Kết quả thử nghiệm vaccine ngừa cúm và COVID-19 của Pfizer và BioNTech chưa đạt hiệu quả mong muốn
Hai công ty dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) ngày 16/8 thông báo cuộc thử nghiệm giai đoạn 3, cũng là giai đoạn cuối vaccine mRNA tổng hợp chống cúm và COVID-19, đã không đạt được một trong hai mục tiêu chính của nghiên cứu.
Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Cụ thể, hai nhà sản xuất dược phẩm trên cho biết vaccine thử nghiệm đã tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ đối với virus cúm A so với vaccine cúm tiêu chuẩn, nhưng lại cho kết quả yếu hơn đối với chủng cúm B. Về phòng chống virus SARS-CoV-2 gây COVID-19, vaccine mới đạt hiệu quả tương tự vaccine trước đó mà hai công ty hợp tác phát triển và đã được cấp phép lưu hành. Hiện cả hai công ty đang cùng thảo luận và phối hợp với các cơ quan y tế đánh giá điều chỉnh vaccine.
Tham gia giai đoạn 3 thử nghiệm này có 8.000 người trưởng thành. Kết quả thử nghiệm cho thấy vaccine không gặp bất cứ vấn đề nào về tính an toàn.
Video đang HOT
Pfizer cũng cho biết hãng đã tiến hành thử nghiệm giai đoạn 2 đối với một loại vaccine phòng cúm mRNA thế hệ thứ hai đang trong quá trình phát triển. Kết quả thử nghiệm cho thấy sản phẩm tạo ra phản ứng mạnh mẽ đối với cúm A và B, không có vấn đề về an toàn. Dự kiến, ngày 17/8, Pfizer sẽ công bố dữ liệu cụ thể cuộc thử nghiệm có 450 người tham gia này.
Phương pháp mRNA xuất hiện lần đầu tiên với vaccine ngừa SARS-CoV2 của Pfizer-BioNTech. Đây là một trong những loại vaccine đầu tiên ngừa COVID-19 được phê duyệt ở các nước phương Tây vào cuối năm 2020.
Tháng 11/2022, Pfizer và BioNTech lần đầu tiên công bố kế hoạch sử dụng cùng một công nghệ để phát triển vaccine kết hợp phòng COVID-19 và cúm. Giai đoạn 1 và 2 thử nghiệm cho thấy vaccine đã tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ chống lại cả hai căn bệnh trên.
Phần Lan là quốc gia đầu tiên tiêm phòng cúm gia cầm cho người
Ngày 25/6, cơ quan y tế Phần Lan thông báo nước này có kế hoạch tiêm vaccine phòng cúm gia cầm sớm nhất trong tuần tới cho một số công nhân tiếp xúc với động vật.
Theo đó, Phần Lan sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai việc này.
Theo Ủy ban châu Âu (EC), Phần Lan đã mua vaccine phòng cúm gia cầm cho 10.000 người. Hoạt động này nằm trong một kế hoạch chung của Liên minh châu Âu (EU) mua 40 triệu liều vaccine của nhà sản xuất CSL Seqirus cung cấp cho 15 quốc gia thành viên.
Viện Nghiên cứu y tế và phúc lợi Phần Lan (THL) cho biết vaccine sẽ được sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao lây nhiễm cúm gia cầm do công việc hoặc các lý do khác.
Trong những năm gần đây, chủng cúm gia cầm H5N1 đã khiến hàng trăm triệu con gia cầm chết hoặc phải tiêu hủy trên toàn cầu và đang ngày càng lây lan sang động vật có vú, bao gồm các đàn bò ở Mỹ. Một số trường hợp lây nhiễm ở người cũng đã được ghi nhận.
Tuy nhiên, theo THL, tại Phần Lan chưa phát hiện virus này ở người. Nước này muốn triển khai tiêm vaccine để sớm ngăn chặn nguy cơ lây truyền từ các trang trại nuôi động vật lấy lông.
Năm 2023, các trang trại nuôi động vật lấy lông ở Phần Lan, chủ yếu nuôi ngoài trời, đã phải tiêu hủy khoảng 485.000 con để ngăn chặn virus lây lan giữa các vật nuôi cũng như lây sang người.
Xét xử tranh chấp giữa Moderna với Pfizer về bằng sáng chế vaccine phòng COVID-19 Ngày 23/4, Tòa án cấp cao tại London (Anh) bắt đầu xét xử tranh chấp giữa các hãng dược Pfizer/BioNTech với Moderna liên quan bằng sáng chế công nghệ vaccine phòng COVID-19. Trụ sở hãng dược Pfizer ở New York, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Hãng Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) đã kiện Moderna lên tòa án tại London vào tháng 9/2022, tìm...