Kết thúc không ngờ của việc ‘chia phe’ trong gia đình
Gia đình tôi có một con gái, một con trai cách nhau 3 tuổi. Kể từ sau khi sinh cậu con trai, vợ tôi để tâm vào việc chăm chút đứa con mới ra đời, phần nào lơ là quan tâm đến cô con gái lớn.
Tôi nghĩ rằng đây là lẽ đương nhiên vì cậu con trai nhỏ cần sự chăm sóc hơn, trong khi cô con gái cũng đã cứng cáp, có thể tự làm được một số việc. Thế nhưng cô con gái của tôi còn quá bé, chưa ý thức hết được điều này. Con bé vẫn quen được mẹ cưng chiều, âu yếm. Nhưng vợ tôi dường như không nhận ra điều đó mà chỉ thấy tức tối khó chịu. Trong lúc vợ tôi mải mê với cậu con trai, tôi đã cố gắng thể hiện tình cảm và quan tâm chăm sóc để bù đắp cho cô con gái.
Gia đình chúng tôi trở thành 2 phe – Ảnh minh họa
Mẹ chiều con trai, bố bênh con gái
Tôi cứ nghĩ rằng mọi chuyện sẽ khá hơn khi cậu con trai lớn lên. Nhưng tôi đã lầm. Dường như thói quen đã trở thành tính cách, đối với cậu con trai, nó luôn được vợ tôi cưng nựng nhưng đối với cô con gái, vợ tôi thường dùng những lời lẽ rất khó nghe và xưng “mày-tao” với con bé. Lúc tức giận bực bội, vợ tôi không chỉ mắng xa xả mà còn không tiếc tay bạt tai con bé hoặc cốc liên tiếp vào đầu.
Tôi đành trực tiếp can thiệp vào phân xử, đứng ra nói lý lẽ thay cho cô con gái. Vợ tôi rất bực bội khi tôi làm vậy nên hai vợ chồng thường xuyên xảy ra cãi vã. Gia đình tôi dần trở thành hai phe đối lập nhau.
Tôi hiểu rằng tình hình càng căng thẳng thì cô con gái càng thiệt thòi nên rất thương con bé. Tôi biết dù thân thiết với tôi nhưng trong lòng con bé vẫn muốn được mẹ quan tâm, âu yếm nên chỉ cần một cử chỉ nhỏ tỏ ra yêu thương của vợ tôi cũng làm con bé sung sướng, tuy không nói ra nhưng thái độ con bé thể hiện rõ. Thương con nhưng chẳng thể thay đổi cách cư xử vô lý và dữ dằn của vợ, nhiều lúc tôi cũng cảm thấy mệt mỏi và không biết phải làm thế nào.
Bị đẩy về một phía chiến tuyến
Tôi hay đem chuyện riêng của mình tâm sự với Thanh – cô kế toán của công ty. Hai chúng tôi làm cùng phòng nên có điều kiện để hiểu rõ về hoàn cảnh của nhau và có thời gian chia sẻ với nhau. Mỗi lúc tôi buồn phiền về cách cư xử của vợ với con gái, Thanh luôn an ủi, động viên tôi rất nhiều. Trong lòng tôi cũng thực sự quý mến Thanh. Trút được nỗi lòng với cô ấy, tôi thấy nhẹ nhàng và dễ chịu hơn rất nhiều. Thanh cũng tâm sự cho tôi nghe chuyện gia đình không mấy yên ấm với ông chồng mê cờ bạc của cô ấy. Chúng tôi tìm thấy ở nhau sự đồng cảm và thấu hiểu. Cứ thế, từ quan hệ đồng nghiệp, chúng tôi có tình cảm với nhau lúc nào không hay. Và trong một lần nhậu say sau bữa tiệc liên hoan của công ty, tôi và Thanh đã đưa nhau đi nhà nghỉ.
