Kết quả xét nghiệm giáo viên tiếng Anh người Nam Phi từ Đà Nẵng về bị đau họng, khó thở
Sáng sớm 6-8, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An cho biết đã có kết quả xét nghiệm Covid-19 đối với giáo viên người Nam Phi trở về từ TP Đà Nẵng tham gia dạy nhiều lớp tiếng Anh có biểu hiện đau họng, khó thở.
Sáng 6-8, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, PGS-TS Dương Đình Chỉnh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nghệ An, cho biết kết quả xét nghiệm lần 1 của nữ giáo viên dạy tiếng Anh 27 tuổi quốc tịch Nam Phi trú tại TP Vinh (Nghệ An) là âm tính với virus Sars-CoV-2.
Cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An đang giám sát chặt chẽ những người về từ Đà Nẵng
Trước đó, theo cơ quan chức năng, vào ngày 20-7, nữ giáo viên này đi từ TP Vinh vào TP Đã Nẵng nghỉ ở Quận Ngũ Hành Sơn. Đến sáng 23-7, sau khi đi xe khách từ Đà Nẵng về Nghệ An, người này ở trong căn hộ của Chung cư Bông Sen (phường Quang Trung). Sau đó, nữ giáo viên tiếp tục đi làm tại một trung tâm Anh ngữ trong tòa nhà Dầu khí trên địa bàn phường Quang Trung.
Theo khai báo y tế từ ngày 23 đến 27-7, nữ giáo viên này có tham gia giảng dạy 14 lớp tại trung tâm Anh ngữ nói trên. Đến khoảng 19 giờ 28-7, người này khai báo y tế tại Trạm Y tế phường Quang Trung và được hướng dẫn cách ly tại nhà.
Đến trưa 5-8, phiên dịch viên trung tâm Anh ngữ thông báo nữ giáo viên nêu trên có những triệu chứng bất thường.
Video đang HOT
Chiều cùng ngày, nữ giáo viên được đưa đến Trạm Y tế phường Quang Trung để cách ly và qua kiểm tra xuất hiện các triệu chứng: Đau họng, ho, khó thở, xuất huyết ra ngoài da và được lấy dịch hầu họng để xét nghiệm. Ngay sau đó, nữ giáo viên được đưa tới BV Đa khoa TP Vinh rồi sau đó được chuyển tới BV Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An để cách ly, theo dõi sức khỏe.
Chiều tối 5-8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đối với nữ giáo viên này.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 phường Quang Trung đã yêu cầu trung tâm Anh ngữ có nữ giáo viên tham gia giảng dạy tạm dừng mọi hoạt động và phun thuốc khử khuẩn toàn bộ phòng học, phòng làm việc… Rà soát tất cả những trường hợp có tiếp xúc gần với nữ giáo viên và đề nghị cách ly tại nhà đến khi có kết quả xét nghiệm của người này. Đồng thời, rà soát quá trình lưu trú, di chuyển của giáo viên người Nam Phi từ ngày ngày 23 đến ngày 28-7-2020.
Đà Nẵng: Nông dân điêu đứng, rau xanh chết khát cạnh con sông quê
Nhiều vùng rau tại Đà Nẵng đang dần chết khát và chết mặn bên cạnh vùng sông nước của chính mình.
Là nơi cung cấp đủ các loại rau như: Mùng tơi, rau muống, cải, bí đao, khổ qua... cho các chợ, siêu thị trên địa bàn TP. Đà Nẵng và một số vùng lân cận của tỉnh Quảng Nam, vùng rau La Hường đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán, nhiễm mặn sớm.
Vùng rau La Hường đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán, nhiễm mặn sớm.
Ghi nhận của PV Báo điện tử DANVIET.VN, tại đây, những giàn bầu, bí đang thời kỳ ra hoa, kết trái cháy khô, một số diện tích trồng rau tại đây bị cháy lá, héo úa, chết do tưới nước sông hoặc nước giếng khoan bị nhiễm mặn nặng. Nhiều hộ trồng rau ở La Hường đã dừng sản xuất rau, bỏ hoang đất vì không có giải pháp gì khắc phục. Một số hộ khác vẫn tiếp tục cầm cự, gieo trồng những loại rau có khả năng chống hạn tốt để mong có nguồn thu nhập.
Ông Nguyễn Thái (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) đang nhổ bỏ các cây cà tím đã đậu trái nhỏ bị chết héo do nước nhiễm mặn để trồng cà chua thay thế. Ông Thái kể trước đó mình cũng đã nhổ bỏ dần các cây rau dền đỏ, mồng tơi... bị héo, chết cũng vì nước tưới bị nhiễm mặn.
