Kết quả lấy phiếu thấp, nếu không từ chức sẽ bỏ phiếu tín nhiệm
Đây là nội dung mới được cập nhật trong dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) trình xin ý kiến các đại biểu Quốc hội tại hội nghị đại biểu chuyên trách sáng nay, 8/9.
Trước đó, dự thảo luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi chỉ có nội dung quy định về việc bỏ phiếu tín nhiệm, không đề cập vấn đề lấy phiếu. Trong quá trình thảo luận về việc sửa Nghị quyết 35 của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm cũng có nhiều ý kiến đề xuất luật hoá quy định đối với việc này.
Bổ sung một điều quy định riêng về lấy phiếu tín nhiệm lần này, dự thảo luật thể hiện, người được lấy phiếu tín nhiệm mà có quá nửa (hoặc hai phần ba) tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể từ chức. Trường hợp không từ chức thì UB Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.
Còn thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội quy định trong một văn bản khác.
Đối với việc bỏ phiếu tín nhiệm, Điều 70 dự thảo luật quy định, đối tượng bỏ phiếu tín nhiệm, chủ thể có thẩm quyền đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, hệ quả của việc bỏ phiếu tín nhiệm và việc từ chức.
Theo đó, người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể từ chức. Trong trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu người đó để bầu hoặc đề nghị phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người không được Quốc hội tín nhiệm.
Góp ý về vấn đề này, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đánh giá việc bổ sung quy định về lấy phiếu tín nhiệm vào luật Tổ chức Quốc hội là điểm mới. Tuy nhiên, điều luật cụ thể vẫn chưa rõ thể hiện rõ cách thức làm sao để thực hiện việc lấy phiếu, bỏ phiếu đúng với nguyện vọng của đại biểu.
Bà Khánh đề xuất thiết kế lại Điều 33, quy định thêm việc định kỳ hàng năm Quốc hội gửi phiếu xin ý kiến đến các đại biểu Quốc hội vào đầu kỳ họp (giống như lấy phiếu xin ý kiến về việc chọn người trả lời chất vấn) xem đại biểu muốn tổ chức lấy phiếu với chức danh nào, bỏ phiếu Bộ trưởng nào.
“Không có thao tác này thì chúng tôi ko biết thể hiện ý kiến mình thế nào, không lẽ tự các đại biểu lại đi vận động nhau để đưa chức danh nào ra bỏ phiếu?” – bà Khánh trình bày.
Video đang HOT
Cùng băn khoăn này, đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) nêu thực tế, quy định về bỏ phiếu tín nhiệm hiện luật đã quy định nhưng không đưa vào thực tế. Thực tế chưa có kiến nghị nào bằng văn bản của đại biểu cũng như UB Thường vụ Quốc hội cũng chưa lần nào báo cáo Quốc hội là có ai kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm ai hay không.
Ông Hùng cho rằng cần xem lại quy định Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm khi có ý kiến bằng văn bản của ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội. Quy định cần ít nhất 20% tổng số đại biểu, theo ông Hùng, chắc cũng không thể xảy ra. Ông Hùng đề nghị gộp hai điều 13 quy định về lấy phiếu tín nhiệm và và điều 14 về bỏ phiếu tín nhiệm làm một điều và nên đơn giản hóa việc lấy phiếu tín nhiệm.
Phó Chủ nhiệm UB Các Vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng (đại biểu Thái Nguyên) cũng nhận xét. Điều 13 không giải quyết được hai vấn đề mà đại biểu rất quan tâm, là mức tín nhiệm và số lần lấy phiếu. Ông Hùng cảnh báo, việc lấy phiếu quy định như dự thảo luật cũng khó thực hiện, cần phải cụ thể hơn về thời hạn, thời điểm và cách thức lấy phiếu tín nhiệm Quốc hội sẽ quy định.
Tiêu chuẩn đại biểu không khác công chức
Một nội dung khác còn nhiều băn khoăn là quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) cho rằng, quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội vẫn giống tiêu chuẩn của công chức. Trong khi đặc thù của đại biểu phải tận tụy và gắn với tâm tư nguyện vọng của cử tri.
