Kết quả thăm dò dư luận trước bầu cử Mỹ chính xác tới mức nào?

Theo dõi VGT trên

Các đơn vị thăm dò dư luận trước thềm bầu cử Mỹ phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng cũng đã có sự điều chỉnh trước cuộc bầu cử năm nay.

Kết quả thăm dò dư luận trước bầu cử Mỹ chính xác tới mức nào? - Hình 1

Các kết quả thăm dò thường không thể hiện hoàn chỉnh quan điểm của người Mỹ trước thềm bầu cử (Ảnh: Reuters).

Khi nhắc đến thăm dò dư luận trước bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, nhiều người Mỹ sẽ coi đây là một sai lầm lớn. Đa số cuộc khảo sát khi đó cho rằng bà Hillary Clinton sẽ thắng cử. Kết quả, người chiến thắng lại là ông Donald Trump. Trên thực tế, các tổ chức khảo sát đã đán.h giá thấp sự ủng hộ dành cho ông Trump tại các bang chiến địa.

Tuy nhiên, báo New York Times chỉ ra, số liệu thăm dò ở quy mô toàn quốc khá tương đồng với số phiếu phổ thông, chỉ số mà bà Hillary Clinton xếp trên.

Với một cuộc bầu cử sát sao như năm 2024, thăm dò dư luận càng thêm khó khăn. Một số kết quả thăm dò chỉ ra bà Harris dẫn trước, số khác cho rằng người dẫn trước là ông Trump.

“Sự thật là thăm dò dư luận – và các mô hình chủ yếu dựa vào kết quả thăm dò để dự báo kết quả – không thể tự tin dự đoán những gì xảy ra vào ngày 5/11 tới”, ông Brian Klaas, phó giáo sư chính trị toàn cầu tại trường University College London (UCL), viết trên trang tin Atlantic.

Khó khăn bủa vây

Trong mỗi cuộc bầu cử, kết quả thăm dò đều có mức độ chênh lệch nhất định với kết quả cuối cùng. Đây là điều không thể tránh khỏi vì các đơn vị thăm dò chỉ có thể ước đoán những ai sẽ thực sự đi bầu. Bên cạnh đó, nhiều người chỉ đưa ra quyết định khi tới hòm phiếu. Một số sự kiện đột xuất cũng có thể xuất hiện ở những phút cuối cùng.

Từ bài học của năm 2016, giới phân tích chính trị đã chỉ ra điểm yếu của các cuộc thăm dò dư luận là không thể xác định đầy đủ các “điểm mù” trong quan điểm của cử tri.

Rất nhiều người cảm thấy xấu hổ và không dám thừa nhận mình sẽ bầu cho ông Trump, ứng viên gây tranh cãi hàng đầu trong lịch sử nước Mỹ hiện đại. Do đó, dữ liệu thu thập được không chính xác. Trên thực tế, kết quả phân tích của New York Times cũng cho thấy mức độ sai lệch cao hơn trong các cuộc bầu cử có sự hiện diện của ông Trump.

“Tên ông Trump trên lá phiếu, vì lý do nào đó, khiến việc thăm dò dư luận khó khăn hơn”, ông Berwood Yost, Giám đốc Trung tâm thăm dò dư luận thuộc Đại học Franklin & Marshall, bang Pennsylvania, nhận xét.

Bên cạnh đó, việc chọn mẫu cũng đôi lúc không hoàn toàn hoàn hảo. Trong cuộc bầu cử năm 2016, nhóm cử tri có trình độ giáo dục thấp đã không được tính đến đầy đủ, một phần do tỷ lệ phản hồi của nhóm này thấp hơn với những người có trình độ giáo dục cao.

Tỷ lệ người trả lời điện thoại của các trung tâm thăm dò cũng có xu hướng giảm.

“Mọi người không trả lời điện thoại. 10 năm trước, bạn có thể phải gọi 20 người để có người bạn cần. Giờ đây, con số đấy tăng gấp đôi: Phải gọi 40 người để tìm thấy người bạn cần. Do đó, các cuộc thăm dò mất nhiều thời gian và tốn nhiều tiề.n bạc hơn”, bà Rachael Cobb, giáo sư chính trị học tại Đại học Suffolk, nói với CNBC.

