Kết quả Việt Nam diễn tập chiến đấu với tên lửa S-125-2TM
Quân chủng PK-KQ vừa tổ chức thành công Diễn tập chiến thuật phân đội hỏa lực Tên lửa phòng không S-125-2TM sau nâng cấp (kéo dài từ ngày 5-8/7).
Kết quả Diễn tập
Một trong những nội dung được quan tâm nhất trong Diễn tập là phần báo cáo kế hoạch chiến đấu của Tiểu đoàn trưởng. Thiếu tá Vương Hữu Hải – Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 123, Trung đoàn 284 (Sư đoàn 365) chia sẻ:
“Phần báo cáo kế hoạch và chỉ huy hiệp đồng là nội dung khó nhất của Diễn tập, nó đòi hỏi người chỉ huy phải có tư duy nhạy bén, linh hoạt, nghiên cứu kỹ tình hình để tìm ra cách đánh phù hợp, phát huy được tính năng của khí tài…”.
Trong khin đó, Thiếu tướng Lê Văn Ngọc – Phó Tham mưu trưởng Quân chủng, Trưởng Ban Tổ chức Diễn tập cho biết: “Diễn tập lần này sát với thực tế chiến đấu, chủ yếu là xử trí các tình huống vào ban đêm, sử dụng ít ánh sáng; khí tài thường xuyên cơ động ở trận địa mới… nhằm nâng cao tư duy cho Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên về xây dựng trận địa, kế hoạch chiến đấu, trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tiễn, xác định đối tượng tác chiến, hướng tiến công của địch…”.
Triển khai chiến đấu với tên lửa S-125-2TM ban đêm.
Để Diễn tập sát với thực tế chiến đấu, Ban Tổ chức yêu cầu phần thực hành thu hồi, triển khai bệ phóng, làm công tác chuẩn bị chiến đấu, tháo nạp đạn vào bao đêm. Đây là một trong những nội dung khó đòi hỏi có sức khỏe bền bỉ, dẻo dai, hiệp đồng chặt chẽ, thận trọng, tỉ mỉ…
“Hội thi lần này đã đánh giá thực chất kết quả huấn luyện khí tài cải tiến S-125-2TM của các phân đội hỏa lực. Nhìn chung, các tiểu đoàn trưởng đã nắm chắc phần lý thuyết, thực hành các nội dung đạt mục đích, yêu cầu đề ra, đảm bảo an toàn”, Thiếu tướng Nguyễn Quang Tuyến – Phó Tư lệnh Quân chủng, Trưởng Ban Chỉ đạo Diễn tập nhận xét.
Video đang HOT
Khác biệt sau nâng cấp
Được biết, phiên bản S-125-2TM nâng cấp thuộc Dự án P – Nâng cấp tên lửa phòng không S-125 Pechora (SA-3 Goa) theo chuyển giao công nghệ của Công ty Tetraedr (Cộng hòa Belarus) do Nhà máy A-31 thực hiện.
Gói nâng cấp này chủ yếu tập trung vào cải tiến radar điều khiển hỏa lực, trang bị an-ten mới, bổ sung phầm mềm lái tự động mới, bộ vi xử lý mới. Radar nâng cấp cho phép cung cấp kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.
Sau khi nâng cấp, cự ly phát hiện mục tiêu của S-125-2TM tăng lên 100 km (so với 80 km trước khi nâng cấp), độ cao tối đa phát hiện mục tiêu đạt 25 km (so với 18 km trước khi nâng cấp).
Tên lửa của S-125-2TM có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay với vận tốc 900 m/s ở cự ly 35 km (trước khi nâng cấp chỉ tiêu diệt được mục tiêu bay với vận tốc 700 m/s, cự ly 25 km). Khả năng kháng nhiễu của hệ thống đạt 2.700 W/MHz (vượt trội rất lớn so với trước khi nâng cấp là 24 W/MHz), thời gian triển khai chiến đấu chỉ mất 20 phút.
Tỷ lệ tiêu diệt các mục tiêu bay của hệ thống S-125-2TM như sau: Với máy bay chiến đấu: từ 85 – 96 % (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 45 – 87%)- Với trực thăng: từ 40 – 80% (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 17 – 67%). Với tên lửa hành trình: từ 30 – 85% (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 4 – 48%).
Việc nâng cấp hệ thống S-125 lên chuẩn S-125-2TM giúp cho lực lượng phòng không Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu của tác chiến hiện đại với chi phí bỏ ra rất thấp so với việc mua mới các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại hơn.
Theo Đất Việt
Việt Nam diễn tập chiến đấu với tên lửa S-125-2TM
Hôm 5/7, Quân chủng PK-KQ đã tổ chức Lễ khai mạc Diễn tập chiến thuật tên lửa phòng không S-125-2TM sau nâng cấp.