Video đang HOT
Sau khi xảy ra chuyện sai lầm này, cả tôi và Thanh đều rất hối hận. Chúng tôi không muốn phá vỡ hạnh phúc gia đình mình và thỏa thuận với nhau sẽ quên đi chuyện đó và quay về với cuộc sống riêng. Nhưng thật trớ trêu là việc chúng tôi đi nhà nghỉ đã bị một số người trong cơ quan cũng đi dự buổi tiệc hôm đó nhìn thấy. Và rồi tin tức nhanh chóng đến tai vợ tôi. Nổi cơn ghen, vợ tôi đã dắt hai con tôi đến tận công ty làm ầm ỹ lên, đòi đuổi việc Thanh vì đã cướp chồng người khác. Thanh không chịu được sự dèm pha , cũng muốn kết thúc mọi chuyện với tôi nên đã quyết định chuyển việc khỏi công ty. Tôi về nhà cầu xin vợ con tha thứ nhưng dường như mọi chuyện đã muộn.
Sau vụ ngoại tình của tôi, điều ngạc nhiên là vợ tôi đã kéo con gái về chung chiến tuyến với mình. Cô con gái tôi từ lâu khao khát tình cảm của người mẹ nay được vợ tôi “chấp nhận” về phe nên cũng nhanh chóng trở thành đồng minh. Chẳng biết vợ tôi đã nhồi nhét vào đầu hai đứa con những gì mà chúng không coi tôi ra gì nữa. Tôi biết cô con gái vẫn thương tôi nhưng có lẽ tuổi nhỏ chưa hiểu được gì, con bé chỉ biết bố đi lăng nhăng thì chắc là người xấu nên không thể tha thứ. Khi tôi nói chuyện thì con gái tôi không nghe và bỏ vào phòng cài chặt cửa. Còn cậu con trai thì từ trước đã không thích tôi, nên giờ thậm chí nó còn hét lên khi tôi căn dặn nó.
Tôi đi làm thì thôi, về đến nhà thì chỉ lủi thủi một mình. Vợ tôi nấu cơm nhưng không cho tôi ăn. Quần áo của tôi thì cũng để bẩn thỉu đấy, không cho vào máy giặt giúp.
Tôi trở thành người vô hình trong gia đình mình
Tôi cứ thế sống lặng lẽ trong căn nhà của mình như người vô hình. Cả ba người còn lại trong nhà dường như không quan tâm đến sự tồn tại của tôi. Có hôm tôi ốm mà không có ai ngó ngàng hỏi thăm đến. Vợ tôi còn đay nghiến: “Anh gọi người tình đến mà hầu anh, chứ đừng mong ai ở nhà này phục vụ”. Cô con gái cũng len lén nhìn tôi rồi quay lưng bỏ về phòng riêng, còn cậu con trai thì cứ đứng ở cửa phòng tôi nhại đi nhại lại câu: “Đáng đời!”.
Tôi cảm thấy thực sự đau đớn khi bị những người thân yêu của mình đối xử như vậy. Điều tôi càng buồn hơn là cho dù tôi đã làm sai nhưng vợ tôi không nên kéo những đứa con vào chuyện riêng của người lớn như thế này. Sau một thời gian dài, tôi cũng đi đến quyết định cuối cùng. “Các con mình không cần bố thì mình có ở đây cũng chẳng có tác dụng gì. Dù sao cô con gái cũng đã được mẹ nó cho về cùng một phe, vậy là mình cũng yên tâm rồi. Thế thì viết đơn ly hôn thôi”.
Linh An
Theo phunuvietnam.vn
Nói 'không' khi trẻ liên tục 'muốn'
Nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy mệt mỏi, bực bội khi phải trông con đặc biệt giai đoạn 0-3 tuổi. Bởi trẻ luôn đặt ra những "yêu sách" kiểu như như: Con muốn đi chơi, con muốn ăn bánh...
