Kết thúc điều tra vụ nhóm cán bộ đường sắt nhận tiền của Công ty JTC
Liên quan đến vụ nhận “lót tay” của nhóm cán bộ thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam từ Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC), ngày 4-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố 6 bị can về tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Các bị can bị đề nghị truy tố gồm: Trần Quốc Đông (SN 1964), nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên Giám đốc BQL các dự án đường sắt (RPMU); Phạm Hải Bằng (SN 1969) và Phạm Quang Duy (SN 1975), đều là Phó Giám đốc RPMU; Nguyễn Nam Thái (SN 1977), Trưởng phòng dự án 3 – RPMU; Trần Văn Lục (SN 1958) và Nguyễn Văn Hiếu, cùng nguyên Giám đốc RPMU.
Ngày 20-3-2014, truyền thông Nhật Bản đưa tin Giám đốc công ty JTC thừa nhận đã chi bất hợp pháp nhiều triệu Yên cho một số quan chức Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan để nhận được hợp đồng cho các dự án ODA. Riêng tại Việt Nam, JTC hối lộ cho một nhóm quan chức đường sắt trong giai đoạn từ năm 2008 – 2012 để được nhận thầu tư vấn dự án xây dựng đường sắt đô thị.
Video đang HOT
Tháng 4-2014, Bộ Ngoại giao đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thông tin có 3 đối tượng đã nhận hơn 69 triệu Yên (tương đương 11 tỷ đồng) của Công ty JTC để thực hiện gói thầu tư vấn kỹ thuật dự án Đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1, giai đoạn I).
Ngay sau đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo cơ quan CSĐT phối hợp với Bộ GTVT tiến hành điều tra xác minh, làm rõ thông tin trên.
Quá trình điều tra, CQĐT xác định khoảng tháng 9-2009, khi thống nhất các điều khoản của hợp đồng tư vấn thiết kế kỹ thuật với nhà thầu JTC, ông Phạm Hải Bằng khi đó giữ vai trò là Chủ nhiệm dự án đã đặt vấn đề và được đại diện JTC đồng ý hỗ trợ một khoản kinh phí. Sau đó, ông Bằng thông báo cho Phạm Quang Duy và Nguyễn Nam Thái biết để thực hiện.
Từ tháng 9-2009 đến tháng 2-2014, Duy và Thái nhiều lần nhận hỗ trợ từ phía nhà thầu, với tổng số tiền 11 tỷ đồng. Khoản tiền này được 3 bị can chia nhau quản lý, sử dụng; trong đó ông Bằng giữ 4,8 tỷ đồng. Các bị can khai đã sử dụng các khoản trên vào chi phí tổ chức lễ ký kết hợp đồng, hội họp, tiếp khách, đối ngoại… tuy nhiên các khoản chi đều không có chứng từ, sổ sách.
Ngoài ra, ông Bằng còn khai nhận đã trích từ nguồn tiền hỗ trợ của JTC để đưa cho các ông Trần Quốc Đông 30 triệu đồng; ông Trần Văn Lục 100 triệu đồng và Nguyễn Văn Hiếu 50 triệu đồng. Sau khi bị bắt giam, bị can Bằng đã tự nguyện nộp lại 970 triệu đồng, 7.000 USD và 2 sổ tiết kiệm trị giá hơn 900 triệu đồng.
Theo_An ninh thủ đô
Hàng loạt cán bộ đường sắt bị "trảm" vì "đục nước béo cò"
Một trưởng ga bị chỉ đạo yêu cầu cách chức, các nhân viên thuộc cấp thì bị đình chỉ công tác... Đây là kết quả của hành vi đẩy giá vận chuyển bằng tàu hỏa lên cao khi đường bộ bị "siết" về tải trọng.
Ngày 3/6, Trưởng ga Quảng Ngãi đã bị Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã yêu cầu lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt VN cách chức do liên quan tới việc đẩy giá vận cước đường sắt lên cao để trục lợi.
Nhiều cán bộ đường sắt tại ga Quảng Ngãi bị "trảm" vì đẩy giá vận chuyển lên cao.
Trước đó, ngày 2/6, Tổng công ty Đường sắt VN đã yêu cầu các ga Nha Trang, Diêu Trì và Xí nghiệp vận tải đường sắt Nghĩa Bình đình chỉ công tác đối với các nhân viên liên quan gồm: Nguyễn Tiến Phúc (nhân viên hóa vận ga Nha Trang), Nguyễn Xuân Bình (nhân viên hóa vận ga Diêu Trì), Nguyễn Văn Minh (nhân viên phụ trách chạy tàu ga Quảng Ngãi) để làm rõ, xử lý kỷ luật.
Cùng đó, lãnh đạo các ga và xí nghiệp nói trên cũng phải tự kiểm điểm trách nhiệm liên đới. Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Tổng công ty Đường sắt VN có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng này, kiên quyết xử lý nghiêm những cá nhân sai phạm, đặc biệt là xử lý trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.
Trước đó, cơ quan báo chí đã phản ánh vụ "Nhà tàu "đục nước béo cò", có nội dung cho rằng một số cán bộ, nhân viên ngành đường sắt lợi dụng nhu cầu vận chuyển bằng đường sắt tăng cao sau khi thực hiện siết chặt kiểm soát tải trọng phương tiện đường bộ đã tự ý đẩy giá lên cao nhằm trục lợi.
Theo Gia đình Xã hội
Vụ JTC hối lộ: Nếu Nhật Bản ngừng tài trợ, Việt Nam sẽ phải tự bỏ tiền Thư trương Bô Giao thông vân tai Nguyên Ngoc Đông cho biêt, theo quy đinh cua cac nha tai trơ, trong đo co ODA Nhât Ban, nêu tiên đươc dung không đung mục đích ho se không tai trơ nưa va Viêt Nam phai bo tiên đê thưc hiên dự án. Dư an đương săt đô thi Ha Nôi (tuyên sô 1) Yên...