Kết quả điều tra mới về vụ đánh bom tại concert Ariana Grande: Sai phạm từ các bộ phận an ninh
Một cuộc điều tra công khai về vụ tấn công khủng bố nhắm vào buổi hòa nhạc Ariana Grande tổ chức cách đây 4 năm tại thành phố Manchester (Anh) đã chỉ ra rằng những sai phạm từ bộ phận an ninh đã dẫn đến sự ra đi đầy đáng tiếc của 22 người vô tội khi ấy.
Ngày 22/5/2017, một người đàn ông có tên là Salman Abedi đã cho nổ một thiết bị tự chế tại tiền sảnh bên ngoài hội trường Manchester Arena, thuộc thành phố Manchester (Anh). Vụ đánh bom xảy ra vào thời điểm người hâm mộ bắt đầu rời khỏi hội trường sau khi thưởng thức một concert thuộc tour diễn “ Dangerous Woman” của nữ ca sĩ Ariana Grande. Vụ việc ghi nhận 22 người tử vong, hơn 800 người bị thương, đồng thời để lại cho chủ nhân đêm diễn nỗi ám ảnh suốt một thời gian dài.
Vụ đánh bom tại concert ở thành phố Manchester khiến Ariana Grande đau buồn và ám ảnh một thời gian dài.
Cuộc điều tra công khai mới đây về vụ tấn công đã chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến thảm kịch này xuất phát từ sơ suất của đội ngũ an ninh tại địa điểm. Báo cáo được công bố hôm 17/6 vừa qua cho biết cảnh sát cũng như cơ quan an ninh đã ” bỏ lỡ một số cơ hội để thay đổi diễn biến của sự việc vào đêm hôm đó ” và họ ” đáng lẽ phải làm được nhiều việc hơn ” nhằm ngăn chặn vụ đánh bom.
Cụ thể, cảnh sát đáng lẽ ra phải phát hiện ra rằng Salman Abedi – thủ phạm của vụ việc là một mối đe doạ tiềm tàng trong đêm diễn ra vụ tấn công khi người này tuy sinh ra ở Manchester nhưng là người gốc Libya. Ông John Saunders – người chủ trì cuộc điều tra nhận định rằng mặc dù Abedi có thể vẫn sẽ kích nổ thiết bị nếu họ phát hiện ra anh sớm hơn, “nhưng thiệt hại về tính mạng và số người bị thương đã có khả năng cao được giảm xuống”.
Video đang HOT
Thảm kịch cách đây 4 năm đã khiến 22 người qua đời, hơn 800 người bị thương.
Đây là báo cáo đầu tiên được đưa ra từ cuộc điều tra bắt đầu vào tháng Chín năm ngoái. Cuộc điều tra đã cho thấy những bộ phận có nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho khu vực nơi đã xảy ra vụ đánh bom bao gồm ban quản lý hội trường SMG, công ty an ninh Showsec và cảnh sát giao thông Anh chính là các bên phải ” chịu trách nhiệm chính ” trong việc đánh mất cơ hội ngăn chặn cũng như giảm thiểu ” tác động tàn khốc của cuộc tấn công “.
Theo ông John Saunders, những đơn vị này không có sự cảnh giác với nguy cơ bị tấn công khủng bố và không phát hiện ra mối đe doạ từ Salman Abedi trước đêm diễn. Đáng chú ý, một nhân viên bảo vệ từng bỏ qua lời cảnh báo của một khán giả về thủ phạm đánh bom. Bên cạnh đó, một nhân viên bảo vệ khác đã cố gắng sử dụng bộ đàm để thông báo cho đội kiểm soát an ninh những lo ngại liên quan đến Salman Abedi nhưng không thành công.
Sự mất cảnh giác cũng như thái độ lơ là trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ an ninh là một trong những nguyên nhân khiến thảm kịch diễn ra.
Báo cáo cũng chỉ trích ban quản lý hội trường SMG đã không trang bị đủ hệ thống camera giám sát, cho phép thủ phạm có nơi ẩn náu suốt một giờ. Đồng thời, nhân viên của Showsec đã không thực hiện ” tuần tra an ninh đầy đủ” trong 30 phút trước khi vụ nổ diễn ra. Bốn sĩ quan cảnh sát giao thông Anh làm nhiệm vụ tại hội trường hôm 22/5 đều không có mặt ở khu vực tiền sảnh lúc xảy ra vụ tấn công. Hai người trong số đó đã dành ra 2 tiếng đồng hồ để đi mua thức ăn. Đặc biệt vào đêm xảy ra vụ đánh bom, mức độ đe dọa khủng bố quốc gia ở Anh rất nghiêm trọng và có thể xảy ra tấn công bất kì lúc nào.
