Kết quả thu thuế khả quan
6 tháng đầu năm, hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch phục hồi và dần trở lại ổn định đã tác động tích cực đến hoạt động thu thuế địa phương.
Trong đó, nhiều khu vực, chỉ tiêu, sắc thuế đạt trên 50% dự toán pháp lệnh.
Thu thuế bằng 67,3% dự toán pháp lệnh
Theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh, tổng thu nội địa 6 tháng đầu năm đạt gần 6.689 tỷ đồng, bằng 67,3% dự toán pháp lệnh, tăng 396 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2021. Có 14/16 khoản thu đạt trên 50% dự toán pháp lệnh như: Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 558,1 tỷ đồng, bằng 72,5% dự toán; thu từ doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh ngoài quốc doanh đạt gần 1.586 tỷ đồng, bằng 66,8% dự toán; thu tiền cho thuê mặt đất mặt nước 112,7 tỷ đồng, bằng 62,6% dự toán pháp lệnh; thu khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương gần 1.512 tỷ đồng, bằng 59,5% dự toán; thu từ hộ gia đình và cá nhân kinh doanh đạt 128,5 tỷ đồng, bằng 56,1% dự toán… Tuy nhiên, có 2/16 khoản thu đạt dưới 50% dự toán pháp lệnh gồm: Thu cổ tức và lợi nhuận được chia đạt 77,8 tỷ đồng, bằng 49% dự toán pháp lệnh; thu từ thuế bảo vệ môi trường đạt 467,7 tỷ đồng, bằng 47,7 dự toán.
Video đang HOT
Khách du lịch tại Bến tàu du lịch Nha Trang. Ảnh: Đình Lâm
6 tháng đầu năm phát sinh các khoản thu đột biến như: Thu thuế thu nhập cá nhân tăng cao do hoạt động chuyển nhượng bất động sản; khoản thu từ lệ phí trước bạ do lượt hồ sơ giao dịch tài sản, bất động sản tăng. Ngoài ra, thu từ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tăng do đây là năm đầu áp dụng giá đất chu kỳ 5 năm nên nhiều hộ gia đình nộp thuế một lần cho 5 năm. Bên cạnh đó, Cục Thuế đã chú trọng khai thác các nguồn thu, lĩnh vực dư địa (thuế nhà thầu các dự án; thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản và khai thác tài nguyên khoáng sản…); đồng thời theo dõi và đôn đốc nguồn thu phát sinh từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã phục hồi và tăng trưởng.
Đôn đốc, thu hồi nợ thuế
Thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ miễn, giảm, gia hạn nộp thuế của Quốc hội và Chính phủ cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân (người nộp thuế) với các chính sách điển hình như: Miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 15 của Chính phủ về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; Nghị định số 34 của Chính phủ về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất năm 2022; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu… Tuy số tiền nợ thuế trên địa bàn tỉnh giảm hơn so với cuối năm 2021 nhưng vẫn còn cao.
Tính đến ngày 30-6, tổng số tiền thuế nợ hơn 1.276 tỷ đồng, giảm 5,2% so với thời điểm ngày 31-12-2021; tỷ lệ tổng nợ thuế trên tổng số thu là 12,8%. Trong đó, lĩnh vực sản xuất kinh doanh có số nợ thuế hơn 900,6 tỷ đồng, chiếm 65% trong tổng số thuế nợ phải thu. Tuy đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng một số doanh nghiệp nợ thuế lớn điển hình (có tổng số tiền nợ thuế hơn 276,3 tỷ đồng) vẫn chây ì. Từ đầu năm, hoạt động sản xuất kinh doanh đã dần phục hồi nên ngành thuế cũng tăng cường công tác quản lý và thu hồi nợ thuế năm trước chuyển sang. Kết quả, đến cuối tháng 6, toàn tỉnh đã thu và xử lý giảm 305 tỷ đồng, đạt 40,4% nợ thuế thông thường năm 2021 chuyển sang. Tuy nhiên, việc thu hồi nợ thuế trong các tháng đầu năm 2022 đạt hiệu quả không cao; khó cưỡng chế do đang có khiếu nại, khiếu kiện; khoản thu từ đất của các dự án gặp vướng mắc, nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do chưa được giao mặt bằng; khó cưỡng chế đối với người nợ thuế là cá nhân do không có được thông tin về nhân thân, tài sản, tài khoản hiện có… Việc cưỡng chế hóa đơn cũng không đạt hiệu quả, do phần lớn doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán, không có nhu cầu sử dụng hóa đơn nên dẫn đến tỷ lệ thu nợ đạt thấp.
