Kết thúc không có hậu
Khi mới cưới nhau, họ sẵn sàng hy sinh cho người mình yêu nhưng khi cơm không lành canh không ngọt, họ quay ra kể xấu nhau, tìm cách giành tài sản về cho mình.
Khi sắp ly hôn thì mọi thứ trở nên tồi tệ, mọi người sẵn sàng nói xấu, tranh giành, thậm chí tìm cách làm người kia đau khổ cho hả cơn giận”. Bà Nguyễn Thị Minh – cán bộ Hội LHPN phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP HCM – nhận xét như vậy về sự đổ vỡ của các cuộc hôn nhân mà bà từng chứng kiến.
Cái gì cũng phải chia đôi
Anh Q., chị H. là một cặp vợ chồng sống cùng xóm với bà Minh. Có lần, nửa đêm bà nghe ồn ào ở nhà anh chị, vội chạy qua xem mới biết họ đang… phân chia tài sản. Chị H. thì giành tivi, anh Q. muốn lấy tủ lạnh. Đến phần máy giặt ai cũng muốn giành, không ai nhường ai dẫn đến to tiếng. “Chẳng mấy chốc đồ đạc trong nhà đã phân làm hai, đồ của anh Q. chất đống ngoài sân, của chị H. nằm trong phòng khách. Chỉ có thằng bé con của anh chị thì không ai giành. Thằng bé hết nhìn ba nhìn mẹ, rồi òa khóc. Thấy thế, tôi phải khuyên họ có chuyện gì thì để sáng mai giải quyết, còn để cho xóm giềng, con cái ngủ nghê” – bà Minh kể. Bà còn cho biết anh chị yêu và cưới nhau trong nghèo khó. Chắt chiu, dành dụm, họ mua được đất, xây nhà rồi sắm sửa đồ đạc. Thế nhưng, từ lúc khá lên thì vợ chồng bắt đầu lục đục. Mâu thuẫn ngày càng tăng đến mức cả hai tuyên bố đường ai nấy đi. Giờ đây, họ đang chờ tòa án xử ly hôn, tài sản thì tự chia theo kiểu xí phần.
Video đang HOT
Minh hoa: KHỀU
Cũng bắt đầu hôn nhân bằng một tình yêu thật đẹp nhưng sau đó kết thúc trong oán ghét, giận hờn là tình cảnh của vợ chồng anh Đoàn, phóng viên của một tờ báo tại TP HCM. Yêu nhau 5 năm họ mới cưới. Vợ anh đảm đang, vén khéo, rất biết chăm lo cho chồng nhưng sau đó chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt hằng ngày không ai nhường ai mà họ ly hôn. “Cô ấy đến nhà lấy từng hũ muối, lọ đường, chai nước tương… Nhìn cảnh ấy tôi vừa tức cười vừa buồn. Không ngờ khi tình yêu hết thì người ta tính toán chi li với nhau đến thế” – anh Đoàn tâm sự.
Nói xấu nhau
Trong một chuyến làm từ thiện ở tỉnh Bến Tre, tôi quen chị K., nhà ở quận 8, TP HCM. Nghe tôi hỏi thăm chuyện chồng con, bao nhiêu ấm ức trong lòng chị có dịp tuôn trào. Chị kể cuộc hôn nhân của chị diễn ra êm đẹp cho đến khi chị phát hiện chồng dan díu với cô đồng nghiệp trẻ. Ghen tuông, chị đã đến cơ quan anh “quậy” tưng bừng, đến nỗi sau đó chồng chị và cô nhân tình phải nghỉ việc vì xấu hổ. “Anh ta cũng đâu có vừa? Đàn ông gì mà đi kể lể, nói xấu vợ đủ điều. Mọi người tin anh ta, quay ra trách tôi làm tan nát sự nghiệp của chồng. Thử hỏi không có lửa làm sao có khói?” – chị ấm ức kể.
