Kết quả giám định thương tích ngư dân bị hành hạ dã man
Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Cà Mau đã đưa ra kết quả giám định thương tích của ngư dân Trương Văn Trung là 48%.
Liên quan vụ 2 ngư dân Trương Văn Trung và Lê Văn Bình bị hành hạ dã man trên tàu cá, chiều 23-11, tin từ Công an tỉnh Cà Mau cho biết kết quả giám định thương tích của ông Trung là 48%.
‘Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Trần Văn Thời đã khởi tố vụ án và bắt tạm giam 3 đối tượng, gồm: Nguyễn Công Toàn (34 tuổi), Đoàn Văn Hùng và Nguyễn Văn Tỵ (34 tuổi; cùng ngụ huyện Trần Văn Thời) để điều tra về hành vi hành hạ người khác. Các đối tượng khai lý do đánh ông Trung là do ông này làm biếng’ – nguồn tin trên thông tin thêm.
Ngư dân Trương Văn Trung
2 trong số các đối tượng hành hạ ông Trung (người mặc áo xanh)
Video đang HOT
Ông Trung bị dùng kềm kẹp vào tay, miệng
Như Báo Người Lao Động thông tin, tối 15-11, mạng xã hội xuất hiện 2 clip ghi cảnh ngư dân bị hành hạ dã man trên tàu cá. Vụ việc sau đó được xác định xảy ra tại thị trấn Sông Đốc. Nạn nhân trong vụ bạo hành là ông Trung và Bình.
Những ngày cuối tháng 5-2022, ông Trung và ông Bình đến Công an thị trấn Sông Đốc trình báo việc bị đánh gây thương tích trên tàu cá. Cả 2 chỉ yêu cầu bồi thường tiền thuốc mà không yêu cầu xử lý hình sự.
Nạn nhân cho biết tàu cá này do bà Hà làm chủ, xuất bến ra biển đánh bắt tại cửa sông Ông Đốc ngày 4-1. Trên tàu có 7 ngư dân, gồm: Nguyễn Công Toàn; Nguyễn Văn Hùng, Đoàn Văn Hùng, Trương Văn Trung, Phạm Chí Cường, Nguyễn Văn Của và Nguyễn Văn Tỵ. Sau đó, một ngư dân không làm biển được nên đi nhờ tàu khác vào bờ. Lúc này, bà Hà điều ông Bình ra thay thế. Từ đây, vụ việc hành hạ dã man đã xảy ra.
Khi nhận được trình báo của người dân, Công an thị trấn Sông Đốc đã yêu cầu chủ tàu đưa phương tiện vào bờ để làm rõ vụ việc nhưng bà Hà chưa đưa vào.
Sau đó, Công an huyện Trần Văn Thời quyết định khởi tố vụ án và ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp 3 đối tượng hành hạ dã man ngư dân để làm rõ hành vi hành hạ người khác. Hiện, công an đang phối hợp cùng người thân tìm kiếm nạn nhân còn lại là ông Bình.
Công an Cà Mau lý giải việc chậm xem xét vụ ngư dân bị 'ra tay' như thời trung cổ trên tàu cá
Về câu hỏi "công an yêu cầu chủ tàu đưa ghe vào mà chủ tàu không đưa vào bờ thì xử lý như thế nào?", Thượng tá Kiếm nói: "Hiện tại, chúng tôi đã xử lý chủ tàu. Chúng tôi cũng đang mở rộng điều tra tất cả các hành vi vi phạm khác, nếu có căn cứ sẽ xử lý tiếp theo".
Công an huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) đang điều tra một vụ "ra tay" với người khác theo tố cáo của hai thuyền viên T.V.T (47 tuổi, ở xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, Kiên Giang) và L.V.B (30 tuổi, ngụ huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Tại buổi họp báo chiều 22/11, thượng tá Phan Bửu Kiếm, Trưởng phòng CSHS Công an tỉnh Cà Mau đã có những lý giải xoay quanh quy trình tiếp nhận tin báo vụ ngư dân bị "ra tay" trên tàu cá.
Tại buổi họp báo, trả lời về quy trình tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm, thượng tá Phan Bửu Kiếm, Trưởng phòng CSHS Công an tỉnh Cà Mau cho biết, ngay thời điểm tiếp nhận thông tin, Công an thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) có ghi lời khai và đưa bị hại đi khám, điều trị theo đúng quy định. Thượng tá Kiếm cho hay, nguyên tắc hoạt động trên biển chỉ có thuyền trưởng mới biết toạ độ ghe nằm ở vị trí nào, còn các ngư phủ trên ghe không có điều kiện để biết toạ độ của ghe.