Cuối cùng, báo cáo đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình an ninh tại các địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc. Được biết, chính phủ Anh đã bắt đầu tham vấn về các đề xuất này. Trong khi đó, SMG cho biết kể từ sau cuộc tấn công, họ đã cải thiện quy trình an ninh tại Manchester Arena bằng cách mở rộng vành đai an ninh xung quanh địa điểm, lắp đặt máy dò kim loại cùng một hệ thống kiểm soát người ra vào và camera quan sát mới.
"The Album", "The Show", "The Movie": YG có nên tuyển dụng nhân sự đặt tên cho dự án của Black Pink?
Từ album phòng thu đầu tay trong sự nghiệp đến concert trực tuyến đầu tiên hay bộ phim điện ảnh đánh dấu cột mốc 5 năm thành lập, ekip của Black Pink luôn biết cách khiến người hâm mộ "cạn lời" với những tên gọi không thể nào đơn giản hơn.
Là một trong những công ty giải trí hàng đầu Kpop, YG Entertainment đương nhiên tập hợp một đội ngũ sản xuất tài năng nhất để hỗ trợ các hoạt động nghệ sĩ. Đương nhiên Black Pink không phải là một trường hợp ngoại lệ. Từ âm nhạc cho đến hình ảnh, bốn cô gái luôn được chăm sóc tận tình và tỉ mỉ bởi một những con người chuyên nghiệp. Tuy nhiên, điểm trừ duy nhất khiến cộng đồng Blink liên tục phải kêu ca đó chính là cách ekip đặt tên cho các dự án đặc biệt của Black Pink. Tưởng chỉ là chuyện nhỏ nhưng lại rất đáng để bàn luận đấy!
Chủ trương "đơn giản hoá" luôn được YG Entertainment áp dụng khi đặt tên cho các dự án âm nhạc của Black Pink.
Không biết là vô tình hay cố ý mà hành động này đã lặp lại đến ba lần. Mở đầu là đĩa nhạc phòng thu đầu tiên trong sự nghiệp của Black Pink - "The Album". Gần 4 năm hoạt động mới có một chiếc full album trọn vẹn, khán giả được quyền đặt kỳ vọng vào một sản phẩm hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, vui mừng chưa bao lâu thì YG lại thẳng tay kéo tuột "mood" người hâm mộ khi công bố một tiêu đề "chung chung". Không bàn đến phần âm nhạc hay khâu thiết kế, tiêu đề là cách nghệ sĩ gửi gắm thông điệp nghệ thuật từ toàn bộ tác phẩm cũng như là cách gây ấn tượng cho khán giả ngay từ lần đầu họ cầm trên tay chiếc đĩa, thế nhưng có vẻ ekip lại làm điều ngược lại.
Với tiêu đề "The Album", chắc ekip sợ khán giả không biết Black Pink cho phát hành album đầu tay hay chăng?
Tưởng chừng như YG Entertainment sẽ tiếp thu ý kiến và rút kinh nghiệm thế nhưng một lần nữa, điều này lại diễn ra ở buổi hoà nhạc trực tuyến đầu tiên của Black Pink được phát sóng toàn cầu - "The Show". Dù đưa ra lời giải thích rằng cái tên trên mang ý nghĩa trực diện, súc tích, tạo cảm giác mãnh liệt nhưng ông lớn này vẫn không thể làm hài lòng nhiều khán giả. Đến lúc này, không ít người đã tự hỏi rằng YG đang tiết kiệm chất xám nên mới cho ra đời những tiêu đề "thú vị" đến thế.
Mới đây, người hâm mộ lại được một phen "tức mình" khi công ty chủ quản thông báo phát hành một bộ phim tài liệu ghi lại chặng đường 5 năm hoạt động của 4 thành viên kể từ khi chính thức debut. Vẫn là một YG Entertainment với chủ trương "đơn giản hoá mọi tiêu đề", tác phẩm lần này được "ưu ái" cho cái tên vô cùng dễ hiểu và dễ nhớ là "BLACKPINK THE MOVIE". Trước câu chuyện này, một khán giả đã hài hước trêu chọc: " YG chỉ phong phú mảng âm nhạc thôi ..."
YG Entertainment cho ra đời những tiêu đề không thể nào đơn giản.
Không thể phủ nhận mức độ đầu từ và sự hoành tráng trong mỗi dự án mà ekip YG Entertainment thực hiện cho các nghệ sĩ của mình. Nhưng mà quá tam không biết có ba bận hay không, liệu sắp tới đây sẽ là những tiêu đề độc đáo nào nữa đây?
So kè doanh thu concert online của 3 nhóm nhạc hàng đầu gen 3 Trong năm qua, các nhóm nhạc hàng đầu gen 3 lần lượt tổ chức concert online, dù đều được khán giả yêu mến nhưng doanh số thu về lại vô cùng khác biệt. Hai năm vừa qua, tình hình dịch bệnh căng thẳng đã khéo theo sự xuống dốc của nhiều lĩnh vực. Với ngành giải trí, nhiều show diễn, concert hay gameshow...