Khi hôn nhân không còn êm đẹp, nhiều cặp vợ chồng đã nhanh chóng quên hết những gì tốt đẹp dành cho nhau. Ông Nguyễn Văn Tư – tổ trưởng tổ 4, phường 9, quận 11, TP HCM – kể trong thời gian chờ ly hôn, chị Q. đi kể xấu chồng là kẻ nhu nhược, lớn rồi mà còn bám vú mẹ, đám em chồng thì lười biếng, lại hay trộm vặt đồ của chị dâu… Còn anh B., chồng chị, cũng chẳng kém cạnh khi rêu rao với hàng xóm chuyện chị đùn đẩy mẹ chồng nấu cơm, quần áo thì bắt em chồng giặt giũ. Ông Tư cho biết thêm sau khi họ ly hôn, hai bên gia đình cũng chẳng nhìn mặt nhau. Có dịp thì bên này lại nói xấu bên kia như thể họ chưa từng là sui gia!
Theo VNE
Chuyện cái dây phơi
Ngày mới chuyển về xóm trọ mới, chị ái ngại nhìn chiếc dây phơi quần áo chung. Cả dãy có tới mươi hộ mà chỉ duy nhất cái dây dài chừng bảy mét chăng ở giữa. Ai phơi, ai đừng? Nnghĩ thì nghĩ vậy, việc phơi chị vẫn phải phơi.
Giống như cuộc tranh giành lặng lẽ nhưng không kém quyết liệt, thoạt đầu chị cố gắng dậy sớm giặt giũ. Ngay buổi đầu, mới 6h sáng, dây phơi đã ăm ắp áo quần. Chị hơi nản, cố tìm chỗ nào còn có thể len vào.
Những ngày tiếp sau, rút kinh nghiệm, chị chuyển sang giặt buổi tối, thật muộn và đem phơi. Tình hình khả dĩ hơn. Dây phơi trống và lũ quần áo như cũng hớn hở vui đùa trong gió thênh thang. Nhưng buổi sáng, định thu quần áo vào nhà trước khi đi làm, chị phát hiện một số cái đã bị ẩm lại do quần áo ướt của một vài nhà khác phơi thêm. Nản thật.
Thôi thì đất không chịu trời, trời đành phải chịu đất. Những ngày sau, tiện lúc nào giặt lúc đó, chị không cố thức khuya hay dậy sớm để giành chỗ phơi nữa vì xét ra "lợi bất cập hại", lại mất thời gian.
Một buổi chiều, ngồi trên cơ quan, thấy trời nổi giông đen kịt, chị giật mình lo ngại nghĩ tới đám quần áo ở nhà. Chán thật, giá mình cất được trước khi đi. Chờ tạnh cơn giông, chị hối hả về nhà. Trong bụng chắc mẩm phải giặt và phơi lại đống quần áo dính mưa.
Lạ chưa, nép vào góc dây phơi được che chắn cẩn thận, đám quần áo nhà chị trông thật yên ổn. Một bàn tay nào đó ở nhà đã kịp thời giúp những người đi vắng lúc cần thiết. Chị nhìn quanh, các cửa nhà đều khép. Không biết cần phải cảm ơn ai, nhưng lòng chị tự nhiên ấm áp. Hóa ra cái dây phơi không chật như lâu nay chị vẫn nghĩ. Thoáng đỏ mặt vì những so đo ích kỷ mình từng có.
Những lần phơi quần áo sau này, chị đều gắng để quần áo ướt của mình không làm ẩm lại những món đồ đã gần khô của người khác. Chị cũng quên luôn việc phải làm thế nào để nhanh chân có một chỗ phơi rộng rãi trên cái dây chật hẹp của xóm trọ.
Theo VNE
Hẹn em ngày đó Rồi một ngày nào đó, hành trình của mỗi đứa mỏi mệt, chúng ta sẽ ngồi lại với nhau và mỉm cười mãn nguyện với hạnh phúc riêng mình. Hạnh phúc với anh là thấy em cười mỗi thoáng hạnh phúc, thấy em khóc trên bờ vai anh mỗi lúc em buồn và gọi tên anh trong những giấc mơ. Em vẫn thế,...