Kết quả bầu cử giữa kỳ ở Mỹ có thể tác động tới chính sách năng lượng
Chương trình giới hạn mức khí thải của bang Oregon, mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của bang Maryland và trợ cấp cho chương trình năng lượng mặt trời tại Arizona, tất cả đều trong tình cảnh bấp bênh trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp diễn ra.
Một cơ sở dự trữ dầu thô tại Cushing, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, khi toàn nước Mỹ đang thiếu vắng một chiến lược chung về khí hậu, các địa phương đã tự đưa ra những chính sách riêng. Nhiều bang đã cam kết không phát thải khí nhà kính vào năm 2050 và kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề môi trường, xã hội và quản trị (ESG) mua trái phiếu chính quyền địa phương để hỗ trợ cho những dự án đó.
Tại một số bang, cử tri lo lắng về chi phí năng lượng tăng, trong khi các bang khác phải đối mặt với chất lượng không khí kém và mức khí thải cao.
Thông qua Đạo luật Giảm lạm phát liên bang, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang tìm cách giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào nhiên liệu hóa thạch cũng như sự phụ thuộc vào thị trường dầu khí toàn cầu đầy biến động để cắt giảm lượng khí thải.
Trong khi những người ủng hộ nhiên liệu hóa thạch hối thúc Washington sản xuất dầu và khí đốt của riêng mình nhiều hơn, thì vẫn có những người ủng hộ phát triển nhiều hơn các nguồn tài nguyên tái tạo.
Tại bang Oregon, cuộc đua gay cấn tới ghế thống đốc sẽ quyết định liệu bang này có thể duy trì chương trình giới hạn lượng khí thải đã được kích hoạt trong năm nay theo lệnh của Thống đốc Kate Brown, một thành viên của đảng Dân chủ, hay không.
Ứng viên tranh cử của đảng Cộng hòa Christine Drazan cho biết bà sẽ xóa bỏ chương trình này ngay ngày đầu tiên nếu được đắc cử. Theo giám đốc phụ trách truyền thông John Burke, bà Drazan tin rằng chương trình giới hạn lượng khí thải sẽ đẩy giá xăng tăng cao, đe dọa tới thị trường việc làm và ít đem lại lợi ích cho môi trường.
Video đang HOT
Một trạm xăng ở Alhambra, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Marylan, ứng viên đảng Dân chủ cho vị trí thống đốc bang Wes Moore – người đang có ưu thế giành chiến thắng – cho biết ông sẽ ông sẽ nhanh chóng triển khai kế hoạch của nhà nước tạo ra 100% năng lượng sạch trước thời hạn năm 2035. Hiện khoảng 42% sản lượng điện của bang sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch.
Tại bang Arizona, người ngồi vào 2 ghế trong Ủy ban Hội đồng bang gồm năm thành viên sẽ được xác định sau ngày 8/11.
Hiện đảng Cộng hòa đang giành quyền kiểm soát ủy ban này với tỷ lệ 3-2. Troy Rule, Trưởng khoa Luật của Đại học Bang Arizona, cho biết nếu như tỷ lệ này bị đảo ngược, chính quyền bang có thể ra lệnh tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo.
“Kết quả này có thể mở ra cánh cửa cho việc gia tăng mức tiêu chuẩn năng lượng tái tạo của bang, ở mức 15% vào năm 2025″, ông Rule nói.
Theo số liệu của Bộ Năng lượng Mỹ, tỷ lệ dùng năng lượng tái tạo tạo ra điện năng tại Arizona đang thua xa hầu hết các bang lân cận, với 12%. Các bang lân cận như New Mexico và California đều ghi nhận lần lượt ở mức 25% và 48%.
Lauren Kuby, một ứng viên đảng Dân chủ, cho biết bà sẽ ủng hộ việc Arizona chuyển sang 100% năng lượng tái tạo vào năm 2035, khi cho rằng điều này sẽ mang đến giá điện rẻ hơn, lưới điện mạnh hơn, cũng như người dân địa phương được trả lương tốt hơn.
Trong khi đó, các ứng cử viên đảng Cộng hòa là Kevin Thompson và Nick Myers thì cho rằng công nghệ hiện tại không hỗ trợ việc chuyển đổi nhanh chóng sang sử dụng năng lượng sạch hoàn toàn và từ đó có thể khiến mạng lưới điện của Arizona trở nên bất ổn, làm tăng chi phí.
Theo ông Rule, nếu đảng Cộng hòa giành chiến thắng, triển vọng tiến bộ đối với chính sách năng lượng tái tạo của Arizona sẽ tạm ngừng trong vài năm tới.