Sự phân cực trong đội ngũ cử tri cũng khiến các cuộc thăm dò gặp thêm khó khăn. Bà Lonna Atkeson, giáo sư nghiên cứu về quan điểm dư luận tại Đại học bang Florida, cho biết từng nhận được những email trả lời thẳng thừng sẽ không tham gia thăm dò, thậm chí chỉ trích bà “tẩy não” tr.ẻ e.m.

Dữ liệu trong bốn thập niên qua được New York Times phân tích cho thấy kết quả thăm dò có thể thiên lệch ở cả hai đảng. Mức độ chính xác cũng tương đối khác biệt kể cả với hai cuộc bầu cử gần nhau. Ví dụ, sau chênh lệch lớn năm 2020, các đơn vị bầu cử đưa ra dự đoán tương đối chính xác trước bầu cử giữa kỳ năm 2022.

Trước cuộc bầu cử tổng thống năm nay, các hãng thăm dò đang tìm mọi cách để cải thiện dự đoán của mình. Một số quan tâm tới các nhóm cử tri khác nhau, trong khi số khác quan tâm nhiều hơn đến các cử tri thiếu kiên nhẫn, không trả lời hết tất cả câu hỏi.

Kết quả thăm dò dư luận trước bầu cử Mỹ chính xác tới mức nào? - Hình 2

Ứng viên Kamala Harris và đối thủ Donald Trump (Ảnh: AFP).

Ông Don Levy, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đại học Siena (SCRI), đơn vị tổ chức thăm dò dư luận cùng New York Times, cho biết nếu tính đến nhóm cử tri trên, kết quả thăm dò sẽ dịch chuyển “khoảng 1,25 điểm phần trăm về phía ông Trump”. Năm nay, SCRI dành nhiều suất phỏng vấn hơn cho các cử tri được phân loại “ở nông thôn, khả năng cao bầu cho ông Trump”.

“Nếu bạn coi họ là các viên kẹo M&M – cử tri bầu cho ông Trump là kẹo đỏ chẳng hạn – chúng tôi đã cho thêm một số viên kẹo đỏ vào hũ”, ông Levy nói với CNBC.

Bang nào có kết quả thăm dò dễ sai nhất?

Độ chính xác của kết quả thăm dò dư luận cũng có sự chênh lệch giữa các bang. Ông Nathaniel Rakich, chuyên gia phân tích bầu cử của trang web FiveThirtyEight, đã tính toán mức độ sai lệch với kết quả thăm dò dư luận trong vòng 21 ngày trước bầu cử tại các bang, tính từ năm 1998 đến nay. Kết luận rút ra là kết quả tại một số bang thường chính xác hơn hẳn các bang khác.

Với mức độ sai lệch trung bình 3,3 điểm phần trăm, kết quả thăm dò toàn quốc thường chính xác nhất. Đây là điều không mấy bất ngờ do dân số cả nước lớn hơn nên đơn vị khảo sát dễ xác định mẫu hơn. Bên cạnh đó, các cuộc đua vào thượng viện và thống đốc – vốn chỉ giới hạn ở quy mô một bang – thường dễ sai lệch hơn bầu cử tổng thống.

Xét đến các bang riêng lẻ, Colorado, Virginia và Oregon thường có kết quả thăm dò chính xác nhất. Tuy nhiên, đối với giới quan sát chính trị, dữ liệu này không có quá nhiều tác dụng, khi cả 3 bang đều được dự đoán sẽ bầu cho bà Harris.

Điều họ chú ý hơn sẽ là kết quả tại 4 bang chiến địa thuộc “Vành đai Mặt Trời” phía Tây và Nam nước Mỹ gồm Nevada, Bắc Carolina, Arizona và Georgia. 4 bang này đều nằm trong số những nơi ghi nhận tỷ lệ sai lệch thấp nhất, dao động từ 3,8 đến 4,1 điểm phần trăm.

