Kết quả đáng ghi nhận về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng
Những năm gần đây, mùa mưa bão trên địa bàn tỉnh ta thường bắt đầu muộn và kết thúc muộn
Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ và lựa chọn, chuyển đổi bộ giống cây trồng phù hợp được xem là yếu tố quan trọng để có được vụ sản xuất thắng lợi cả về năng suất và chất lượng. Với sự phát triển của khoa học, nhiều giống cây trồng mới đạt năng suất, chất lượng cao đã được lai tạo, đưa vào sản xuất đại trà thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó, để diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, tăng sức cạnh tranh, thích ứng với khí hậu, phát triển bền vững, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh thực hiện các giải pháp chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng.
Các giống cây trồng mới được nghiên cứu, khảo nghiệm tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo, đề nghị các đơn vị chuyên môn tăng cường công tác chọn tạo, phát triển các giống cây trồng mới đạt năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh… Cải tiến các cây trồng, như: lúa, ngô, cây ăn quả, cây thức ăn chăn nuôi, cây gai xanh, các loại rau… theo hướng đạt năng suất, chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Chọn tạo giống cây lâm nghiệp nhập nội và bản địa là gỗ lớn. Đẩy mạnh nhập nội, mua bản quyền giống mới, bình tuyển cây đầu dòng, chọn lọc cây trội, xây dựng và chăm sóc cây đầu dòng, rừng giống, vườn giống; đồng thời, sản xuất giống các cấp, bảo quản, chế biến hạt giống theo hướng công nghiệp, nhập và hoàn thiện công nghệ sản xuất giống, đào tạo, tập huấn, kiểm soát chất lượng giống.
Cùng với các giải pháp nêu trên, nhiều năm nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chủ động xây dựng lịch thời vụ gắn với cơ cấu bộ giống chủ lực trong các vụ sản xuất cây hàng năm, làm cơ sở cho các huyện, thị xã, thành phố và bà con nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện. Như vụ đông xuân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo mở rộng diện tích sản xuất lúa xuân chính vụ và xuân muộn, hạn chế diện tích sản xuất lúa xuân sớm đến tránh thời tiết rét đậm, rét hại. Đối với vụ thu mùa, đẩy mạnh sản xuất lúa mùa cực sớm, mùa sớm và mùa chính vụ để né tránh lụt bão. Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con nông dân thay đổi thói quen canh tác, sử dụng các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, có năng suất, chất lượng cao thay thế cho các giống cũ có thời gian sinh trưởng dài ngày. Ngoài ra, những năm gần đây, tỉnh còn quan tâm đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi của tỉnh. Đồng thời, hỗ trợ đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các vùng sản xuất giống tập trung, tạo điều kiện thuận lợi để công nghiệp hóa sản xuất giống. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến hạt giống theo hướng công nghiệp hiện đại.
Video đang HOT
Thông qua việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nên việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hiện, tỷ lệ sử dụng các giống lúa tiến bộ kỹ thuật đạt 90%; trong đó, diện tích sử dụng lúa lai ước đạt 102.500 ha, chiếm 44% diện tích lúa toàn tỉnh và chủ yếu là các giống: Thái Xuyên 111, VT404, Nghi Hương 2308, TEJ Vàng, Hương Ưu 98, Nhị Ưu 838, ZZD001, Nhị Ưu 986, N.Ưu 69, Thục Hưng 6, GS9, GS55, Nhị Ưu 86B, Đại Dương 8, Thanh Ưu 4, TH3-5, Khải Phong 1… Lúa chất lượng cao 67.000 ha, chiếm 28,7% diện tích lúa toàn tỉnh và chủ yếu là các giống: Bắc Thịnh, TBR225, HN6, DQ11, Thiên Ưu 8, TBR45, Q5, DT45, M1-NĐ, Khang dân đột biến, Nếp N97, Nếp cái hạt cau…; còn lại là các giống lúa thuần, như: Q5, BC 15, Khang dân, THR225, Xi, QT,… Đối với các loại cây rau, màu, đã du nhập tuyển chọn được giống rau, quả mới thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất; ứng dụng thành công công nghệ nhà kính, nhà màng để sản xuất rau, quả an toàn theo quy trình VietGAP, qua đó, tỷ lệ sử dụng các giống tiến bộ kỹ thuật đối với rau màu trên địa bàn tỉnh đạt 80%. Cây ăn quả, đã du nhập và trồng thử nghiệm một số giống cây ăn quả mới từ các địa phương khác như: Cam V2, bưởi da xanh, vú sữa Lò rèn, nhãn chín muộn Hà Tây… Bước đầu sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và đạt hiệu quả kinh tế cao. Đối với ngô, đã du nhập, tuyển chọn được các giống ngô mới có năng suất, chất lượng cao để bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống hạt ngô lai F1, diện tích sản xuất hàng năm 250 – 300 ha, diện tích sử dụng giống ngô biến đổi gen khoảng 3.000 ha; đồng thời, đẩy mạnh việc đưa các giống ngô mới có năng suất và chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất, nên tỷ lệ sử dụng các giống ngô tiến bộ kỹ thuật đạt tới 95%.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đánh giá: Việc chuyển đổi cơ cấu giống và lịch thời vụ đã và đang góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho diện tích sản xuất nông nghiệp. Đơn cử như vụ đông xuân 2020-2021 vừa qua, thu nhập bình quân đạt 45,6 triệu đồng/ha. Lợi nhuận bình quân của một số cây trồng chính đạt khá, như: lúa 25,8 triệu đồng/ha/vụ, ngô 15,5 triệu đồng/ha/vụ, ớt 164 triệu đồng/ha/vụ, khoai tây 106 triệu đồng/ha/vụ… Ngoài ra, việc chuyển đổi cơ cấu giống và lịch thời vụ còn giúp tạo quỹ thời gian, quỹ đất để bà con sản xuất vụ đông, từ đó nâng cao giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cho diện tích sản xuất nông nghiệp.