“Đại biểu Quốc hội phải thực sự có tư duy phản biện độc lập và vô tư để tránh bị tác động mất tính khách quan trong quá trình nghiên cứu, xây dựng, phản biện chính sách, trong những cuộc thảo luận cũng phải có ý kiến mạnh mẽ và phải tránh lợi ích nhóm” – ông Đương góp ý.
Để có năng lực nhất định về giám sát và lập pháp, nhất là đại biểu chuyên trách, ông Đương cho rằng cần thiết kế lại theo hướng đại biểu chuyên trách ít nhất phải là chuyên viên cao cấp và có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động chuyên trách.
Phải quy định đại biểu chuyên trách dành ít nhất là 1/3 thời gian làm công tác tiếp dân và tiếp xúc cử tri, chứ suốt ngày ngồi trên cao thế này làm sao mà đại diện cho nhân dân được, ông Đương phát biểu.
Ông Đương không tán thành hướng đề xuất nâng tỷ lệ đại biểu chuyên trách lên 40% thay vì mức 30% hiện nay.
Ngược lại, đại biểu Lê Nam (Thanh Hoá) lại khuyến nghị thay đổi mạnh mẽ, đưa tỷ lệ đại biểu chuyên trách lên 50% mới đủ đảm bảo chất lượng hoạt động của Quốc hội.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đề nghị đưa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm lên đầu tiên trong 4 tiêu chuẩn tại dự thảo luật.
Đại biểu Lê Thị Nga (Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp) lập luận, nếu thiết kế chung chung như dự thảo luật thì khó chọn đại biểu đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ. Phẩm chất liên quan đến cán bộ giống nhau, vấn đề là trình độ và năng lực, cần quy định rõ hơn trình độ đào tạo và thời gian hoạt động thực tiễn của đại biểu Quốc hội, bà Nga góp ý.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ máy giảm nghèo: "Ông" giữ tiền, "ông" tư vấn, người thụ hưởng...
"Tôi đồng ý rằng, vấn đề mô hình giảm nghèo toàn do từ trên áp đặt xuống. Một xã đào tạo 20 người học nghề sửa chữa xe máy, trong khi cả làng có không quá 10 cái xe. Hay là chuyện cả làng đi học sửa chữa điện. Rất khó để sau đó có thể trở thành nghề".
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sĩ Lợi ví von về mô hình giảm nghèo.
Cảnh sinh hoạt của một gia đình thuộc diện hộ nghèo ở tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Hải Nguyễn)
Báo cáo giám sát công tác xóa nghèo được thẩm tra tại Ủy ban Các vấn đề xã hội hôm qua (23/4), hóa ra toàn chuyện... có cũng như không.
Chợ không ai họp. Đường không ai đi
ĐBQH Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) mang chuyện "heo đen, heo trắng", mà quá trình giám sát ông đã chứng kiến, ra kể trước nghị trường. Đó là ở địa phương ông, một "bà con" được hỗ trợ hai con heo, một đen, một trắng. Heo đen thì nhốt chuồng. Heo trắng thì thả rông. Hỏi rằng cho heo đen ăn gì? Đồng bào đáp không biết cho nó ăn gì, vì cán bộ xóa nghèo cũng chẳng nói nó ăn gì.
Heo đen nó ăn củ khoai, ăn măng trên rừng. Nó không tìm được thức ăn là nó chết. Và ông Tuân kết luận rằng "chúng ta", tức những người làm công tác xóa đói giảm nghèo, đã làm không đến nơi đến chốn. ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) thì phản ánh tình trạng "dạy nghề sửa vi tính đại trà cho người vùng sâu vùng xa", giống y như là "dạy cho người thành phố học sửa tàu vũ trụ vậy".
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Bùi Sĩ Lợi cũng nhắc tới câu chuyện thực tế mà ông từng trực tiếp chứng kiến khi "Một xã đào tạo 20 người học nghề sửa chữa xe máy, trong khi cả làng có không quá 10 cái xe. Hay là chuyện cả làng đi học sửa chữa điện". Là người chủ trì phiên họp, ông Lợi mang điều mà bà con đã tổng kết đối với không ít dự án xóa nghèo, rằng "Làm chợ thì không ai họp. Làm đường thì không ai đi".
