Kết thúc tìm kiếm 2 nhân viên hải đăng sau 2 tháng bị mất tích
Lực lượng chức năng đã nỗ lực tìm kiếm bằng tàu chuyên dụng, trực thăng nhưng bất thành và sau hơn 2 tháng phải hủy việc tìm kiếm.
Ngày 4-3, ông Nguyễn Hùng Tân, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Bình Thuận đã ký văn bản gởi Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và UBND tỉnh Bình Thuận.
Trực thăng lên đường tìm kiếm 2 nạn nhân. Ảnh VMS-SOUTH
Kết thúc tìm kiếm sau nhiều ngày nỗ lực nhưng vô vọng
Theo đó, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh nhận được Công văn của Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực III thông báo hủy, ngừng phát thông tin tìm kiếm cứu nạn trên biển đối với vụ hai nhân viên Trạm Hải đăng Hòn Hải mất tích.
Lý do, sau nhiều ngày phát báo nạn khẩn và tổ chức tìm kiếm nhưng đến nay
vẫn không có thông tin gì về hai công nhân Trạm Hải đăng Hòn Hải bị rơi xuống biển mất tích ngày 21-12-2020.
Từ thông tin trên, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Thuận báo cáo kết thúc công tác tìm kiếm cứu nạn.
Ba con sóng lớn cuốn trôi hai công nhân
Trước đó, theo báo cáo của Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Tây Nam bộ, tai nạn sóng biển cuốn trôi hai công nhân quản lý vận hành đèn biển đang thực hiện nhiệm vụ tại Trạm Hải đăng Hòn Hải thuộc đảo Hòn Hải, tỉnh Bình Thuận lúc 6 giờ sáng ngày 21-12-2020.
Video đang HOT
Máy bay quần đảo nhiều giờ để tìm kiếm nạn nhân nhưng bất thành. Ảnh VMS-SOUTH
Trạm Hải đăng Hòn Hải nằm trên đảo đá Hòn Hải (chiều dài khoảng 130 m, nơi rộng nhất khoảng 60 m và điểm cao nhất khoảng 113 m), cách đảo Phú Quý khoảng 70 km, ở nơi có điều kiện thời tiết, hải văn hết sức khó khăn, phức tạp.
Thời điểm trên, khi sóng biển đánh cao, các nhân viên của trạm hải đăng đã rút lên hầm trú ẩn ở trên cao.
Lúc 6 giờ sáng ngày 21-12-2020, khi thấy sóng biển giảm nhẹ, hai công nhân quản lý vận hành đèn biển là Đoàn Cao Trai (49 tuổi, quê Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) và Võ Thành Nam (50 tuổi, quê Cam Ranh, Khánh Hòa) cùng đi xuống phía nhà trạm chính để kiểm tra công tác phòng, chống bão, chằng buộc vật dụng…
Bất ngờ có ba con sóng liên tiếp đánh trùm lên khu nhà trạm chính và cuốn trôi hai công nhân ra biển.
Sự việc diễn ra quá nhanh, các nhân viên còn lại trên hải đăng một mặt báo cáo khẩn cấp về cơ quan chủ quản, một mặt thả một số áo phao, can nhựa xuống biển; kèm theo cả nước uống và lương thực hy vọng người bị nạn bám được vào các vật nổi và cầm cự được trong thời gian chờ cứu nạn.
Hòn Hải nơi 2 nhân viên hải đăng gặp nạn. Ảnh LTN
Ngay sau khi nhận tin hai nhân viên Hải đăng Hòn Hải bị sóng cuốn mất tích, Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam đã liên hệ Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 để cử tàu cứu nạn chuyên dụng ra hiện trường.
Tổng Công ty đã thông báo cho các Đài thông tin Duyên hải thông báo đến các tàu bè đi qua khu vực trên tăng cường quan sát, cảnh giới để tìm kiếm hai người mất tích; thông báo cho Bộ tư lệnh Hải quân vùng 4, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận, huyện đảo Phú Quý và Cảng vụ hàng hải Bình Thuận, để phối hợp trong công tác tìm kiếm cứu nạn.
Do tàu thuyền chưa thể tiếp cận khu vực xảy ra tai nạn, Tổng công ty đã cử hai chuyên viên về an toàn, cứu nạn cứu hộ phối hợp cùng các lực lượng chức năng thuê một máy bay trực thăng của Công ty Trực thăng miền Nam bay ngay ra hiện trường thực hiện công tác rà tìm trên biển.
Máy bay đã đến vùng biển xảy ra tai nạn khoảng 11 giờ 30 ngày 21-12-2020. Khu vực tìm kiếm đã được Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Khu vực III khoanh vùng, dùng phần mềm SAROPS.
Trên máy bay có đội tìm kiếm cứu nạn của sân bay, cán bộ của tìm kiếm cứu nạn Khu vực III và ba chuyên gia của Tổng công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Nam.