Do đó, 2 ngư phủ vào trình báo Công an thị trấn Sông Đốc thì công an chỉ ghi nhận sự việc. "Để xác định, phân loại việc này có thuộc thẩm quyền của Công an huyện Trần Văn Thời hay Công an tỉnh Cà Mau hoặc vùng biển ở tỉnh khác thì buộc phải điều tài công vào để phục vụ điều tra. Như hôm nay, chúng ta đã xác định được toạ độ xảy ra vụ việc thì mới đủ căn cứ xác định thẩm quyền", thượng tá Kiếm lý giải.
Vẫn theo thượng tá Kiếm, khi chưa xác định chính xác thẩm quyền và chưa xuất hiện 2 đoạn clip, Công an thị trấn Sông Đốc chưa đủ căn cứ để nhận định vụ việc nghiêm trọng đến mức độ nào. Hơn nữa, công an cũng chưa đủ căn cứ xác định bị hại bị "tác động" bằng vật dụng gì.
Về câu hỏi "công an yêu cầu chủ tàu đưa ghe vào mà chủ tàu không đưa vào bờ thì xử lý như thế nào?", Thượng tá Kiếm nói: "Hiện tại, chúng tôi đã xử lý chủ tàu. Chúng tôi cũng đang mở rộng điều tra tất cả các hành vi vi phạm khác, nếu có căn cứ sẽ xử lý tiếp theo".
Nói về khó khăn trong việc điều tra vụ án trên biển, thượng tá Kiếm chia sẻ: "Thứ nhất là chi phí điều ghe tàu vào bờ; thứ hai là xác định toạ độ mặc dù có thiết bị định vị nhưng chủ ghe cũng có một số thủ thuật nên việc xác định vị trí cực kì khó khăn. Như đã biết, án trên đất liền đã khó mà án trên biển lại càng khó hơn nữa". Thượng tá Kiếm khẳng định, đến thời điểm này, Công an tỉnh Cà Mau đã kiểm tra và chưa phát hiện dấu hiệu Công an thị trấn Sông Đốc thiếu trách nhiệm trong vụ việc nêu trên.
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp bày tỏ, có lẽ khi xem clip thì ai cũng bức xúc, bất bình với hành vi mất nhân tính của đối tượng. Hành vi của chúng trong vụ việc này không chỉ là "ra tay" người khác, làm nhục người khác mà còn là hành vi cố ý gây thương tích, xâm phạm trái pháp luật đến sức khỏe của người khác, gây bức xúc trong dư luận.
Bởi vậy, cơ quan chức năng sẽ làm rõ danh tính của những người bị hại và danh tính của các đối tượng đã thực hiện hành vi trái pháp luật này, làm rõ nguyên nhân sự việc, xác định hậu quả đã gây ra đối với nạn nhân và xã hội để giải quyết theo quy định pháp luật. Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường nhận định, dù nạn nhân không có yêu cầu xử lý hình sự nhưng nếu vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng thì các cơ quan chức năng cũng sẽ vào cuộc.
Trong trường hợp người bị hại có đơn đề nghị xử lý hình sự nhóm đối tượng này về tội "Cố ý gây thương tích" hoặc tội "ra tay với người khác" thì cơ quan điều tra sẽ vào cuộc tiến hành trưng cầu giám định thương tích đối với các nạn nhân, xác định danh tính của đối tượng gây án để khởi tố. Nếu nạn nhân không có yêu cầu xử lý hình sự nhưng vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng thì các cơ quan chức năng cũng sẽ vào cuộc và có thể cơ quan điều tra vẫn khởi tố vụ án hình sự trong một số trường hợp mặc dù nạn nhân không có yêu cầu.
"Vụ việc nêu trên cho thấy nguy cơ mất an toàn của người lao động khi trên tàu chỉ có những người cùng làm việc mà lại có người có hành vi côn đồ, coi thường tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người khác thì rất nguy hiểm cho những người xung quanh. Trường hợp hành vi là cố ý gây thương tích nhiều lần, phạm tội có tổ chức hoặc "ra tay" từ hai người trở lên thì không cần phải có đơn yêu cầu của người bị hại, cơ quan điều tra vẫn vào cuộc xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật", Tiến sĩ, luật sư Cường phân tích.
Người đàn ông bị hành hạ trên tàu cá đã về đến đất liền Sau một ngày tạm giữ 3 nghi can hành hạ thuyền viên trên tàu cá, cảnh sát đã làm việc được với một nạn nhân. Sáng 22/11, lực lượng của Công an huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) làm việc với ông Trương Văn Trung (47 tuổi, ngụ huyện U Minh Thượng, Kiên Giang) để điều tra vụ án Hành hạ người khác....