Kết thúc giai đoạn 2 vụ án Cục lãnh sự, đề nghị truy tố 17 bị can
Ngày 2/10, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Nhận hối lộ; đưa hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và che giấu tội phạm” xảy ra tại Thái Nguyên và một số tỉnh, thành phố.
Đây là vụ án tham nhũng, chức vụ có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp (giai đoạn 2 vụ án Cục lãnh sự) được lãnh đạo các cấp, ban ngành và dư luận đặc biệt quan tâm. Hành vi của các bị can đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước đối với việc bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài nói chung và trong hoàn cảnh đặc biệt người dân bị mắc kẹt trong đại dịch COVID-19 cần đến sự hỗ trợ của cơ quan chức năng nói riêng; xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, che giấu hành vi phạm tội, gây cản trở quá trình điều tra; làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ. Do đó, cần phải đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh trước pháp luật.
Tại giai đoạn 2 vụ án, Cơ quan ANĐT, Bộ Công an đã điều tra triệt để, khách quan, làm rõ hành vi, phương thức thủ đoạn, bản chất hành vi phạm tội của các bị can, cũng như các dấu hiệu sai phạm khác có liên quan. Đến nay, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã hoàn thành việc điều tra vụ án, làm rõ hành vi phạm tội; đủ căn cứ kết luận và đề nghị truy tố 17 bị can về 4 tội danh gồm Nhận hối lộ; đưa hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và che giấu tội phạm”.
Trong đó bị can Trần Tùng (SN 1978, nguyên Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên) bị đề nghị truy tố về hai tội danh gồm “Nhận hối lộ” và ” Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
5 bị can bị đề nghị truy tố về hành vi “Nhận hối lộ” gồm: Trần Thị Quyên (SN 1986, Giám đốc Công ty Sen vàng Đất Việt); Lê Thị Phượng (SN 1969, nguyên Chuyên viên Phòng khoa giáo Văn xã, Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương); Nguyễn Văn Văn (SN 1965, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam); Lê Ngọc Tường (SN 1979, nguyên Phó giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam); Nguyễn Mạnh Trường (SN 1980, nguyên Chuyên viên Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải).
10 bị can bị đề nghị truy tố về hành vi “Đưa hối lộ” gồm: Vũ Hồng Quang (SN 1977, nguyên Phó Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải); Trần Thanh Nhã (SN 1991, trú tại TP Hồ Chí Minh); Vũ Hoàng Dũng (SN 1987, trú tại Hà Nội); Nguyễn Mạnh Cương (SN 1977, trưởng Phòng thương mại điện tử Công ty Cổ phần thương mại hàng không Vietjet); Đặng Nhật Đức (SN 1975, Giám đốc Công ty TNHH Top Agent Japan); Bùi Đăng Khoa (SN 1984, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Du ngoạn thế giới); Trương Thị Mỹ Dung (SN 1972, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ Du lịch Ánh Sao Thiên); Phạm Quốc Thắng (SN 1977, Giám đốc Công ty TNHH PNR); Trần Thị Ngân (SN 1984, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Anna Travel) và Trần Minh Phụng (SN 1970, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ du lịch và Xây dựng Gia Huy).
Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Cơ quan ANĐT, Bộ Công an đã đề nghị truy tố bị can Nguyễn Xuân Thông (SN 1975, trú tại Hà Nội) về hành vi “Che giấu tội phạm”.
Trước đó, vào ngày 3/4/2023, Cơ quan ANĐT Bộ Công an ra Bản kết luận điều tra số 08/KLĐT-ANĐT-P5 và chuyển hồ sơ vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố (Giai đoạn 1) đến Viện KSNDTC (Vụ 1) đề nghị truy tố 54 bị can trước pháp luật và tách các nội dung liên quan có dấu hiệu sai phạm nhưng chưa được làm rõ ở Giai đoạn 1 để tiếp tục điều tra, xác minh, làm rõ và kết luận ở Giai đoạn 2 vụ án.
Video đang HOT
Ngày 12/4/2023, Cơ quan ANĐT Bộ Công an ra Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra giải quyết nguồn tin về tội phạm số 164/QĐ-ANĐT-P5 đối với các vấn đề tách ra để điều tra, xác minh, làm rõ ở Giai đoạn 2 vụ án.