Nếu chỉ tính từ năm 2016 đến nay, tỷ lệ sai lệch của Nevada thậm chí chỉ là 3,3 điểm phần trăm, thấp hơn mức ghi nhận trên cả nước cùng kỳ (3,9 điểm). Đây là điều tương đối bất ngờ vì Nevada bị coi là bang khó thăm dò dư luận do người dân ở đây có xu hướng đổi chỗ ở thường xuyên hơn và làm trái giờ nhiều hơn các bang khác.

Ngược lại, số liệu thăm dò dư luận ở các bang chiến địa miền Bắc ít tin cậy hơn, dù vẫn chính xác hơn mức trung bình. Tính từ năm 1998, mức sai lệch tại Pennsylvania và Wisconsin là 4,6 điểm phần trăm, trong khi tại Michigan là 4,9 điểm phần trăm.

Đặc biệt, Wisconsin có tiếng là bang rất dễ ghi nhận kết quả sai lầm. Năm 2020, ABC News/Washington Post từng đán.h giá ông Biden dẫn trước 17 điểm phần trăm tại bang này. Kết quả chung cuộc, ông Biden chỉ đán.h bại ông Trump với 0,83 điểm phần trăm chênh lệch.

Tuy nhiên, Wisconsin chưa phải bang khó thăm dò dư luận nhất. 3 bang xếp “đầu bảng” về chỉ số này là Oklahoma, Wyoming và Hawaii. Tính từ năm 1998, mức độ sai lệch trung bình tại Hawaii lên 10,4 điểm phần trăm. Nguyên nhân có thể đến từ mức độ quan tâm tới chính trị thấp của người Hawaii, cũng như sự đa dạng về sắc tộc khiến việc chọn mẫu khó khăn hơn.

“Điều gì khiến các bang dễ hoặc khó thăm dò? Diện tích và dân số chắc chắn là nhân tố chính. Tuy nhiên, dữ liệu cũng cho thấy rõ kinh nghiệm là yếu tố quan trọng. Các bang thăm dò chuẩn xác nhất là các bang được thăm dò thường xuyên nhất”, ông Rakich nhận định.

'Đấu trường sinh tử' trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

Theo diễn biến đến nay, kết quả bỏ phiếu ở 7 bang "chiến địa" của Mỹ được đán.h giá cũng sẽ quyết định ai là người chiến thắng chung cuộc trên đường đua vào Nhà Trắng năm nay, giữa lúc có nhiều lo ngại về việc tranh cãi kết quả sau bầu cử.

Từ tháng 9, việc bỏ phiếu sớm đã bắt đầu diễn ra ở nhiều bang, nhưng tất nhiên kết quả sau cùng phải chờ đến sau ngày 5.11 là ngày bầu cử chính thức năm nay. Hiện tại, giới phân tích đang theo dõi tình hình ở 7 bang "chiến địa" gồm: Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, North Carolina, Pennsylvania và Wisconsin. Đây là những bang có mức độ dao động cao, chứ không phải có truyền thống "trung thành" với ứng viên Cộng hòa hay Dân chủ như nhiều bang khác.

Tờ The Wall Street Journal dẫn kết quả cuộc thăm dò mới nhất, có sự tham gia của 4.200 cử tri ở 7 bang trên, cho thấy cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump được đán.h giá có năng lực tốt hơn đối thủ là đương kim Phó tổng thống Kamala Harris trong việc giải quyết các vấn đề mà người dân quan tâm nhất là kinh tế và an ninh biên giới.

Cạnh tranh quyết liệt

Tuy nhiên, kết quả thăm dò lại chia đều kỳ vọng chiến thắng cho cả 2 ứng viên khi ông Trump dẫn trước với tỷ lệ ủng hộ là 46%, còn đối thủ Harris có 45% ủng hộ. Sự chênh lệch 1 điểm phần trăm còn nhỏ hơn tỷ lệ sai số cho phép.

Đấu trường sinh tử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ - Hình 1

Người dân Mỹ đi bỏ phiếu bầu cử sớm tại bang Minnesota vào cuối tháng 9. ẢNH: AFP

Tính riêng từng bang, cuộc khảo sát cho thấy bà Harris dẫn trước với khoảng cách mong manh ở Arizona, Michigan, Wisconsin và Georgia, còn ông Trump có lợi thế không đáng kể ở Nevada, North Carolina và Pennsylvania. Qua khảo sát, ngoại trừ tại Nevada là nơi ông Trump có tỷ lệ ủng hộ nhiều hơn 5 điểm phần trăm, thì ở các bang còn lại, ứng viên nhỉnh hơn chỉ dẫn trước khoảng 2 - 3 điểm phần trăm. Mức chênh lệch này chỉ tương đương mức sai số.

