớn, hình như không phải để phục vụ cộng đồng.
Bức trướng được cẩn trên bệ đá hoành tráng, rộng chừng dăm mét ngang, có "tựa đề" là một câu cảm thán:
THÌ RA VẬY!!!
Sau đó là một đoạn văn hơi luộm thuộm về ngữ pháp, được thợ đục trình bày không đẹp, ghi:
Lại một ước mơ ngu xuẩn của "anh" nữa chứ gì?
Câu này không được biểu đạt kỹ để người đọc hiểu người ta hỏi ông Dũng hay ai hỏi ai, nhưng chữ "anh" thiết nghĩ không cần cho vào ngoặc kép.
Tiếp đến là một nội dung:
" Khi những người khác nói với tôi rằng: Tôi không thể làm chuyện này chuyện nọ...Rằng tôi chỉ là một kẻ mơ mộng, điên rồ, ngông cuồng, kiêu kỳ và rồi tôi sẽ thất bại. Tôi thấy tôi bị tổn thương và tức giận, tôi đã dùng nguồn năng lượng tiêu cực của họ cộng với tình cảm tiêu cực của tôi đối với họ, để tạo ra sự bùng nổ cảm xúc, đủ lớn, đủ mạnh, để trợ giúp cho tôi thực hiện những giấc mơ gian khổ.
Một lần nữa xin trả lời:
Thành công là sự trả ơn ngọt ngào nhất!
Thì ra vậy!."
Nhiều người cho rằng, nếu ai đó nghi ngờ ông Dũng "làm chuyện này chuyện nọ" gì đó, ở chỗ khác thì là việc riêng, việc tay đôi, không nhất thiết phải phân bua ở nơi đây.
Nếu họ nghi ngờ ông Dũng làm được ngay cái công trình này thì nên nói thẳng ra thuyết phục hơn.
Và nếu trước ngày đặt viên gạch đầu tiên, có ai đó nghi ngờ năng lực của một cá nhân làm một công trình lớn hàng ngàn tỷ đồng như thế này, thì cũng không phải "tình cảm tiêu cực" và cũng là chuyện bình thường.
Người quân tử không nên nặng lòng vì "ba cái vụ lẻ tẻ" như cách nói Nam bộ trong hoàn cảnh này mà bị "tổn thương" và làm công trình này hầu như chỉ để ... "thể hiện" cho ai đó thấy mình đã làm được thì giá trị văn hóa của công trình ít nhiều bị giảm sút.
Nét đáng nói hơn, là ở vị trí trang trọng này, cho dù bức trướng đá được làm bằng tiền của của ông Dũng, ông có quyền làm gì tùy ý nhưng nên vinh danh một cái gì đó, tuyên xưng một thông điệp gì đó cao cả hơn, phục vụ được nhiều người hơn là dựng bia đá chỉ như là để ... xả stress, để "trả ơn ngọt ngào" như kiểu này.
"Tiểu công trình" khá lớn này ít nhiều gây khó hiểu, khó chịu cho người vào "Lạc cảnh" thăm viếng, nhất là muốn chụp một tấm hình mà nó cứ "dính" vào khuôn ảnh, chẳng có ý nghĩa gì.
Phải chăng, vì những điều lấn cấn này, công trình ngày càng ít người thăm viếng.
Trước ngày "kích hoạt" bằng sự kiện ... đóng cửa, khu "Lạc cảnh" này ế thê thảm, lượng người vào coi chỉ còn bằng một phần mười lúc công trình còn mới mẻ.
Giữa tháng mười vừa rồi, PV giadinhonline.vn có mặt tại giờ cao điểm và trong ống kính, cả trước và sau cổng, trống mênh với vài bóng người!.
Để có một công trình ngàn tỷ, ông Dũng và nhiều người khác đã làm được.
Nhưng để "siêu thoát" khỏi những giới hạn tình cảm nhỏ nhoi, để đạt được cái "Tầm" của người làm văn hóa, để Đại Nam lạc cảnh trở thành một điểm giải trí lành mạnh, đông vui , nhiều ý nghĩa thì gia chủ còn phải phấn đấu nhiều.
Theo Gia Đình Việt Nam
Người lao động ở Khu du lịch Đại Nam trải lòng trước khi đóng cửa "Tôi chỉ mong rằng các bên cùng nhau giải quyết sớm để chúng tôi tiếp tục làm ăn, buôn bán". - Một tiểu thương tại Khu du lịch Đại Nam trải lòng. Chiều ngày 5/11 khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) đông người hơn hẳn những ngày trước. Các cửa hàng ăn uống, bán đồ lưu niệm nhộn nhịp người ra kẻ...