Nương theo nhưng không thỏa hiệp
Chia sẻ về câu chuyện nói "không" với những đòi hỏi của trẻ, chuyên gia giáo dục Phan Hồ Điệp (mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam) cho biết, bà từng gặp một em bé đáng yêu, khuôn mặt bừng sáng. Em chạy về phía mẹ và nói với mẹ câu gì đó, sau đó bà mẹ bật cười khích lệ. Một lúc sau em trèo phắt lên chiếc ghế, cho cả hai chân còn đi giày và với lấy cái micro.
Ảnh minh họa
"Mình thấy mẹ em cúi xuống và nói rất rõ ràng: Không được. Em bé vẫn bám lấy cái micro không muốn rời ra. Em bắt đầu mếu máo: Con lấy, con lấy. Bà mẹ nhắc lại: Con muốn lấy, con muốn lấy micro đúng không? Nhưng không được. Em bé bắt đầu khóc, vừa khóc vừa gào. Bà mẹ vẫn nói đúng những câu ấy: Con muốn lấy, con muốn lấy. Nhưng không được. Em bé thoáng nhìn mẹ rồi loay hoay trèo xuống ghế. Bà mẹ tiến đến gần và ôm con, mẹ nói thầm vào tai con điều gì đó. Rồi em bé lại lon ton chạy đi chơi", bà Phan Hồ Điệp kể lại.
Chuyên gia Phan Hồ Điệp đã rất "ngưỡng mộ" cách xử lý của bà mẹ này. Bởi bà mẹ này đã thực hiện những điều tưởng như rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả trước những "yêu sách" tưởng như vô lối của trẻ. Theo đó, mẹ thần đồng Nhật Nam cũng chia sẻ bí quyết trị thói mè nheo, yêu sách của trẻ.
Đầu tiên, người lớn cần nói ngắn gọn với trẻ. Đối với trẻ 2-3 tuổi, những câu cần dùng mệnh lệnh, bạn chỉ nên nói 2-3 từ, cùng lắm là 5 từ. Đừng dài dòng vì trẻ sẽ không tiếp nhận được hết những gì bạn nói vào thời điểm đó đâu.
"Tiếp đến bạn cần lặp đi lặp lại yêu cầu của mình. Theo đó, bạn có để ý thấy khi trẻ đòi gì đó, trẻ thường lặp đi lặp lại không. Vậy thì mình có thể học cách đó để giao tiếp với trẻ trong lúc con nổi cáu. Bạn nên lặp lại chính câu mà trẻ nói. Điều này mình đã được đọc trong một lời khuyên của một bác sỹ khi ông phải làm việc trong phòng khám nhi và bé nào vào cũng khóc, la, giãy giụa. Bác sỹ đã kiên nhẫn lặp lại đúng câu mà trẻ đang nói trong sự giận dữ hoặc nước mắt, ví dụ: Mở cửa ra/ Bỏ con ra/ Đi ra ngoài/ Con ghét mẹ... Và thật đáng ngạc nhiên là trẻ khi nghe thấy thế lại dừng lại và nhìn về phía người nói câu đó", bà Phan Hồ Điệp nói.
Song song với đó, người lớn nên dùng ngữ điệu thích hợp, khi con bạn đang kêu khóc, bạn cũng đừng nên dùng với giọng đều đều, du dương, dỗ dành, bạn cần một giọng nói thể hiện sự đồng cảm. Ví dụ con đang buồn thì bạn cũng thể hiện một chút nỗi buồn trong đó, con đang giận dữ bạn cũng thể hiện việc hiểu rằng con giận dữ. Điều này bạn cần luyện tập cho đến khi nào bạn thấy hiệu quả thì thôi.