Ngày 18/4/2023, Viện KSND Tối cao (Vụ 1) ra bản cáo trạng số 3813/CT-VKSTC-V1 đối với vụ án “Nhận hối lộ”, “Đưa hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo hiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Bộ Ngoại giao và một số Bộ, ngành, địa phương, truy tố 54 bị can trước pháp luật.
Một chuyến bay giải cứu thời kì đỉnh dịch.
Ngày 28/7/2023, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm tuyên phạt 54 bị cáo theo tội danh, điều luật, hình phạt tại Bản án hình sự Sơ thẩm số 319/2023-HS-ST; ngày 27/12/2023, TAND Cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm, tuyên phạt 21 bị cáo có kháng cáo theo tội danh, điều luật, hình phạt tại Bản án hình sự thẩm số 984/2023/HS-PT.
Căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh, ngày 9/6/2023 Cơ quan ANĐT Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Nhận hối lộ”; ngày 21/9/2023 ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Đưa hối lộ”; ngày 23/8, ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; che giấu tội phạm” theo quy định tại Điều 356 và Điều 389 BLHS, xảy ra tại Thái Nguyên và một số tỉnh, thành phố để điều tra theo quy định của pháp luật.
Trước đó, tháng 1/2020, dịch COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc và diễn biến phức tạp. Trước tình hình trên, tháng 3/2020, Chính phủ tổ chức 1 chuyến bay giải cứu, đưa 30 công dân Việt Nam từ Vũ Hán (Trung Quốc) về nước. Đến tháng 4/2020, Chính phủ tiếp tục tổ chức một số chuyến bay chỉ thu phí vé máy bay và cách ly tại cơ sở Quân đội (chuyến bay “giải cứu”). Do nhu cầu công dân về nước rất lớn, trong khi việc cách ly và chi phí gặp khó khăn, từ tháng 2/2020 đến 29/4/2021, Chính phủ đã chỉ đạo, giao Tổ công tác 4 Bộ (do Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp các Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng) xây dựng kế hoạch triển khai, báo cáo lãnh đạo Chính phủ (qua Văn phòng Chính phủ) xem xét, quyết định kế hoạch tổ chức các chuyến bay đưa công dân về nước theo tháng/quý; từ tháng 4/2021 đến tháng 1/2022, giao thẩm quyền quyết định phê duyệt các chuyến bay cho Tổ công tác 5 Bộ (Bộ Ngoại giao chủ trì, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng và bổ sung thêm Bộ Công an).
Việc tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước được thực hiện dưới 3 hình thức gồm chuyến bay do Cơ quan Nhà nước phối hợp tố chức đưa công dân về nước cách ly tại cơ sở Quân đội;; song song với các chuyến bay giải cứu, Chính phủ cho phép tổ chức các chuyến bay thí điểm, hình thức trọn gói đón công dân Việt Nam về nước bằng kinh phí tự nguyện của công dân (gọi tắt là chuyến bay Combo) và chuyến bay đơn lẻ, phát sinh đột xuất ngoài kế hoạch…
Lợi dụng chủ trương của Đảng, Nhà nước và chức vụ quyền hạn được giao, một số cá nhân tại UBND các tỉnh, thành phố đã thoả thuận đưa/ nhận hối lộ, làm trái công vụ để tham mưu, đề xuất chấp thuận chủ trương cho các doanh nghiệp đưa công dân về nước cách ly y tế tại các địa phương; trực tiếp hoặc qua trung gian móc nối, thoả thuận với cán bộ thuộc Bộ Y tế đưa hối lộ/ nhận hối lộ với số tiền lớn để có văn bản chấp thuận; xét duyệt cho công dân (khách lẻ) về trên các chuyến bay đơn lẻ; có bị can còn lợi dụng vị trí công tác hướng dẫn, xúi giục người có liên quan khai báo gian dối, che giấu tội phạm, gây cản trở việc điều tra, làm rõ tội phạm của cơ quan chức năng.
Thông tin mới nhất về vụ án đăng kiểm, Cục Lãnh sự, Việt Á
Trung tướng Tô Ân Xô thông tin về vụ án xảy ra tại các trung tâm đăng kiểm, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và vụ Việt Á.
Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an trả lời báo chí. Ảnh VGP
Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2022, phóng viên hỏi Bộ Công an và Bộ GTVT về kết quả điều tra tại các trung tâm đăng kiểm? Giải pháp nào để các hoạt động điều tra vẫn đúng quy định mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động đăng kiểm xe của nhân dân?
Báo chí cũng hỏi về tiến độ điều tra các vụ án lớn như Việt Á và vụ án tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, khi nào có kết quả cuối cùng và có tiếp tục mở rộng điều tra không?