Cũng qua cuộc khảo sát mới nhất ở những bang này, vốn thường có mức độ dao động cao bất chấp đảng phái, nhưng sau khi đảng Dân chủ đổi ứng viên và ông Trump trải qua 2 cuộc á.m sá.t hụt, thì cử tri đang có xu hướng quay về ủng hộ cho ứng viên của đảng mình. Cả ông Trump lẫn bà Harris đều nhận được sự ủng hộ của 93% cử tri của từng đảng (Cộng hòa hoặc Dân chủ) tham gia khảo sát. Còn với các cử tri độc lập, không theo đảng phái nào, thì kết quả thăm dò cho thấy 40% ủng hộ bà Harris, còn ông Trump nhận tỷ lệ 39%.

Quan điểm đối với tình hình kinh tế hiện tại, cử tri tham gia khảo sát đều đán.h giá khác biệt giữa tình trạng chung của Mỹ và tại bang quê nhà người tham gia khảo sát. Gần 2/3 cử tri nhận xét kinh tế Mỹ đang "nghèo hoặc không tốt". Nhưng khi được hỏi về nền kinh tế ở bang nhà, phần lớn 52% đán.h giá là tốt hoặc xuất sắc.

Bầu cử Mỹ: Cử tri nghĩ gì về hai ứng cử viên Trump - Harris?

Nguy cơ tranh cãi kết quả

Từ kết quả trên, nhiều ý kiến nhận định khả năng cao là kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm nay sẽ phụ thuộc vào một số ít cử tri, mà nhiều khả năng là tập trung vào khoảng 6% đang dao động, chưa đưa ra lựa chọn. Nói một cách khác, ứng viên chiến thắng có thể không tạo ra nhiều cách biệt so với đối thủ trong kết quả bỏ phiếu ở 7 bang "chiến địa".

Đấu trường sinh tử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ - Hình 2

ĐỒ HỌA: HOÀNG ĐÌNH

Trong khi đó, một vấn đề đang được đặt ra là việc tính kết quả đối với các phiếu bỏ qua đường bưu điện có thể gây tranh cãi lớn. Theo tờ The New York Times, bỏ phiếu qua thư ngày càng phổ biến trong bầu cử Mỹ, nhưng phiếu bầu qua thư bị từ chối thường xuyên hơn nhiều so với phiếu bầu trực tiếp. Ở Pennsylvania và một số các bang khác, hai đảng đang tranh cãi về việc phiếu nào hợp lệ để tính và phiếu nào không. Cụ thể đó là tiêu chí phiếu nào cử tri được phép sửa hay phiếu nào bị lỗi đến mức không được tính. Chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng cách giải thích theo luật định được cho là có thể diễn giải theo nhiều hướng khác nhau, dễ dẫn đến tranh cãi căng thẳng.

Trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020, các quan chức bầu cử Pennsylvania đã từ chối hơn 34.000 lá phiếu qua thư, hay số phiếu bị từ chối ở Michigan là 20.000 phiếu, Arizona từ chối 7.700 phiếu, Nevada từ chối 5.600 phiếu và Wisconsin không tính khoảng 3.000.

Tuy những con số này nhỏ hơn rất nhiều so với tổng số hàng triệu cử tri, nhưng các ứng viên thường chiến thắng với số phiếu không quá chênh lệch. Điển hình trong cuộc bầu cử năm 2020, ông Joe Biden chỉ giành chiến thắng trước ông Donald Trump ở Arizona khi nhiều hơn 10.000 phiếu, con số này là 12.000 phiếu ở Georgia, 21.000 phiếu ở Wisconsin. Tương tự, năm 2016, ông Trump chỉ giành chiến thắng mong manh trước bà Hillary Clinton ở Michigan nhờ nhiều hơn 11.000 phiếu, Wisconsin với 23.000 phiếu.