Bảo đảm an toàn cho ngư dân trong mùa mưa bão
Theo dự báo của cơ quan chức năng, mùa mưa bão năm nay sẽ diễn biến phức tạp. Do vậy, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp cùng các đơn vị liên quan triển khai nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Phước Tỉnh tặng áo phao cho ngư dân.
KHÔNG CHỦ QUAN, LƠ LÀ
Đồn Biên phòng Phước Tỉnh phụ trách hơn 1.850 tàu cá của ngư dân xã Phước Tỉnh, Phước Hưng và TT. Long Hải. Trong đó có 1.362 phương tiện đánh bắt xa bờ và hơn 400 tàu cá của các tỉnh lân cận ra vào hoạt động tại địa bàn. Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến khó lường, hiện tượng mưa, lũ, triều cường ngày càng phức tạp, gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân. Tuy nhiên, nhiều ngư dân còn chủ quan, thậm chí ra khơi ngay khi có áp thấp nhiệt đới; khả năng tiếp cận và xử lý thông tin cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới của một số thuyền trưởng còn hạn chế. Do đó, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Phước Tỉnh đã tích cực kiểm soát người, phương tiện ra vào làm ăn; thường xuyên thông tin liên lạc, thông báo về tình hình bão, áp thấp nhiệt đới để các ngư dân biết, đồng thời tăng cường tuyên truyền về an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn trên biển, cũng như những phương án ứng phó cần thiết khi có tình huống đột xuất xảy ra.
Đại úy Bùi Đình Tâm, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Phước Tỉnh cho biết, xác định việc chủ động phương án ứng phó trong mùa mưa bão, phòng ngừa tai nạn trên biển là vô cùng quan trọng. Do vậy, thời gian qua đơn vị luôn theo dõi tình hình thời tiết để hướng dẫn tàu thuyền và chủ các phương tiện di chuyển tránh trú an toàn khi có bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra; chủ động tổ chức lực lượng sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn phương tiện bị nạn trên biển; duy trì các kíp trực, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tàu cá trước khi xuất bến. Với những tàu cá không bảo đảm đủ trang thiết bị cứu hộ, BĐBP hướng dẫn, yêu cầu bổ sung đầy đủ theo quy định mới được ra khơi.
Bên cạnh đó, từ năm ngoái đến nay, Đồn Biên phòng Phước Tỉnh còn vận động kinh phí để tặng 200 phao tròn, 200 chiếc áo phao, 200 bộ tài liệu tuyên truyền biển, đảo cho ngư dân trên địa bàn. Phối hợp với Trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực III tuyên truyền cho cán bộ các ấp, khu phố và ngư dân về biển đảo, an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn.
Tại Hải đội Biên phòng 2 (đơn vị nòng cốt trong công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển của BĐBP tỉnh), những ngày này, đơn vị luôn túc trực 24/24 để tiếp nhận thông tin báo nạn của ngư dân. Khi ngư dân báo nạn, đơn vị lập tức xác định tọa độ nơi tàu gặp nạn, sự cố của tàu, nhiên liệu và lương thực thực phẩm trên tàu... để có biện pháp ứng cứu kịp thời, đồng thời giữ liên lạc với tàu thuyền gặp nạn để nắm bắt tình hình, động viên ngư dân trong thời gian chờ lực lượng đến ứng cứu. Ngoài ra, đơn vị còn chú trọng rèn luyện kỹ năng xử lý các tình huống, cứu hộ, cứu nạn, nhất là trong điều kiện mưa bão, lũ lụt, sạt lở vùng ven biển, chú trọng bảo quản, bảo dưỡng tốt tàu thuyền, vũ khí trang bị kỹ thuật và các trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn.