Ông Lương Xuân Thu – Trưởng phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh cho biết, 6 tháng cuối năm, ngành Thuế phấn đấu thu tối thiểu 80% nợ năm 2021 chuyển sang; đồng thời tiếp tục đôn đốc thu, xử lý nợ thuế từng tháng, quý để giảm tỷ lệ nợ thuế vào cuối năm. Cục Thuế tỉnh đã phân công, giao nhiệm vụ và gắn trách nhiệm thu nợ, xử lý nợ đọng thuế cụ thể cho từng lãnh đạo, công chức tham gia quản lý nợ thuế; phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thu hồi nợ thuế tỉnh. Bên cạnh đó, đơn vị tiếp tục thực hiện quy định về xử lý các khoản nợ không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước; tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo các quy định của Bộ Tài chính.
Quý I có 16 khoản thu, sắc thuế đạt trên 25%
Ngày 1/4, Tổng cục Thuế cho biết, quý I/2022, tổng thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý ước đạt 389.320 tỷ đồng, bằng 33,1% so với dự toán pháp lệnh và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2021.
So với dự toán có 16/19 khoản thu, sắc thuế đạt trên 25%; trong đó một số khoản thu lớn như: khu vực doanh nghiệp nhà nước ước đạt 27,5%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 30%; khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh ước đạt 34%; thuế thu nhập cá nhân ước đạt 43,3%; thuế bảo vệ môi trường ước đạt 25,9%; thu lệ phí trước bạ ước đạt 30,3%; thu phí, lệ phí ước đạt 27,3%; thu tiền sử dụng đất ước đạt 38%...
Theo Tổng cục Thuế, thu ngân sách quý I/2022 đạt khá về tiến độ thực hiện dự toán và tăng so cùng kỳ là do tình hình dịch bệnh trên cả nước tiếp tục được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn đánh giá, thu ngân sách quý I đạt kết quả tương đối khả quan. Tuy nhiên, các đơn vị cần tiếp tục rà soát kỹ nắm bắt từng nguồn thu, sắc thuế chi tiết đến từng tháng, từng khu vực, sắc thuế để đánh giá dự báo sát diễn biến, tình hình thu, từ đó tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục Thuế phương án điều hành ngân sách cho phù hợp.
Đặc biệt, theo Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn, trong bối cảnh từ 1/4/2022, thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm 50% và giảm 70% đối với mặt hàng dầu hỏa sẽ làm nguồn thu ngân sách giảm trên 20.000 tỷ đồng.
Đối với quản lý nợ, cơ quan thuế các cấp cần chủ động phân tích nguyên nhân từng khoản nợ thuế, tính chất nợ tại các địa phương để Tổng cục có giải pháp xử lý, thu hồi nợ thuế hiệu quả. Bên cạnh đó, Vụ Quản lý nợ cần tận dụng tối đa các ứng dụng công nghệ thông tin sẵn có, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ chủ động và đề xuất phương án tháo gỡ kịp thời. Ngoài ra, cần sớm tổ chức sơ kết đánh giá tình hình, kết quả triển khai xử lý khoanh nợ, xóa nợ theo Nghị quyết số 94 của Quốc hội.
Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn cũng yêu cầu các Cục Thuế khẩn trương hoàn thành các cuộc thanh kiểm tra còn tồn từ năm 2021 chuyển sang và triển khai thực hiện thanh kiểm tra theo kế hoạch năm 2022 đã được phê duyệt, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện thanh, kiểm tra theo chuyên đề hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp rủi ro cao về thuế.
Về triển khai đề án hóa đơn điện tử giai đoạn 2 trên phạm vi cả nước. Đây là nhiệm vụ quan trọng của toàn ngành trong quý II năm 2022. Để chuẩn bị triển khai chính thức Lễ công bố triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trên cả nước dự kiến vào giữa tháng 4/2022, Tổng cục Thuế đề nghị các đơn vị khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ cấp bách phải thực hiện tại Tổng cục Thuế và các Cục Thuế (57 cục còn lại thuộc giai đoạn 2) theo đúng tiến độ, thời gian quy định.
Lãnh đạo ngành Thuế khẳng định, trong thời gian tới, cơ quan thuế sẽ khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển khai đề án máy tính tiền và đề án phát hành xổ số kiến thiết theo mã hóa đơn để khuyến khích người tiêu dùng lấy hóa đơn khi mua bán hàng hóa. Qua đó góp phần giúp ngành thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Số thu ngân sách tăng mạnh nhờ dầu thô và tiền thuê đất Số thu từ dầu thô và hoạt động chuyển nhượng bất động sản tăng nhanh góp phần giúp thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2022 của ngành thuế đạt 775.262 tỉ đồng, tăng 17,6% so với cùng giai đoạn năm 2021. Ông Cao Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cho biết như trên tại hội nghị sơ kết công tác...