Năm nay, khi kết quả chung cuộc được cho là có thể lệ thuộc vào số ít cử tri đang dao động, dẫn đến cách biệt thắng thua sẽ không lớn, thì việc "tính đúng tính đủ" số phiếu càng trở nên quan trọng hơn. Không những vậy, nước Mỹ đang bị chia rẽ không sâu sắc, nên sự tranh cãi về kết quả bầu cử nếu tái diễn sẽ có thể gây nên hậu quả không nhỏ.

Ông Trump công bố chiến dịch chống người nhập cư

Cựu Tổng thống Trump ngày 11.10 tiếp tục có những tuyên bố cứng rắn về cam kết chống lại người nhập cư nếu đắc cử.

Là người phản đối làn sóng nhập cư trái phép, ông Trump coi việc người di cư ồ ạt đến Mỹ như một cuộc "xâm lược". Trong bài phát biểu tại thành phố Aurora, bang Colorado, ông Trump thông báo về "chiến dịch Aurora" nhằm chống lại người nhập cư, theo tờ The Guardian đưa tin ngày 11.10. Cựu tổng thống còn tuyên bố sẽ đề xuất dự luật cấm tất cả "thành phố trú ẩn" - thuật ngữ chỉ những khu vực có chính sách bảo vệ người nhập cư không giấy tờ. Ông Trump đã nhiều lần tuyên bố sẽ thực hiện cuộc trục xuất lớn nhất trong lịch sử Mỹ nếu quay lại Nhà Trắng.

Cùng ngày 11.10, Phó tổng thống Harris có sự kiện vận động tại thành phố Scottsdale, bang Arizona. Viết trên mạng xã hội X, bà Harris nhấn mạnh nếu tái đắc cử, sẽ sửa hệ thống nhập cư đang gặp vấn đề. "Điều này bao gồm bảo vệ biên giới và đưa ra phương án nhân đạo để những người chăm chỉ có thể nhận quốc tịch. Tôi bác bỏ ý tưởng sai lệch rằng chúng ta không thể làm cả hai việc trên", bà tuyên bố.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giải mã trận lũ kinh hoàng tại Tây Ban Nha
17:00:11 31/10/2024
AI dự đoán kết quả bầu cử tổng thống Mỹ
07:22:29 31/10/2024
Bão Kong-rey: Đài Loan hoang mang trước lốc xoáy, sóng cao 10 m
20:13:01 31/10/2024
Cảnh sát Philippines điều tra 'biệt đội tử thần' của cựu Tổng thống Duterte
21:15:26 30/10/2024
Tương phản Trump - Harris cuối chặng đua vào Nhà Trắng
11:43:57 01/11/2024
Nhiều mỹ phẩm chứa hóa chất nguy hiểm đang lưu hành tại châu Âu
14:08:33 31/10/2024
Siêu bão tấ.n côn.g Đài Loan
12:45:35 01/11/2024
Nhật Bản xúc tiến tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh với Trung Quốc
13:52:58 31/10/2024

Tin đang nóng

Kẻ ăn chực đáng xấu hổ của giới giải trí
14:57:25 01/11/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên khẳng định sẽ học và tốt nghiệp đại học
15:32:39 01/11/2024
Triệu Lệ Dĩnh liên tục gặt giả.i thưởn.g, là phú bà sở hữu hơn 10.000 tỷ đồng
15:15:23 01/11/2024
5 phim Hàn hay nhất 2024: Queen of Tears b.ị ch.ê không xứng đáng, số 1 là cái tên không ai dám phản đối
14:51:00 01/11/2024
Nhờ sức mạnh show Anh Trai, nam ca sĩ cao như "người khổng lồ" vụt sáng thành ngôi sao chỉ trong chưa đầy 1 năm
14:30:06 01/11/2024
Lá thư tay của cụ ông 96 tuổ.i khiến cháu dâu mới sinh con rơi nước mắt
14:18:42 01/11/2024
Diễn viên Việt Trinh: "Tôi sẽ hiến xác cho y học"
15:18:29 01/11/2024
Nhan sắc giả dối của nữ thần thanh xuân
14:48:11 01/11/2024

Tin mới nhất

N.ữ sin.h ngồi tù chung thân vì sá.t hạ.i con ruột, trách nhiệm thuộc về ai?