Khác biệt sau nâng cấp
Được biết, phiên bản S-125-2TM nâng cấp thuộc Dự án P - Nâng cấp tên lửa phòng không S-125 Pechora (SA-3 Goa) theo chuyển giao công nghệ của Công ty Tetraedr (Cộng hòa Belarus) do Nhà máy A-31 thực hiện.
Gói nâng cấp này chủ yếu tập trung vào cải tiến radar điều khiển hỏa lực, trang bị an-ten mới, bổ sung phầm mềm lái tự động mới, bộ vi xử lý mới. Radar nâng cấp cho phép cung cấp kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.
Sau khi nâng cấp, cự ly phát hiện mục tiêu của S-125-2TM tăng lên 100 km (so với 80 km trước khi nâng cấp), độ cao tối đa phát hiện mục tiêu đạt 25 km (so với 18 km trước khi nâng cấp).
Tên lửa S-125-2TM trong diễn tập chiến đấu.
Tên lửa của S-125-2TM có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay với vận tốc 900 m/s ở cự ly 35 km (trước khi nâng cấp chỉ tiêu diệt được mục tiêu bay với vận tốc 700 m/s, cự ly 25 km). Khả năng kháng nhiễu của hệ thống đạt 2.700 W/MHz (vượt trội rất lớn so với trước khi nâng cấp là 24 W/MHz), thời gian triển khai chiến đấu chỉ mất 20 phút.
Tỷ lệ tiêu diệt các mục tiêu bay của hệ thống S-125-2TM như sau: Với máy bay chiến đấu: từ 85 - 96 % (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 45 - 87%)- Với trực thăng: từ 40 - 80% (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 17 - 67%). Với tên lửa hành trình: từ 30 - 85% (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 4 - 48%).
Việc nâng cấp hệ thống S-125 lên chuẩn S-125-2TM giúp cho lực lượng phòng không Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu của tác chiến hiện đại với chi phí bỏ ra rất thấp so với việc mua mới các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại hơn.
S-125-2TM bảo vệ bầu trời Việt Nam
Đơn vị đầu tiên được trang bị hệ thống S-125-2TM là Tiểu đoàn 152 - Trung đoàn tên lửa 250 (Đoàn tên lửa Thăng Long). Với trọng trách lớn, các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn tên lửa 250 nói chung và Tiểu đoàn 152 nói riêng luôn nỗ lực hết mình để làm chủ vũ khí trang bị hiện đại, bảo vệ công trình đặc biệt quan trong và hướng chiến lược Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội.
Đơn vị thứ 2 tiếp nhận tên lửa S-125-2TM chính là Tiểu đoàn 122, Trung đoàn tên lửa 284 (Đoàn tên lửa Sông La). Đây là đơn vị chốt chặn hướng Đông - Đông Bắc Thủ đô Hà Nội và sẵn sàng cơ động bảo vệ các mục tiêu và tuyến giao thông trọng yếu.
Đến nay, qua 5 năm tiếp nhận vũ khí trang bị mới, các đơn vị này đều đã làm chủ hoàn toàn vũ khí trang bị mới và có những tổng kết, ý kiến góp ý cho nhà sản xuất để có thêm những cải tiến hữu ích trên các bộ khí tài S-125-2TM tiếp theo.
Báo Phòng không - Không quân cho biết, trong Đợt Diễn tập chiến thuật kíp chiến đấu phân đội hỏa lực tên lửa phòng không S-125-2TM năm 2016 tổ chức tại Quang Nam của Quân chủng PK-KQ, toàn bộ các kíp chiến đấu của những đơn vị được trang bị dòng tên lửa này đều tham gia.
Đó là Trung đoàn 250 (Sư đoàn 361); Trung đoàn 213 (Sư đoàn 363); Trung đoàn 284 (Sư đoàn 365); Trung đoàn 276 (Sư đoàn 367); Trung đoàn 282 (Sư đoàn 375).
Như vậy là chỉ sau vài năm triển khai Dự án P, đến nay cả ba miền Bắc - Trung - Nam đều đã được các tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM hiện đại bảo vệ. Cụ thể, các Sư đoàn 361, 363, 365 "trấn giữ" miền Bắc, Sư đoàn 375 "đan trời" miền Trung còn Sư đoàn 367 "bảo vệ" vùng trời miền Nam.
Clip phòng không Việt Nam diễn tập chiến đấu với S-125-2TM
Theo Đất Việt
Cả 3 miền đều đã được bảo vệ bởi tên lửa phòng không cải tiến Ngày 5-7 vừa qua, Quân chủng PK-KQ đã tổ chức Lễ khai mạc Diễn tập chiến thuật tên lửa phòng không S-125-2TM với sự tham gia của tất cả các đơn vị được trang bị dòng tên lửa này. Cả 3 miền đều đã được bảo vệ bởi tên lửa phòng không cải tiến Bàn tay khối óc người Việt nâng tầm tên...