Khi cần thiết hãy bỏ mặc trẻ một mình
Các bố mẹ cũng cần chú ý đến biểu cảm khuôn mặt và cử chỉ. Từ 1 tuổi, trẻ hoàn toàn có thể hiểu được những biểu cảm trên khuôn mặt người lớn. Vì thế, những biểu cảm như sau nên được sử dụng khi bé giận dữ: Gật đầu, cúi xuống, quỳ hoặc ngồi xuống để khuôn mặt con ở vị trí cao hơn so với mình; nhẹ nhàng nắm tay con; nhìn vào mắt con và khuôn mặt bạn khi ấy phải thể hiện được rằng: Mẹ biết chính xác là con cảm thấy như thế nào; ôm con; nếu bạn không thể giữ được bình tĩnh, hãy đi đâu đó một lúc và quay lại sau khoảng nửa phút hoặc một phút.
"Trẻ em luôn nhạy cảm với sự công bằng và tôn trọng. Hãy tin rằng bạn làm tất cả những điều đó là để có được một em bé biết tôn trọng người khác", chuyên gia Phan Hồ Điệp nhấn mạnh.
Nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy mệt mỏi, bực bội khi phải trông con, nhưng theo chuyên gia Phan Hồ Điệp các bậc phụ huynh nên để trẻ yêu thương bản thân mình. Đừng so sánh trẻ với trẻ khác, ngay cả cùng anh em trong nhà cũng không. Bạn cũng đừng ngần ngại trao cho con sự khích lệ, nụ cười. Những đứa trẻ yêu thích bản thân là những đứa trẻ hạnh phúc.
"Đặc biệt, nuôi dưỡng trẻ con cũng cần trình tự: Có những giai đoạn đứa trẻ khiến bạn hoang mang, lo lắng vì sự thay đổi bất thường của chúng. Nhưng chỉ cần bạn kiên trì dạy một cách có nguyên tắc thì một thời gian sau sẽ đâu vào đó. Đừng mong chờ sự "vượt cấp" của con, hãy tin "trăng đến rằm trăng tròn".
Và hãy yêu trẻ theo cách mà trẻ muốn. Ví như bạn muốn con đi tắm vì mong chúng sạch sẽ, khỏe mạnh nhưng đứa trẻ chỉ nghĩ là đi tắm để được nghịch nước. Hãy tận dụng điều đó để nói với trẻ về những lần chuẩn bị đi tắm và nghĩ ra một số cách để trẻ cảm thấy thực sự thích thú vì điều đó.
Bạn cứ nghĩ con sẽ không biết điều đó nhưng kì thực không phải vậy. Chỉ cần bạn thay đổi thái độ, vui vẻ hơn, hào hứng hơn thì ngay cả một em bé 5,6 tháng tuổi cũng có thể cảm nhận được và chúng sẽ thấy an tâm hơn rất nhiều. Đây chính là việc yêu trẻ theo cách mà trẻ muốn", bà Phan Hồ Điệp nói.
Cuối cùng vị chuyên gia này cũng gửi gắm các bậc phụ huynh, hãy hướng dẫn con nói lời xin lỗi và cảm ơn. Một đứa trẻ được nuôi nấng trong môi trường mà bố mẹ luôn nói xin lỗi và cảm ơn một cách chân thành sẽ giúp trẻ nuôi dưỡng được cảm xúc tin tưởng vào bản thân, tin tưởng người khác. "Đừng tiết kiệm những lời này và cũng đừng quên hướng dẫn trẻ thực hành bạn nhé", bà Phan Hồ Điệp nhắn nhủ.
HUYỀN ANH
Theo nongnghiep.vn
Mới ở cữ 20 ngày mà em đã bắt đầu chán ghét chồng tới cùng cực Nếu cứ tiếp tục thế này, sợ rằng một ngày nào đó sẽ sẽ làm ra những điều không nên. Em chào chị Hướng Dương Em năm nay 25 tuổi, mới có 1 bé trai được 5 tháng. Chồng em hơn em 2 tuổi. Vì là con 1 nên anh rất được bố mẹ bao bọc. Trong suốt thời gian em mang thai...