19:31:16 01/11/2024
Theo các chuyên gia giáo dục, sự việc xảy ra với n.ữ sin.h người Malaysia Jia Xin Teo, là lời cảnh tỉnh tới các thanh thiếu niên, gia đình và nhà trường.

Ukraine phàn nàn vì mới nhận được 1/10 số vũ khí Mỹ hứa chuyển

19:27:00 01/11/2024
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng thách thức lớn của Kiev là tới nay, chỉ 1/10 số vũ khí mà Mỹ cam kết sẽ viện trợ trong năm 2024 được chuyển ra tiề.n tuyến.

Tây Ban Nha: Mưa trong 8 giờ bằng cả năm, 158 người chế.t

19:16:32 01/11/2024
Số người chế.t vì lũ quét tàn khốc ở miền đông Tây Ban Nha đã tăng lên 158 vào ngày 31/10, trong khi các đội cứu hộ vẫn đang tìm kiếm những người mất tích trong thảm họa liên quan đến bão chế.t chóc hàng đầu châu Âu trong thời gian qua.

Hộp xà phòng Boeing cấp cho Không quân Mỹ đội giá gần 8.000%

15:32:28 01/11/2024
Trang Newsweek ngày 31.10 đưa tin báo cáo kiểm toán của Lầu Năm Góc chỉ ra Boeing đã tính giá quá cao với nhiều thiết bị cấp cho máy bay vận tải C-17.

Tiêm kích F-35 tự bay hơn 11 phút dù không có phi công

15:15:37 01/11/2024
Phi công bị cáo buộc đã nhận định sai tình hình, thoát khẩn cấp khỏi tiêm kích F-35 trong điều kiện nguy hiểm dù máy bay vẫn còn bay được.

Binh sĩ Ấn Độ, Trung Quốc tặng kẹo cho nhau, ngừng đối đầu ở biên giới

15:12:52 01/11/2024
The Hindu dẫn các nguồn thạo tin cho biết quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã trao đổi kẹo tại một số điểm biên giới dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) nhân dịp lễ hội Diwali vào ngày 31.10.2024.

Thẩm phán không ra phán quyết, ông Musk có được tiếp tục tặng 1 triệu USD/ngày?

15:09:33 01/11/2024
Thẩm phán tòa án tiểu bang Pennsylvania (Mỹ) ngày 31.10 không ra phán quyết ngăn tỉ phú Elon Musk thưởng tiề.n cho cử tri, thay vào đó chuyển vụ việc lên tòa án liên bang.

Triều Tiên tuyên bố phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa mới

15:06:02 01/11/2024
Truyền thông Triều Tiên công khai loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới vừa được phóng, với những hình ảnh cho thấy nhà lãnh đạo Kim Jong-un và con gái Ju-ae đã thị sát.

Hàn Quốc ký hợp đồng dầu khí với Kuwait giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông

14:59:57 01/11/2024
Hàn Quốc ngày 31.10 vừa ký thỏa thuận chiến lược về dự trữ dầu thô với Kuwait để lưu trữ 4 triệu thùng dầu của quốc gia Trung Đông này tại thành phố công nghiệp Ulsan (Hàn Quốc).

Đông Á dậy sóng vì Triều Tiên phóng tên lửa

14:48:13 01/11/2024
Bộ Quốc phòng CHDCND Triều Tiên ngày 31.10 thông báo đã phóng thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) vào sáng cùng ngày.

Biến đổi khí hậu có thể kéo giảm GDP ở châu Á - Thái Bình Dương

14:40:19 01/11/2024
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 31.10 đán.h giá tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển giảm tới 17% vào năm 2070.

Ông Trump, bà Harris đều cho rằng đa số cử tri đã bỏ phiếu cho mình

14:28:55 01/11/2024
Cựu Tổng thống Donald Trump và Phó tổng thống Kamala Harris đều cho rằng nhiều cử tri bỏ phiếu sớm là để ủng hộ mình.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao nhóm Phương Trang phải hoàn trả cho bà Trương Mỹ Lan 1.200 tỷ đồng?