Máy bay trực thăng đã bay tìm kiếm nhiều giờ trên biển nhưng không có thông tin về hai nhân viên gặp nạn.
Học sinh các cấp ở Bình Thuận được nghỉ Tết từ 3-2
Bình Thuận tạm dừng tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo lớn, vận động nhân dân tạm dừng tổ chức đám cưới.
Chiều 2-2, ông Lê Tuấn Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký văn bản gửi các ban ngành, địa phương trong tỉnh.
Theo đó, để kiểm soát chặt chẽ, nhanh chóng, hiệu quả, không để phát sinh, lây lan dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
Kiểm tra y tế hành khách xuống Ga Phan Thiết.
Cho phép trẻ mầm non, học sinh phổ thông, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 3-2.
Tiếp tục thực hiện "mục tiêu kép", vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, xem công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng hàng đầu, ưu tiên bảo vệ sức khỏe Nhân dân, bảo đảm cho Nhân dân đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 an toàn, vui tươi.
Tăng cường đề cao cảnh giác, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, xác định công tác phòng dịch là ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ, khóa chặt các nguồn lây nhiễm, nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài theo phương châm: Làm nghiêm túc, chặt chẽ, kỹ lưỡng, quyết liệt, liên tục, thường xuyên hàng ngày, hàng giờ và ở tất cả các cấp, các ngành, nhất là cấp cơ sở và cấp huyện.
Song song với việc kiểm soát nguồn lây nhiễm từ bên ngoài vào tỉnh, phải thực hiện đồng bộ, nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch trong tỉnh đảm bảo theo yêu cầu 5K, gồm: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế.
Tạm dừng tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo lớn, sự kiện tập trung đông người không cần thiết; trường hợp cần thiết tổ chức thì phải đảm bảo các biện pháp an toàn, phòng, chống dịch theo quy định.
Các cơ quan nhà nước không tổ chức tiệc liên hoan cuối năm; vận động nhân dân tạm dừng tổ chức đám cưới, trường hợp thực sự cần thiết phải tổ chức, phải hạn chế khách mời và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế; vận động các tổ chức, doanh nghiệp, người dân không tổ chức tiệc với quy mô lớn.
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, địa phương rà soát, nắm danh sách số sinh viên đang học tập tại trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và các vùng có dịch (thời gian và chuyến xe về tỉnh) để tiến hành kiểm soát y tế theo quy định.
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nắm chắc địa bàn, đặc biệt là số học sinh, sinh viên, người lao động từ xa về nghỉ Tết và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu lơ là, để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Đối với các trường hợp đang cách ly tập trung và cách ly tại nhà, phải thực hiện nghiêm các quy định về cách ly y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế; không để người không có phận sự đi vào khu cách ly tập trung, không để người đang cách ly tại nhà đi ra ngoài, tiếp xúc với người khác. Đối với những trường hợp không chấp hành phải xử lý ngay theo đúng quy định.
Đối với các hoạt động Tết như đường hoa, chợ Tết, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phục vụ Tết... vẫn tổ chức nhưng phải đảm bảo các quy định về phòng chống dịch COVID-19 như: Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn...
Riêng UBND thành phố Phan Thiết phải có phương án báo cáo từng nội dung về phòng, chống dịch trong các hoạt động phục vụ Tết, báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh (qua Sở Y tế để tham mưu) trước ngày 5-2 để xem xét, cho ý kiến.
Về hoạt động bắn pháo hoa tầm thấp vào thời khắc giao thừa Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021: Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ có văn bản chỉ đạo riêng.
Sở Giao thông vận tải: Rà soát, nắm chắc các phương tiện vận tải hành khách công cộng, báo cáo danh sách hành khách hàng ngày cho Ban Chỉ đạo.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, ban liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn thành lập các Tổ kiểm tra y tế cấp huyện và cấp xã để kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là những khu vực công cộng, siêu thị, cửa hàng, bưu điện...; yêu cầu thực hiện nghiêm thông điệp 5K. Xử phạt nghiêm các trường hợp không mang khẩu trang tại nơi công cộng.
Các Thành viên Ban Chỉ đạo được phân công theo dõi địa bàn tang cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện biện pháp phòng, chống dịch; chủ động xử lý hoặc tham mưu xử lý các tình huống phát sinh.
Bình Thuận: 13 người về từ vùng dịch âm tính với SARS-CoV-2 Tỉnh Bình Thuận yêu cầu những người về từ Hải Dương, Quảng Ninh chủ động khai báo y tế và đã có 13 trường hợp âm tính với SARS-CoV-2. Ngày 30-1, bác sĩ Nguyễn Quốc Việt, Giám đốc Sở Y tế Bình Thuận, cho biết đã có kết quả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 của 13 người trở về từ vùng dịch, tất...