Theo Đại tá Đào Quang Hiển, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP tỉnh, trên địa bàn tỉnh có gần 6.000 tàu cá, trong đó có 3.000 tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ. Do vậy, công tác cứu hộ, cứu nạn để giúp ngư dân vươn khơi bám biển được lực lượng BĐBP hết sức chú trọng. Ngay từ đầu năm, BĐBP tỉnh đã chỉ đạo cho các đồn, trạm, hải đội chủ động xây dựng nghị quyết, kế hoạch về công tác phòng chống mưa bão, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển sát với tình hình thực tế của đơn vị, địa bàn quản lý. Đồng thời quán triệt, triển khai đến từng đơn vị thường xuyên tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ luyện tập theo từng phương án, tình huống tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển, phối hợp với các ngành chức năng liên quan và chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn bà con ngư dân cách phòng tránh thiên tai và cách xử lý sự cố trên biển.
BẢO ĐẢM THÔNG TIN LIÊN LẠC THÔNG SUỐT
Ngoài các biện pháp nêu trên của lực lượng biên phòng, nhằm bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt giữa tàu thuyền của ngư dân với đất liền, nhất là trong thời điểm mưa bão thường xuyên xảy ra như hiện nay, Đài thông tin duyên hải (TTDH) Vũng Tàu (hẻm 259 Lê Hồng Phong, phường 8, TP.Vũng Tàu) luôn bố trí nhân viên trực canh 24/7 và 7 ngày/tuần để kết nối liên lạc với ngư dân, cũng như những thuyền viên đang hành trình trên biển. Trong trường hợp cấp cứu, khẩn cấp, ngư dân chỉ cần gọi Đài TTDH Vũng Tàu trên tần số thoại 7903 kHz hoặc gọi ngay trên kênh thoại 16 VHF, nhân viên trực canh sẽ tiếp nhận và chuyển thông tin tới Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III để có những biện pháp ứng cứu kịp thời, đồng thời phát thông báo tới các tàu hoạt động trong khu vực tàu bị nạn tăng cường quan sát và tìm kiếm cứu nạn.
Theo ông Lương Trường Phi, Phó Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III, trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản trên biển, nếu xảy ra bất cứ sự cố nào liên quan đến người và phương tiện, ngư dân cần bình tĩnh, đồng thời nhanh chóng liên lạc với Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III qua đường dây nóng 02543.850.950. Đối với phương tiện có trang bị máy thu phát vô tuyến MF/HF ICOM có thể phát thông tin cấp cứu trên tần số 7903 kHz, các thông tin yêu cầu trợ giúp sẽ được các đài thông tin duyên hải (32 đài trực canh 24/24h) trải dài theo bờ biển từ Móng Cái đến mũi Cà Mau sẽ tiếp nhận, trợ giúp và chuyển đến các Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn để có các biện pháp, phương án ứng cứu kịp thời. Trong trường có người bị thương, cần tiến hành sơ cứu kịp thời và đưa vào điểm có cơ sở y tế để chăm sóc, chữa trị.
Đại tá Đào Quang Hiển, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh thông tin thêm, BĐBP tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các ban, ngành địa phương, lực lượng chức năng nắm chắc tình hình thời tiết, số lượng tàu hoạt động trên vùng biển, tình hình xảy ra va chạm, tai nạn... để có phương án tìm kiếm, cứu nạn, giảm thiểu thiệt hại do tai nạn gây ra. Tăng cường tuyên truyền kiến thức về bảo đảm an toàn cho ngư dân khi lao động trên biển, đồng thời kiên quyết không cho xuất bến đối với các phương tiện không trang thiết bị đủ các thiết bị bảo hộ hoặc không đủ giấy tờ hợp lệ về các điều kiện hoạt động trên biển của phương tiện.
Phòng tránh cây gãy đổ vào mùa mưa Từ sự cố giông lốc chiều 5/6 khiến hàng loạt cây xanh trên địa bàn TP. Vũng Tàu gãy đổ, các địa phương khác cũng đang tập trung rà soát lại các chủng loại cây, đánh giá nguy cơ chịu giông lốc và đẩy nhanh việc thực hiện các giải pháp phòng chống cây xanh gãy đổ trong mùa mưa bão. Cây cổ...