Ban chỉ đạo giảm nghèo chỉ là định kỳ đi họp
Báo cáo giám sát ghi nhận những nỗ lực xóa nghèo thông qua các con số. Đó là có tới 70 chương trình xóa đói giảm nghèo đang cùng được thực hiện. Đó là số tiền ngân sách dành cho dạy nghề lên tới 4.778 tỉ đồng. Đó là 1,1 triệu lao động được dạy nghề. Nhưng bên cạnh những con số ấy là thực tế 168.000 lao động cỡ "cử nhân, tiến sĩ" không có việc làm, là một bộ phận lớn người nghèo vay tiền đi xuất khẩu lao động đang không có khả năng trả nợ. Và đó là chênh lệch thu nhập đang tăng từ 8,1- 9,2%. Tại sao tiền xóa đói giảm nghèo được đầu tư lớn nhưng không mang lại hiệu quả?
ĐBQH Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) lý giải: Mức hỗ trợ hạ tầng thiết yếu cho vùng đặc biệt khó khăn, tôi cho rằng mức 1 tỉ là rất thấp. Trong khi chỗ khác lại đầu tư dàn trải. Nêu câu chuyện "cái chợ" - nơi người dân không mua, không bán trong đó - sau phải sửa lại thành 1 cái hội trường, trong khi hội trường hiệu quả sử dụng rất ít, bà Phúc nhìn nhận việc đầu tư là sự "lãng phí". Còn nguyên nhân lãng phí là bởi "Ở một số địa phương, sự quan tâm là không có. Ban chỉ đạo giảm nghèo định kỳ thì đi họp, rất hình thức".
ĐBQH Nguyễn Tấn Tuân thì nhìn nhận nguyên nhân từ sự yếu kém của bộ máy giảm nghèo, khi công tác giảm nghèo đang ở vào tình trạng "mạnh ai nấy làm. Ai làm quản lý, ai làm truyền thông, một ông giữ tiền, một ông tư vấn, một người thì thụ hưởng".
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH Đỗ Mạnh Hùng cũng không ít thâm thúy khi ông nói về những báo cáo xóa nghèo của các tỉnh giống nhau đến kỳ lạ. Đó cũng là sự "lồng ghép" - ông Hùng bình luận. Trong khi đó, dù đã 2 lần thay đổi chuẩn nghèo, nhưng ông Hùng cho rằng: Không phải là chuẩn nghèo, mà chỉ là chuẩn thực hiện chính sách.
Hộ nghèo không muốn... thoát nghèo - đây là tình trạng chung của nhiều tỉnh, thành phố, được đưa ra tại cuộc họp trực tuyến Ban chỉ đạo T.Ư về giảm nghèo bền vững, diễn ra ngày 23/4 do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì. Trước tình trạng phụ thuộc và ỷ lại của một bộ phận hộ nghèo không muốn thoát nghèo, đại diện nhiều bộ, ngành và địa phương đã kiến nghị ban chỉ đạo có phương án giảm các nguồn hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo để tăng tính chủ động, ý thức vươn lên thoát nghèo của những hộ này. Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, việc giảm hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo sẽ gắn với trách nhiệm của họ, đồng thời cho họ quyền chủ động và cam kết thoát nghèo. Tỉnh này đã có cách làm cho kết quả ban đầu khả quan khi chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm", Nhà nước chỉ hỗ trợ một nửa các hạng mục, số còn lại do dân tự huy động. Kết quả là do có tiền của mình đổ vào nên không ít hộ nghèo đã rất lo lắng và họ cam kết sẽ thoát nghèo. Điều này được UBND tỉnh Sóc Trăng đồng tình khi đề xuất phân nhóm cụ thể các hình thức trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp. Theo đó, chỉ trợ cấp trực tiếp cho những đối tượng đặc biệt như người mất khả năng lao động, người cao tuổi, tàn tật, hạn chế thấp nhất đối với đối tượng cấp trực tiếp, cho không. Dương Hà
Theo Anh Đào
Lao động
Thanh niên xung phong bao giờ mới là người có công? Xin đừng để những bà mẹ Việt Nam đã dâng hiến chồng, con cho cuộc chiến bảo vệ độc lập, tự do của đất nước đã khuất núi, về với tổ tiên mới được truy tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; lực lượng thanh niên xung phong (TNXP) đã có đóng góp to lớn trong kháng chiến vẫn...