"Trồng rau mà nguồn nước năm nào vào tầm này cũng bị nhiễm mặn, nghĩ mà chán. Tuần trước, tôi quên nếm thử nước bơm từ sông Cẩm Lệ lên nên có gần 50% diện tích trồng các loại rau bị héo, cháy lá, chết do tưới phải nước bị nhiễm mặn nặng. Nước giếng khoan tại thửa đất trồng rau của tôi cũng bị phèn và nhiễm mặn nặng nên cũng không thể tưới được", ông Thái than thở.
Đa số các hộ trồng rau ở vùng rau La Hường đều khoan giếng ngầm để tưới rau trong các tháng mùa hè và mùa thu khi nguồn nước sông Cẩm Lệ bị nhiễm mặn nặng. Theo phản ánh của người trồng rau, hiện chỉ còn một giếng khoan ở khu vực có địa hình cao là chưa bị nhiễm mặn nên nhiều người phải nối ống dẫn nước từ giếng này về thửa đất của mình để tưới cho rau.
Nhiều loại rau phải buộc phải ngắt bỏ vì bị nhiễm mặn.
Ông Trần Trọng Luận (trú phường Hòa Thọ Đông) cho hay: "Xung quanh thửa đất của tôi có 4 giếng khoan đều đã bị nhiễm mặn nặng, không thể tưới rau được. Gia đình tôi canh tác khoảng 2.400m2 rau, nhưng đã bị thiệt hại hơn 50% diện tích vì nước tưới bị nhiễm mặn. Nguồn nước bị nhiễm mặn sớm hơn so với mọi năm 2 tháng là do việc thi công đập tạm ngăn mặn trên sông Cẩm Lệ chưa hoàn thành nên khi có nước ngọt từ thượng nguồn xuống thì nước mặn bị "mắc kẹt" tại đập ngăn mặn chính, không đẩy xuống hạ lưu đập được", ông Luận nói.
Tương tự, tại khu vực ven sông Cầu Đỏ thuộc thôn Tây An, xã Hòa Châu (huyện Hòa Vang) hay vùng rau ven sông Yên ở thôn Cẩm Nê, xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang), nhiều hộ trồng rau đã khoan giếng và bơm nước giếng khoan lên tưới rau, không bơm nước từ dưới sông lên tưới vì lo ngại tưới nhầm nước mặn gây chết rau, nhất là cây ớt.
Bà Lý Khuê, một hộ dân ở đây, cho biết: "Mặc dù ở ven sông nhưng do sông bị nhiễm mặn nên đất cằn cỗi và khó trồng cây. Chúng tôi chỉ trồng được đậu phụng và mè, nhưng vụ đậu phụng năm nay năng suất rất thấp. Bây giờ chúng tôi bỏ những vồng đậu bị cằn cỗi, chết vì hạn hán và nước nhiễm mặn để chuyển sang trồng mè nhưng do trời quá khô hạn, lại không thể múc nước sông lên tưới được, trời phải mưa mới có hy vọng thu hoạch được nhiều".
Nông dân không còn "mặn mà" với việc canh tác.
Trao đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN, ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Hợp tác xã Rau an toàn La Hường cho biết: "Hiện có nhiều diện tích rau đã bị thiệt hại nhẹ do nguồn nước tưới từ sông Cẩm Lệ và giếng khoan đều đã bị nhiễm mặn. Chúng tôi đã động viên các hộ trồng rau nối ống dẫn nước từ giếng khoan ở khu vực chưa bị nhiễm mặn về tưới cho rau; đồng thời, đề nghị Phòng Kinh tế (UBND quận Cẩm Lệ) hỗ trợ khảo sát, khoan thêm một số giếng nước để phục vụ tưới cho vùng rau".
Ông Phạm Hồng Vân, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, việc xâm nhập mặn đang ảnh hưởng diện tích trồng rau, màu ven sông Cẩm Lệ. Hiện có 4ha trồng rau ở vùng rau La Hường và khoảng 30 giếng khoan nước ngầm để lấy nước tưới tại đây bị nhiễm mặn. Với tình hình như vậy và chưa giải quyết được tình hình xâm nhập mặn sâu vào sông Cẩm Lệ khuyến cáo người dân nên ít trồng các loại rau cần nhiều nước tưới tại khu vực tưới của 30 giếng khoan này để hạn chế thiệt hại".
"Đơn vị đã có báo cáo về việc vùng rau La Hường bị nhiễm mặn, gây chết rải rác một số diện tích rau đến các đơn vị chức năng và chính quyền địa phương để sớm có giải pháp ứng phó", ông Vân cho hay.
Theo Danviet
Số ca nghi nhiễm giảm nhẹ Tính đến 8h ngày 19/3, cả nước có 122 người nghi ngờ nhiễm nCoV và hơn 42.000 người từ vùng dịch về được theo dõi sức khỏe. Con số nghi nhiễm giảm 4 trường hợp so với hôm qua, vẫn ở mức cao. Trong số này, 95 người mới cách ly trong ngày, 22 trường hợp cũ tiếp tục theo dõi. Số liệu...