Kết thúc hội nghị với Israel, quan chức Palestine hài lòng nói tiến trình hòa bình ‘được hồi sinh’
Ngày 20/3, Tổng thư ký Ủy ban điều hành Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Hussein al-Sheikh cho biết, “ tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine đã được hồi sinh một cách hiệu quả thông qua 2 hội nghị an ninh vừa qua”.
Tổng thư ký PLO nhận định, các hội nghị hòa bình vừa qua cho thấy, người Palestine có thể hợp tác với chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. (Nguồn: Jerusalem Post)
Ông al-Sheikh là người dẫn đầu phái đoàn Palestine tham dự hội nghị an ninh Sharm El-Sheikh hôm 19/3 ở Ai Cập.
Theo ông, cả hội nghị vừa diễn ra và hội nghị lần thứ nhất tại thành phố Aqaba của Jordan hôm 26/2 đều cho thấy người Palestine có thể hợp tác với chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nhà ngoại giao cho hay, phía Israel đã đồng ý thực hiện một loạt biện pháp nhằm xoa dịu tình hình, đặc biệt là trong thời gian diễn ra tháng lễ Ramadan, bắt đầu từ ngày 22/3 tới.
Israel cũng đồng ý đình chỉ các chiến dịch quân sự sâu trong lãnh thổ của Palestine ở Bờ Tây và không bắt giữ các nghi phạm Palestine trừ phi có bằng chứng rõ ràng những người này sẵn sàng tấn công Nhà nước Do Thái ngay lập tức.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, chính phủ của Thủ tướng Netanyahu cũng sẽ ngừng thảo luận các kế hoạch xây dựng và mở rộng khu định cư, đồng thời hoàn trả các khoản thu thuế hộ người Palestine vốn bị phía Israel cưỡng chế giữ lại từ năm 2022 đến nay.
Theo ông al-Sheikh, các bên tham gia hội nghị đã “thảo luận kỹ lưỡng về các cách thức nhằm giảm căng thẳng trên thực địa và tạo điều kiện hướng tới giải pháp hòa bình giữa người Israel và Palestine”.
Tuy nhiên, quan chức này thừa nhận, hai bên vẫn còn nhiều khúc mắc chưa được giải quyết trong khuôn khổ hội nghị. Trong khi đó, Hamas và các phe phái vũ trang khác của người Palestine tiếp tục chỉ trích chính quyền Palestine vì đã tham gia hội nghị này.
Hội nghị Sharm El Sheikh hôm 19/3 quy tụ các quan chức chính trị và an ninh cấp cao đại diện cho Ai Cập, Palestine, Israel, Jordan và Mỹ.
Theo tuyên bố chung, các bên đã nhất trí về 8 điểm, với nội dung đầu tiên là giảm leo thang và xây dựng lòng tin giữa Palestine và Israel. Ngoài ra, chính phủ hai nước này “tái khẳng định cam kết hành động ngay lập tức để chấm dứt các biện pháp đơn phương trong khoảng thời gian 3-6 tháng”.
Palestine và Israel tái khẳng định cam kết vững chắc đối với tất cả các thỏa thuận trước đó giữa hai bên, đặc biệt là quyền hợp pháp của chính quyền Palestine thực hiện các trách nhiệm an ninh trong Khu vực A ở Bờ Tây, phù hợp với những thỏa thuận hiện hành. Hai bên sẽ phối hợp để thực hiện mục tiêu này.
Hai nước cũng nhất trí “giải quyết các vấn đề gai góc thông qua đối thoại trực tiếp” và “thiết lập một cơ chế để kiềm chế và chống lại bạo lực cùng những tuyên bố kích động bạo lực”. Cơ chế này sẽ được báo cáo lên lãnh đạo Nhóm 5 – gồm Ai Cập, Palestine, Israel, Jordan và Mỹ – tại một phiên họp khác vào tháng 4/2023.
Các bên tham gia hội nghị Sharm El Sheikh nhất trí xây dựng cơ chế cải thiện điều kiện sống của người dân Palestine cũng như tình hình tài chính của chính quyền Palestine, đồng thời thống nhất “giữ nguyên hiện trạng lịch sử của các thánh địa ở Jerusalem”.
Cảnh sát Israel nhận lệnh gỡ cờ Palestine khỏi nơi công cộng
Bộ trưởng An ninh Quốc gia mới của Israel Itamar Ben-Gvir đã chỉ đạo lực lượng cảnh sát gỡ cờ Palestine khỏi các không gian công cộng.
Một người biểu tình Palestine vẫy cờ khi đối đầu với lực lượng Israel. Ảnh: AFP
Ông Itamar Ben-Gvir xác nhận thông tin này trên mạng xã hội Twitter ngày 8/1. Ông Ben-Gvir cho rằng việc vẫy cờ Palestine là hành động ủng hộ "khủng bố".
Chỉ đạo mới này dường như là dấu hiệu cho lập trường cứng rắn và không nhượng bộ của chính phủ Thủ tướng Benjamin Netanyahu đối với sự biểu thị của người Palestine về danh tính và tự do ngôn luận.
Kênh Al Jazeera cho biết luật pháp Israel không cấm cờ Palestine nhưng cảnh sát và binh lính có quyền gỡ bỏ chúng trong trường hợp họ cho rằng có mối đe dọa đối với trật tự công cộng.
Trên thực tế, việc treo cờ Palestine ở Israel đã bị chính quyền Israel ngăn chặn từ lâu. Người Palestine coi những động thái như vậy là một nỗ lực nhằm ngăn chặn danh tính của họ.
Lệnh của ông Ben-Gvir được đưa ra sau khi một cuộc biểu tình phản đối chính phủ diễn ra tại Tel Aviv vào ngày 7/1, trong đó một số người đã vẫy cờ Palestine.
Thủ tướng Netanyahu ngày 8/1 viết trên mạng xã hội Twitter rằng sự hiện diện của lá cờ Palestine tại cuộc biểu tình ở Tel Aviv là "kích động dữ dội".
Trước đó, một tù nhân Palestine bị kết tội bắt cóc và giết binh sĩ Israel năm 1983 đã ra tù. Tại ngôi làng của ông ta ở miền Bắc Israel, nhiều người dân đã vẫy cờ Palestine đón ông ta về như một người hùng.
Khoảng 1/5 dân số Israel là người Palestine và hầu hết là hậu duệ của những người Palestine vẫn ở lại khu vực này khi Israel được thành lập vào năm 1948 - sự kiện người Palestine gọi là Nakba, hay thảm họa.
Ông Ben-Gvir vào ngày 3/1 đã thăm khu đền thờ Al-Aqsa/Núi Đền, điểm nóng tranh chấp giữa người Hồi giáo và Do Thái. Động thái này vấp phải phản đối của nhiều quốc gia.
Trong một diễn biến khác ngày 6/1, Nội các an ninh Israel đã công bố một loạt biện pháp trừng phạt đối với Chính quyền Palestine.
Quyết định này được cho là nhằm mục đích trả đũa việc Chính quyền Palestine yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) nêu quan điểm về hành vi chiếm đóng của Israel đối với các vùng lãnh thổ thuộc Bờ Tây.
Israel nới lỏng kế hoạch cải cách tư pháp Ngày 20/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo sẽ nới lỏng kế hoạch cải cách tư pháp do liên minh cầm đề xuất. Quyết định được đưa ra sau hơn 2 tháng diễn ra các cuộc biểu tình chưa từng có trên toàn quốc nhằm kêu gọi chính phủ cân nhắc lại kế hoạch. Quang cảnh một phiên họp Quốc hội Israel...