Pháp luật

20:11:38 01/11/2024
Theo hồ sơ vụ án, Công ty cổ phần xây dựng Thành Hiếu có 3 cổ đông là ông Nguyễn Hữu Luận, Phạm Đăng Quan và Công ty Phương Trang.

Ảnh chụp vô tình của khách làm lộ bí mật về tảng đá nổi tiếng Trung Quốc

Netizen

20:09:09 01/11/2024
Bức ảnh chụp vô tình của một du khách đã hé lộ sự thật của tảng đá nổi tiếng trong khu danh thắng ở thành phố Thâm Quyến thực ra là đá giả làm từ bê tông cốt thép.

Nguyễn Thị Huyền đăng quang Hoa hậu Yoga Việt Nam 2024

Sao việt

20:06:07 01/11/2024
Nguyễn Thị Huyền, người đẹp đến từ Ninh Bình, đã xuất sắc vượt qua 29 thí sinh để giành ngôi vị cao nhất cuộc thi Hoa hậu Yoga Việt Nam 2024.

Đàn voi diễu hành, qu.ỳ gố.i tiễn biệt "vua voi" Tây Nguyên

Tin nổi bật

20:05:28 01/11/2024
Để tiễn biệt lần cuối ông Đàng Năng Long, người sở hữu voi nhà nhiều nhất Tây Nguyên, đàn voi đã qu.ỳ gố.i trước hà.i cố.t của ông.

Hơn 1.000 khán giả say sưa hát theo những ca khúc của The Beatles

Nhạc quốc tế

20:04:01 01/11/2024
Ban nhạc The Bootleg Beatles có một đêm biểu diễn để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả TP.HCM. The Bootleg Beatles hát live liên tục gần 30 ca khúc nổi tiếng của The Beatles.

Cứu sống người bệnh xuất huyết ổ bụng, đa chấn thương sau ta.i nạ.n

Sức khỏe

19:59:35 01/11/2024
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn vừa cứu sống người đàn ông nguy kịch sau ta.i nạ.n đa chấn thương.

Kim Nhã khao khát đóng vai "chính thất" sau cú sốc sẩy thai và l.y hô.n

Hậu trường phim

19:58:11 01/11/2024
Kim Nhã tiếp tục hoạt động nghệ thuật sau khi sinh con, với vai diễn ca sĩ Thùy Châu trong phim Tiể.u ta.m không có lỗi?

Sao Kim bắ.n tim Sao Hỏa tập 36: Yên quyết định đi tìm hạnh phúc riêng của mình

Phim việt

19:55:33 01/11/2024
Trong Sao Kim bắ.n tim Sao Hỏa tập 36, sau buổi tâm sự với anh tây doanh nhân, Yên úp mở việc đã có quyết định về hạnh phúc của chính mình khiến hai cô bạn thân không khỏi tò mò.

6 cách chi tiêu này đã giúp tôi tiết kiệm 350 triệu đồng một cách dễ dàng chỉ sau 3 năm!

Sáng tạo

19:55:15 01/11/2024
Có những người cứ mãi loay hoay không biết phải bắt đầu như thế nào, ngày qua ngày vẫn rơi vào vòng xoáy tìm việc làm - miệt mài làm việc - ham mê mua sắm và tận hưởng cuộc sống.

Sao Hàn 1/11: Lisa bị mỉ.a ma.i, bản sao của Song Hye Kyo b.ị t.ố khai gian tuổ.i

Sao châu á

18:20:54 01/11/2024
Fanmeeting của Lisa tại Singapore và Indonesia đang gặp khó khăn khi số lượng vé bán ra không như mong đợi. Sau nhiều ngày mở bán, vẫn còn rất nhiều ghế trống tại các buổi diễn.

Cơm cuộn thịt bò tại gia cho bữa tối 'lười', cả nhà đều mê tít

Ẩm thực

18:13:20 01/11/2024
Cơm cuộn thịt bò không chỉ dễ làm mà còn hấp dẫn cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Món ăn này rất thích hợp để mang theo đi học, đi làm hay trong các chuyến dã ngoại.