Vụ án đăng kiểm là vụ án tham nhũng gây hậu quả đặc biệt lớn
Trả lời báo chí, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết:Với vụ án xảy ra tại một số trung tâm đăng kiểm, hiện nay công an các địa phương đã khám xét 32 trung tâm đăng kiểm, khởi tố 248 bị can với các tội danh: Nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ, giả mạo trong công tác, sản xuất, mua bán trao đổi công cụ, thiết bị phần mềm sử dụng vào mục đích trái pháp luật.
Có thể nói đây là vụ án tham nhũng có tổ chức, hành vi sai phạm tiêu cực có hệ thống được tổ chức xuyên suốt từ lãnh đạo Cục Đăng kiểm, lãnh đạo phòng kiểm định xe cơ giới đến giám đốc nhiều trung tâm đăng kiểm, gây hậu quả đặc biệt lớn cho xã hội.
Qua điều tra cho thấy một vài lãnh đạo phòng kiểm định của Cục Đăng kiểm nhận tiền hối lộ định kỳ theo tháng, theo quý của một số trung tâm đăng kiểm để bỏ qua lỗi trong hồ sơ xin cấp phép hoạt động, bỏ qua lỗi vi phạm trong quá trình kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất; ký duyệt mã đăng kiểm hoặc thuê viết phần mềm có tính năng chỉnh sửa kết quả kiểm định về khí thải, phanh hay đèn...
Đây cũng là lý do tại sao có người nói rằng có phương tiện cơ giới trước khi đi đăng kiểm thì "tất cả các bộ phận của xe đều kêu, trừ còi" nhưng sau khi "làm phép" tại trung tâm đăng kiểm thì vẫn trong tình trạng tất cả các bộ phận của xe đều kêu, trừ còi nhưng xe vẫn hoạt động tốt. Đây là việc rất nguy hiểm và là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn.
Khi cơ quan công an tiến hành khám xét một số trung tâm đăng kiểm, có ý kiến cho rằng cơ quan công an làm ảnh hưởng đến hoạt động đăng kiểm, nhưng thực tế không phải thế.
Từ khi điều tra vụ án đến nay, cơ quan công an không ra quyết định nào, không ra một văn bản tố tụng nào về việc dừng hay tạm dừng hoạt động của các trung tâm đăng kiểm và hoạt động tố tụng này hoàn toàn đúng luận. Cơ quan công an chỉ thu giữ vật chứng, tài liệu của đối tượng phạm tội.
Tôi cũng xin thông tin thêm, khi công an tiến hành khám xét, có những cá nhân đưa thông tin tất cả các trạm đăng kiểm dừng hoạt động để tạo áp lực với cơ quan công an và cơ quan công an đã cảnh cáo tới các cá nhân này nên việc này đã không thực hiện được.
Qua vụ việc trên, Bộ Công an đã cùng Bộ Giao thông vận tải thực hiện một loạt nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động đăng kiểm xe cơ giới và tôi cũng được biết là Bộ Giao thông vận tải đang dùng "kháng sinh liều cao" để điều trị căn bệnh này. Rất mong nhà báo và nhân dân tiếp tục ủng hộ trong quá trình làm trong sạch các đối tượng gây hậu quả nghiêm trọng.
Khởi tố thêm bị cán vụ án Cục Lãnh sự và Vụ Việt Á
Với vụ án Cục Lãnh sự, đến nay cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 41 bị can (tăng 2 bị can so với lần họp báo trước), phong tỏa kê biên khoảng 80 tỷ đồng.
Với vụ Việt Á đã khởi tố 104 bị can (tăng 2 bị can so với lần họp báo trước). Cơ quan chức năng cũng đã tiến hành kê biên khoảng 1.700 tỷ đồng (tăng 30 tỷ đồng so với lần họp báo trước).
"Về mục tiêu, Bộ Công an sẽ cố gắng phấn đấu kết thúc điều tra trong quý I/2023. Tuy nhiên, án tại hồ sơ nên không loại trừ khả năng sẽ có thêm tình tiết mới", Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an thông tin./.
Vụ "bay giải cứu": Viện kiểm sát nêu lý do đề nghị "gỡ" án chung thân đối với 2 bị cáo Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao) và bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu cán bộ công an) được đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm giảm án từ chung thân xuống 20 năm tù. Sáng 26/12, phiên tòa xét...