Sự kiểm soát của một đảng tại quốc hội cũng có thể ảnh hưởng đến việc phát hành trái phiếu đô thị bền vững. Những trái phiếu này được sử dụng để xây dựng các dự án điện gió và năng lượng Mặt trời, phong hóa cơ sở hạ tầng và các nỗ lực giảm phát thải khác.
Các nguồn năng lượng đang được tiêu thụ nhiều nhất ở châu Âu
Châu Âu đang chạy đua để tăng cường công suất năng lượng tái tạo, nhưng nhiều quốc gia vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Đa số các nước châu Âu vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Ảnh: AFP
Theo trang tin ZeroHedge.com ngày 16/10, phần lớn châu Âu đã tự đặt ra mục tiêu chuyển đổi từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nặng nề và hướng tới các nguồn năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra, dù có một số thay đổi về các loại năng lượng trên toàn khối, nhiên liệu hóa thạch vẫn là nguồn năng lượng mà lục địa này phụ thuộc vào nhiều nhất.
Mặc dù vậy, vẫn có một số ngoại lệ: Pháp, quốc gia nổi bật về việc sử dụng năng lượng hạt nhân và Đan Mạch, quốc gia chủ yếu dựa vào năng lượng tái tạo - đặc biệt là năng lượng gió.
Trong khi đó, Iceland, Na Uy và Thụy Điển là những quốc gia duy nhất ở châu Âu chủ yếu dựa vào thủy điện.
Ở Iceland và Na Uy, thủy điện chiếm hơn 60% nguồn cung cấp năng lượng của hai nước.
Dùng gỗ để vượt qua mùa Đông?
Theo Euronews, trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng trên toàn châu Âu, Trung tâm dự báo thời tiết châu Âu (Range Weather Forecasts), một cơ quan liên chính phủ độc lập, đã cảnh báo vào đầu tháng này rằng, EU đang hướng tới một mùa Đông khó khăn, mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn bởi một đợt lạnh dự kiến trên khắp lục địa do tác động của La Nina, một hiện tượng thời tiết bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ lạnh hơn ở Thái Bình Dương.
Với dự báo về hóa đơn năng lượng tăng vọt, ngày càng nhiều người châu Âu chuyển sang dùng củi để sưởi ấm trong mùa Đông này. Điều này khiến giá củi đang leo thang và đặt ra các vấn đề môi trường lớn.
Các cơ quan chính phủ trên khắp châu Âu đã bày tỏ lo ngại về vấn đề khai thác gỗ trái phép. Chính phủ Hungary đã cấm xuất khẩu viên nén cho bếp sưởi (một loại gỗ mùn cưa dạng viên nén - pellet) và đưa ra các quy định về môi trường nhằm ngăn chặn việc khai thác gỗ trong các khu rừng được bảo vệ.
Theo Bloomberg, giá gỗ nén (cháy tốt hơn củi thông thường) đã tăng gần gấp đôi lên 600 euro/tấn ở Pháp.
Ở Bulgaria, nơi phụ thuộc nhiều vào việc củi đốt đối với hầu hết các hộ gia đình, giá cũng đã tăng gấp đôi lên gần 100 euro/mét khối. Ở Ba Lan được ghi nhận vào tháng trước giá củi đã tăng gấp đôi trong năm nay trong khi tờ Telegraph đưa tin vào tháng 8 rằng doanh số bán củi ở Anh đã tăng gấp 5 lần trong năm nay.
Vào tháng 7, EU cũng đã cấm nhập khẩu gỗ và viên nén của Nga, nhưng các nhà vận động cảnh báo rằng những người nghèo nhất sẽ chịu áp lực từ giá tăng vọt, đặc biệt là những người ở Trung và Đông Âu, nơi các hộ gia đình thu nhập thấp có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào củi thay vì khí đốt.
Trong bối cảnh đổ xô đi tìm gỗ, vấn đề môi trường cũng được đặt ra. Một số nhà khoa học và nhà hoạt động từ lâu đã lập luận rằng đốt củi thải ra nhiều ô nhiễm carbon trên một đơn vị năng lượng hơn.
Ô nhiễm không khí từ nhiên liệu hóa thạch và đốt củi trong nhà gây ra 27 tỷ euro chi phí liên quan đến sức khỏe mỗi năm cho xã hội trên toàn EU và Anh, theo một nghiên cứu được công bố vào đầu năm nay của Liên minh Y tế Công cộng châu Âu.
Năng lượng tái tạo giúp đáp ứng đủ nhu cầu điện của thế giới Sản lượng điện sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch đã không tăng thêm 4% nhờ các nguồn năng lượng tái tạo đáp ứng đủ nhu cầu điện gia tăng của thế giới trong nửa đầu năm nay. Đây là kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Năng lượng Ember của trụ sở tại Anh công bố ngày 5/10. Những tuabin gió...